Nội dung thư

Wednesday, December 19, 2018

* Nhìn lại Chủ nghĩa Cộng sản sau hơn 100 năm

Mục sư Tiến sĩ Phan Phước Lành 2018-12-18


Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.
AFP

“Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách.” Mỗi người Việt, dầu ở vị trí nào, cũng phải có trách nhiệm với đất nước và dân tộc mình. Tôi viết và phổ biến bài viết này sau thời gian dài suy tư về vận mệnh dân tộc và mong ước thấy sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam yêu dấu. Chúc mừng đội tuyển Việt Nam vừa đoạt CUP 2018 AFF Suzuki và mong ước Việt Nam đổi mới trên mọi bình diện không chỉ riêng lãnh vực bóng đá.

NGUỒN GỐC

Chủ Nghĩa Cộng Sản đã có mặt chính thức với quyền lực trên 100 năm qua kể từ khi những người Bôn-sê-vích nổi dậy giành chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917 và thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (Liên Xô). Bôn-sê-vích, có nghĩa là nhóm đa số trong Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga theo chủ nghĩa Mác, đã loại bỏ Men-sê-vích, có nghĩa là nhóm thiểu số, theo khuynh hướng ôn hòa, vào Đại Hội Đảng năm 1903. Sau khi loại bỏ nhóm thiểu số, nhóm Bôn-sê-vích đã trở thành Đảng Cộng Sản Nga.

Cụm từ Chủ Nghĩa Cộng Sản được xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 khi triết gia Victor d’Hypay (1746-1818) viết trong quyển sách “Projet De Communauté Philosophe” (1777) đưa ra một khái niệm “tập thể.” Ông viết “tập thế ấy cùng chia sẻ kinh tế và sản phẩm chung, như thế mọi người sẽ được hưởng theo nhu cầu của mình.” Với mô hình này, điều kiện cần thiết là những người ở trong một tập thể lớn đó phải sống dựa trên triết lý vật chất chỉ là tạm bợ và vô nghĩa. Họ coi nhẹ vật chất, chỉ cần “đủ ăn đủ mặc là thỏa lòng” theo như tinh thần của Kinh thánh 1Timothy 6:8 dạy.

Người thứ hai cũng thường được nhắc đến như một tác nhân tiên phong cho khái niệm Cộng Sản là triết gia người Anh, Sir Thomas More (1478-1535). Ông cho rằng một xã hội tốt đẹp khi tất cả tài sản là của chung và được quản trị bởi một nhóm người được tín nhiệm để phân phối vật chất tùy theo nhu cầu của từng người. Điều kiện cần thiết ở đây là nhóm người quản trị đó phải thật sự thanh liêm và công chính.


Hình minh họa. Những người theo đạo Thiên Chúa dự một lễ chiều ở nhà thờ Manila hôm 13/4/2017 AFP
Dựa trên ý niệm này, Chủ Nghĩa Cộng Sản có nghĩa là một cộng đồng dân chúng sống chung hòa với nhau trong cùng một lối sống và mọi người đều bình đẳng trong xã hội. Mô hình sống chung này được thể hiện rõ nét trong giai đoạn đầu của Hội Thánh của Chúa Giê-su, vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất. “Những người tin Chúa Giê-su đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà” (Sách Công Vụ 2:44-46). Hội Thánh ban đầu làm được điều này là vì ba lý do chính sau: (1) Họ xem nhẹ vật chất và nặng phần tâm linh; (2) Họ tin rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại ngay cho nên sẳn sàng sống vì Chúa trong mọi đàng ngay cả bán điền sản để làm của chung; (3) Số lượng của họ còn nhỏ, vài ngàn người, cho nên rất dễ quản trị.

