Nội dung thư

Friday, October 2, 2020

* Đèn UV diệt Corona Virus


 

 

 

Vo Vi website: 
http://www.voviphatphap.org/
 

Date: Thu, Sep 24, 2020 at 2:06 PM

Subject:Công ty Nhật Bản phát triển đèn UV đầu tiên tiêu diệt coronavirus một cách an toàn

(Google dịch)

 Bởi Yaron Steinbuch

Thursday, October 1, 2020

* Bức tường TRUMP

Đây là lần đầu tiên toàn bộ bức tường biên giới của TT Trump được quay phim ! Không chỉ một vài đoạn quay quảng bá, mà TẤT CẢ việc xây dựng diễn ra từ San Diego, California đến Brownsville, Texas. Giờ đây nó là dự án xây dựng lớn nhất ở Hoa Kỳ, nó có thể là lớn nhất trên thế giới khi tính theo tổng sản lượng mỗi năm. 97% những gì bạn sẽ thấy là nội dung quay phim của riêng tôi. Chỉ cần một anh chàng bỏ 10 ngày trên đường biên giới với một số drones (máy bay nhỏ không người lái) và một chiếc xe tải nhỏ. Mục đích của việc làm này của tôi là để trình bày sự mênh mông của công trình xây dựng, niềm tự hào dân tộc trổi dậy khi quan sát sự khéo léo của người Mỹ trong sự vinh quang toàn vẹn của nó, và làm nổi bật sự cực kỳ "thiếu trí tưởng tượng, sự méo mó diễn tả của giới truyền thông" của chúng ta( khi họ tự cho rằng đang nói sự thật.) Một cách xa xôi hơn, tôi mong muốn rằng những người ủng hộ chính sách củng cố biên giới nên mở xem video này để biết rằng giờ đây nạn nhập cư bất hợp pháp đã chết, và sẽ được thay thế bằng đường lối nhập cư hợp pháp vinh quang như những người thân của tôi đã đi qua "Đảo Ellis" vào năm 1808.

  

 

Wednesday, September 23, 2020

Cộng Hoà hay Dân Chủ

 Lời giới thiệu: 

Hai bài trước tôi viết về chính trị tại Mỹ và hiện tượng yêu ghét Tổng thống Trump, có người chụp ngay cho tôi cái mũ cuồng Trump, rồi nhóm Sáng Tỏ thực hành "dân chủ" bằng cách kẻ nói tôi không đọc báo (cánh Tả), người nói tôi sao ở Úc xen vào chuyện nước Mỹ vân vân và vân vân.

Hôm nay nhận được bài viết dưới của tác giả Sơn Hà giải thích rất rõ về Cộng Hòa và Dân Chủ, về tả, hữu và bảo thủ, về nền tảng chính trị của nước Mỹ thật bổ ích xin gởi đến quý vị.
Kính mến
Nguyễn Quang Duy

Hoa Kỳ Là Một Quốc Gia Cộng Hoà Chứ Không Phải Dân Chủ

Sơn Hà (July.2020)

Hoạ Trung Cộng...

 

Toàn văn diễn văn của Ngoại trưởng Mỹ: Họa Trung Cộng và sứ mạng của chúng ta

  • Trần Minh
  • Thứ Bảy, 25/07/2020 • 38 Lượt Xem

(Bài phát biểu của ông Mike Pompeo được nói tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon, thành phố Yorba Linda, bang California hôm 23/7/2020. Bài dịch dưới đây lược bỏ một số đoạn giới thiệu không quan trọng ở phần mở đầu.)

Ngoại trưởng Mỹ Mike PompeoNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: lev radin/ShutterStock)

***

Thật là một vinh dự khi được ở đây, Yorba Linda, nơi mà cha của Nixon đã dựng một căn nhà nơi cố tổng thống sinh ra và lớn lên. 

Chuyện kể của chồng

AdminTD

Phạm Thanh Nghiên


Thí nghiệm XHCN

Một giáo sư kinh tế ở một trường đại học Mỹ cho biết ông chưa từng đánh rớt sinh viên nào, nhưng đã từng đánh rớt hết cả một lớp học.

Vì học sinh lớp này kiên quyết cho rằng, một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo, và đó là một xã hội tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói:

 Ảnh Internet 

Bầu cử hay khủng hoảng dân chủ ở Mỹ?

Nguyễn Quang Duy

Đại Hội đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa đã kết thúc, cuộc đua giành chức Tổng thống chính thức bắt đầu và rõ ràng hai bên có hai cách tranh cử đối nghịch nhau.

Một bên coi ông Trump là độc tài, gia đình trị, không biết điều hành để nước Mỹ chìm trong “thời kỳ đen tối” và chỉ có ông Biden mới có thể “cứu nguy dân tộc”.

Ảnh Internet 

Monday, June 3, 2019

* Nghệ thuật sashimi Nhật Bản

Nghệ thuật sashimi Nhật Bản độc đáo đến mức nhìn thoáng qua không ai nghĩ tác phẩm này được làm từ cá
Nhật Bản vốn dĩ đã nổi tiếng về sự tinh tế trong món ăn, thế nhưng sashimi được trang trí đẹp đến mức độ này thì đúng là cả một nghệ thuật.
Trang trí món ăn đẹp mắt, sang trọng là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản. Chính sự công phu, kỳ công, tỉ mỉ này đã khiến cho món ăn Nhật Bản dù đơn giản nhất cũng trở nên thu hút và hấp dẫn ngay. Và một trong những nghệ thuật tinh tế đó được gọi là "Tsurumori" có nghĩa là "sắp xếp hình hạc" với món sashimi, tức là người đầu bếp sử dụng những lát cá trắng sắp xếp sao cho thành hình dạng con hạc đang vươn cánh bay.



Wednesday, December 19, 2018

* Nhìn lại Chủ nghĩa Cộng sản sau hơn 100 năm

Mục sư Tiến sĩ Phan Phước Lành 2018-12-18


Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.
AFP

“Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách.” Mỗi người Việt, dầu ở vị trí nào, cũng phải có trách nhiệm với đất nước và dân tộc mình. Tôi viết và phổ biến bài viết này sau thời gian dài suy tư về vận mệnh dân tộc và mong ước thấy sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam yêu dấu. Chúc mừng đội tuyển Việt Nam vừa đoạt CUP 2018 AFF Suzuki và mong ước Việt Nam đổi mới trên mọi bình diện không chỉ riêng lãnh vực bóng đá.

NGUỒN GỐC

Chủ Nghĩa Cộng Sản đã có mặt chính thức với quyền lực trên 100 năm qua kể từ khi những người Bôn-sê-vích nổi dậy giành chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917 và thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (Liên Xô). Bôn-sê-vích, có nghĩa là nhóm đa số trong Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga theo chủ nghĩa Mác, đã loại bỏ Men-sê-vích, có nghĩa là nhóm thiểu số, theo khuynh hướng ôn hòa, vào Đại Hội Đảng năm 1903. Sau khi loại bỏ nhóm thiểu số, nhóm Bôn-sê-vích đã trở thành Đảng Cộng Sản Nga.

Cụm từ Chủ Nghĩa Cộng Sản được xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 khi triết gia Victor d’Hypay (1746-1818) viết trong quyển sách “Projet De Communauté Philosophe” (1777) đưa ra một khái niệm “tập thể.” Ông viết “tập thế ấy cùng chia sẻ kinh tế và sản phẩm chung, như thế mọi người sẽ được hưởng theo nhu cầu của mình.” Với mô hình này, điều kiện cần thiết là những người ở trong một tập thể lớn đó phải sống dựa trên triết lý vật chất chỉ là tạm bợ và vô nghĩa. Họ coi nhẹ vật chất, chỉ cần “đủ ăn đủ mặc là thỏa lòng” theo như tinh thần của Kinh thánh 1Timothy 6:8 dạy.

Người thứ hai cũng thường được nhắc đến như một tác nhân tiên phong cho khái niệm Cộng Sản là triết gia người Anh, Sir Thomas More (1478-1535). Ông cho rằng một xã hội tốt đẹp khi tất cả tài sản là của chung và được quản trị bởi một nhóm người được tín nhiệm để phân phối vật chất tùy theo nhu cầu của từng người. Điều kiện cần thiết ở đây là nhóm người quản trị đó phải thật sự thanh liêm và công chính.


Hình minh họa. Những người theo đạo Thiên Chúa dự một lễ chiều ở nhà thờ Manila hôm 13/4/2017 AFP
Dựa trên ý niệm này, Chủ Nghĩa Cộng Sản có nghĩa là một cộng đồng dân chúng sống chung hòa với nhau trong cùng một lối sống và mọi người đều bình đẳng trong xã hội. Mô hình sống chung này được thể hiện rõ nét trong giai đoạn đầu của Hội Thánh của Chúa Giê-su, vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất. “Những người tin Chúa Giê-su đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà” (Sách Công Vụ 2:44-46). Hội Thánh ban đầu làm được điều này là vì ba lý do chính sau: (1) Họ xem nhẹ vật chất và nặng phần tâm linh; (2) Họ tin rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại ngay cho nên sẳn sàng sống vì Chúa trong mọi đàng ngay cả bán điền sản để làm của chung; (3) Số lượng của họ còn nhỏ, vài ngàn người, cho nên rất dễ quản trị.