SỰ HÌNH THÀNH

Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ giữa thế kỷ thứ 18 đến giữa thế kỷ thứ 19. Trong giai đoạn này, nền kinh tế dựa vào tay chân và qui mô nhỏ đã được thay thế bằng máy móc và qui mô lớn. Các nghành công nghiệp như sản xuất máy móc, dệt, năng lượng, sắt thép, đường sắt, kênh đào giao thông, động cơ hơi nước… đã đưa Châu Âu vào thời đại công nghiệp. Đây là lúc chuyển đổi của Chế Độ Phong Kiến sang Chế Độ Tư Bản. Những công xưởng sản xuất được thành hình đi kèm theo chế độ lao động, sinh ra giai cấp chủ nhân và giai cấp công nông. Sự khác biệt quyền lợi và quyền hạn của hai giai cấp tạo nên khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. Điều này khiến các cuộc cách mạng vô sản nổ ra. Tiêu biểu là Cách Mạng Pháp (1789-1799), gieo hạt giống của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Xã Hội.

Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) là hai lý thuyết gia đã sinh ra triết lý Marxist. Triết lý này đổ lỗi cho sự khác biệt về quyền hạn và quyền lợi giữa giai cấp chủ nhân (tư bản) và công nông (vô sản) là do Chủ Nghĩa Tư Bản, thiểu số những người giàu làm chủ các công ty của nền công nghiệp và nắm quyền của xã hội. Đến năm 1848, hai ông đã đi đến chỗ cực đoan trong triết lý của mình là đưa ra Tuyên Ngôn Cộng Sản (ngày 21 tháng 2 năm 1848).

Người Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp cách quyết liệt để triệt hạ toàn bộ thành phần tư sản trong xã hội. Tuyên Ngôn Cộng Sản viết, “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.


Hình minh họa. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Nga đứng cạnh hình Vladimir Lenin trong một buổi tuần hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik 1917. AFP

Người Cộng Sản đặt thế giới Cộng Sản lên trên quyền lợi của đất nước mình và luôn tranh giành quyền lãnh đạo độc tôn. “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.”

Tuyên ngôn này cũng đưa ra mười phương cách xóa bỏ Chủ Nghĩa Tư Bản và thành lập Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất và mướn đất của tư nhân, trao nộp hết vào mục đích công của nhà nước.
Áp dụng thuế cấp tiến.
Xoá bỏ quyền thừa kế.
Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ chống đối.
Tập trung tín dụng vào tay nhà nước, thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
Tập trung tất cả các phương tiện truyền thông và vận tải vào trong tay nhà nước.
Tăng thêm số công xưởng và công cụ sản xuất bởi nhà nước; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
Kết hợp nông nghiệp và công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

10. Giáo dục công cộng và miễn phí cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản phẩm công nghiệp.

Tuyên Ngôn Cộng Sản đã trở thành kim chỉ nam cho những người cộng sản Bôn-sê-vích vào đầu thế kỷ 20 và họ đã cướp được chính quyền tại Nga nhờ dựa vào lực lượng công nông. Sự khác biệt giàu nghèo đưa đến sự căm tức của giai cấp công nông và được khích động bởi triết lý Cộng Sản, những người Bôn-sê-vích đã khơi bừng lên lòng thù hận và tranh giành quyền lực. Nhờ vào sự kết thúc của Thế Chiến Thứ Hai và Chiến Tranh Độc Lập của các thuộc địa, người Cộng Sản đã cướp được chính quyền thêm nhiều nơi trên thế giới như Đông Đức, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Bắc Hàn, Campuchia …

HẬU QUẢ

Tại Nga: Xã hội Nga giai đoạn đầu dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa, sinh ra hai hệ cấu trúc xã hội: Cộng Sản ở thành thị và Tư Bản ở nông thôn. Tại nông thôn, các điền chủ vẫn tồn tại và tạo nên một thế lực ngăn cản sự xóa bỏ quyền sở hữu đất tư nhân để quốc hữu hóa đất vào tay nhà nước. Vì thế dưới thời Lê-nin và đặc biệt là Stalin, đã có chính sách tận diệt các điền chủ. Theo “The Black Book of Communism” “Quyển Sách Đen của Chủ Nghĩa Cộng Sản,” dưới thời Lê-nin đã giết chừng 1.5 triệu người trong chiến dịch tận diệt điền chủ. Tồi tệ hơn là dưới thời Stalin, chỉ trong năm 1937 và 1938 đã có trên 1.5 triệu người bị giết, trong đó có 700,000 bị xử bắn. Năm 1936 có hơn 5 triệu người Nga bị giam trong các tù cải tạo. Vì muốn tiến nhanh lên công nghiệp hóa cho nên Stalin đã tạo ra cơn đói năm 1932-33, có chừng 8 triệu người chết, được biết dưới tên “Holodomor.”