SỰ HÌNH THÀNH

Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ giữa thế kỷ thứ 18 đến giữa thế kỷ thứ 19. Trong giai đoạn này, nền kinh tế dựa vào tay chân và qui mô nhỏ đã được thay thế bằng máy móc và qui mô lớn. Các nghành công nghiệp như sản xuất máy móc, dệt, năng lượng, sắt thép, đường sắt, kênh đào giao thông, động cơ hơi nước… đã đưa Châu Âu vào thời đại công nghiệp. Đây là lúc chuyển đổi của Chế Độ Phong Kiến sang Chế Độ Tư Bản. Những công xưởng sản xuất được thành hình đi kèm theo chế độ lao động, sinh ra giai cấp chủ nhân và giai cấp công nông. Sự khác biệt quyền lợi và quyền hạn của hai giai cấp tạo nên khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. Điều này khiến các cuộc cách mạng vô sản nổ ra. Tiêu biểu là Cách Mạng Pháp (1789-1799), gieo hạt giống của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Xã Hội.

Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) là hai lý thuyết gia đã sinh ra triết lý Marxist. Triết lý này đổ lỗi cho sự khác biệt về quyền hạn và quyền lợi giữa giai cấp chủ nhân (tư bản) và công nông (vô sản) là do Chủ Nghĩa Tư Bản, thiểu số những người giàu làm chủ các công ty của nền công nghiệp và nắm quyền của xã hội. Đến năm 1848, hai ông đã đi đến chỗ cực đoan trong triết lý của mình là đưa ra Tuyên Ngôn Cộng Sản (ngày 21 tháng 2 năm 1848).

Người Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp cách quyết liệt để triệt hạ toàn bộ thành phần tư sản trong xã hội. Tuyên Ngôn Cộng Sản viết, “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.


Hình minh họa. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Nga đứng cạnh hình Vladimir Lenin trong một buổi tuần hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik 1917. AFP

Người Cộng Sản đặt thế giới Cộng Sản lên trên quyền lợi của đất nước mình và luôn tranh giành quyền lãnh đạo độc tôn. “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.”

Tuyên ngôn này cũng đưa ra mười phương cách xóa bỏ Chủ Nghĩa Tư Bản và thành lập Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất và mướn đất của tư nhân, trao nộp hết vào mục đích công của nhà nước.
Áp dụng thuế cấp tiến.
Xoá bỏ quyền thừa kế.
Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ chống đối.
Tập trung tín dụng vào tay nhà nước, thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
Tập trung tất cả các phương tiện truyền thông và vận tải vào trong tay nhà nước.
Tăng thêm số công xưởng và công cụ sản xuất bởi nhà nước; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
Kết hợp nông nghiệp và công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

10. Giáo dục công cộng và miễn phí cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản phẩm công nghiệp.

Tuyên Ngôn Cộng Sản đã trở thành kim chỉ nam cho những người cộng sản Bôn-sê-vích vào đầu thế kỷ 20 và họ đã cướp được chính quyền tại Nga nhờ dựa vào lực lượng công nông. Sự khác biệt giàu nghèo đưa đến sự căm tức của giai cấp công nông và được khích động bởi triết lý Cộng Sản, những người Bôn-sê-vích đã khơi bừng lên lòng thù hận và tranh giành quyền lực. Nhờ vào sự kết thúc của Thế Chiến Thứ Hai và Chiến Tranh Độc Lập của các thuộc địa, người Cộng Sản đã cướp được chính quyền thêm nhiều nơi trên thế giới như Đông Đức, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Bắc Hàn, Campuchia …

HẬU QUẢ

Tại Nga: Xã hội Nga giai đoạn đầu dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa, sinh ra hai hệ cấu trúc xã hội: Cộng Sản ở thành thị và Tư Bản ở nông thôn. Tại nông thôn, các điền chủ vẫn tồn tại và tạo nên một thế lực ngăn cản sự xóa bỏ quyền sở hữu đất tư nhân để quốc hữu hóa đất vào tay nhà nước. Vì thế dưới thời Lê-nin và đặc biệt là Stalin, đã có chính sách tận diệt các điền chủ. Theo “The Black Book of Communism” “Quyển Sách Đen của Chủ Nghĩa Cộng Sản,” dưới thời Lê-nin đã giết chừng 1.5 triệu người trong chiến dịch tận diệt điền chủ. Tồi tệ hơn là dưới thời Stalin, chỉ trong năm 1937 và 1938 đã có trên 1.5 triệu người bị giết, trong đó có 700,000 bị xử bắn. Năm 1936 có hơn 5 triệu người Nga bị giam trong các tù cải tạo. Vì muốn tiến nhanh lên công nghiệp hóa cho nên Stalin đã tạo ra cơn đói năm 1932-33, có chừng 8 triệu người chết, được biết dưới tên “Holodomor.”


Lenin phát biểu tại Quảng trường Uritsky ở Petrograd hôm 19/7/1920AFP

Tại Trung Quốc: Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng Sản cướp chính quyền vào năm 1949, lập ra nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (the People’s Republic of China). Chính sách hợp tác xã và tập trung vào công nghiệp hóa đã khiến cho 30 đến 40 triệu người chết vì đói. Ông cũng giết nhiều người thuộc giới trí thức và tư sản. Câu nói để đời của Mao, “Tần Thủy Hoàng chôn sống 460 học giả, nhưng chúng ta đã chôn sống 46.000 (46 ngàn) học giả.”

Theo số liệu của Victims of Communism Memorial Foundation (Tổ Chức Tưởng Nhớ Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản), gần 100 triệu người chết vì nạn Cộng Sản qua đấu tố giết hại, thanh trừng, giết trực tiếp, thủ tiêu, đói chết… và được chia theo các quốc gia như sau:
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: 65 triệu
Liên Xô: 30 triệu
Cam-pu-chia: 2 triệu
Bắc Hàn: 2 triệu
Phi Châu: 1.7 triệu
Áp-ga-nis-tan: 1.5 triệu
Đông Âu: 1 triệu
Việt Nam: 1 triệu
Châu Mỹ La-tin: 150,000

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

* InSight thành công xuống sao Hỏa

NASA đáp tàu vũ trụ InSight thành công xuống sao Hỏa
Nguồn: Báo Mai Ngày đăng: 2018-11-27


Tàu vũ trụ InSight của NASA đã đáp thành công xuống sao Hỏa hôm 26/11.

Tàu vũ trụ InSight của NASA đã đáp thành công xuống sao Hỏa hôm 26/11 và đã gửi những hình ảnh đầu tiên chụp được từ hành tinh đỏ về trái đất chỉ vài phút sau khi hạ cánh, theo hãng tin Reuters.



Đây là lần đầu tiên một tàu thám hiểm không gian hạ cánh thành công xuống sao Hỏa từ khi robot thăm dò Curiosity tới hành tinh đỏ này hồi tháng 8/2012, theo NASA.



Tín hiệu xác nhận InSight tiếp đất truyền về trái đất lúc 3 giờ kém chiều ngày 26/11, giờ miền Đông Hoa Kỳ. các chuyên gia và giới chức NASA tại trung tâm kiểm soát ở gần Los Angeles reo hò mừng rỡ khi nhận được tín hiệu InSight đáp thành công.

Ông Jim Bridenstine, giám đốc cơ quan không gian NASA, được Washington Post trích lời nói: “Thật là một ngày tuyệt vời cho đất nước chúng ta.”



Nhân NASA vui mừng khi tàu InSight đáp thành công xuống sao Hỏa hôm 26/11/2018.Cũng như những nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa trước, InSight phải vượt qua “7 phút tử thần” – thời gian cần thiết để một con tàu đi xuyên qua bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa với vận tốc siêu thanh trước khi giảm tốc độ và hạ cánh.



Tàu InSight tiếp cận bầu khí quyển sao Hỏa ở vận tốc lên đến hơn 19.300 km/h, lao xuống với góc nghiêng phù hợp trước khi giảm xuống chỉ còn khoảng 8km/h và cuối cùng là dừng hẳn khi đổ bộ xuống bề mặt.



Tàu vũ trụ InSight là dự án quốc tế trị giá một tỷ đôla khởi hành ngày 5/5 từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Đây là lần cất cánh đầu tiên của một phi vụ liên hành tinh từ bờ Tây nước Mỹ.



NASA’s InSight Craft Lands On Mars After Nail-Biting Descent | TODAY