Lenin phát biểu tại Quảng trường Uritsky ở Petrograd hôm 19/7/1920AFP

Tại Trung Quốc: Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng Sản cướp chính quyền vào năm 1949, lập ra nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (the People’s Republic of China). Chính sách hợp tác xã và tập trung vào công nghiệp hóa đã khiến cho 30 đến 40 triệu người chết vì đói. Ông cũng giết nhiều người thuộc giới trí thức và tư sản. Câu nói để đời của Mao, “Tần Thủy Hoàng chôn sống 460 học giả, nhưng chúng ta đã chôn sống 46.000 (46 ngàn) học giả.”

Theo số liệu của Victims of Communism Memorial Foundation (Tổ Chức Tưởng Nhớ Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản), gần 100 triệu người chết vì nạn Cộng Sản qua đấu tố giết hại, thanh trừng, giết trực tiếp, thủ tiêu, đói chết… và được chia theo các quốc gia như sau:
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: 65 triệu
Liên Xô: 30 triệu
Cam-pu-chia: 2 triệu
Bắc Hàn: 2 triệu
Phi Châu: 1.7 triệu
Áp-ga-nis-tan: 1.5 triệu
Đông Âu: 1 triệu
Việt Nam: 1 triệu
Châu Mỹ La-tin: 150,000

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

* InSight thành công xuống sao Hỏa

NASA đáp tàu vũ trụ InSight thành công xuống sao Hỏa
Nguồn: Báo Mai Ngày đăng: 2018-11-27


Tàu vũ trụ InSight của NASA đã đáp thành công xuống sao Hỏa hôm 26/11.

Tàu vũ trụ InSight của NASA đã đáp thành công xuống sao Hỏa hôm 26/11 và đã gửi những hình ảnh đầu tiên chụp được từ hành tinh đỏ về trái đất chỉ vài phút sau khi hạ cánh, theo hãng tin Reuters.



Đây là lần đầu tiên một tàu thám hiểm không gian hạ cánh thành công xuống sao Hỏa từ khi robot thăm dò Curiosity tới hành tinh đỏ này hồi tháng 8/2012, theo NASA.



Tín hiệu xác nhận InSight tiếp đất truyền về trái đất lúc 3 giờ kém chiều ngày 26/11, giờ miền Đông Hoa Kỳ. các chuyên gia và giới chức NASA tại trung tâm kiểm soát ở gần Los Angeles reo hò mừng rỡ khi nhận được tín hiệu InSight đáp thành công.

Ông Jim Bridenstine, giám đốc cơ quan không gian NASA, được Washington Post trích lời nói: “Thật là một ngày tuyệt vời cho đất nước chúng ta.”



Nhân NASA vui mừng khi tàu InSight đáp thành công xuống sao Hỏa hôm 26/11/2018.Cũng như những nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa trước, InSight phải vượt qua “7 phút tử thần” – thời gian cần thiết để một con tàu đi xuyên qua bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa với vận tốc siêu thanh trước khi giảm tốc độ và hạ cánh.



Tàu InSight tiếp cận bầu khí quyển sao Hỏa ở vận tốc lên đến hơn 19.300 km/h, lao xuống với góc nghiêng phù hợp trước khi giảm xuống chỉ còn khoảng 8km/h và cuối cùng là dừng hẳn khi đổ bộ xuống bề mặt.



Tàu vũ trụ InSight là dự án quốc tế trị giá một tỷ đôla khởi hành ngày 5/5 từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Đây là lần cất cánh đầu tiên của một phi vụ liên hành tinh từ bờ Tây nước Mỹ.



NASA’s InSight Craft Lands On Mars After Nail-Biting Descent | TODAY

* Sài Gòn và vùng phụ cận

Sài Gòn nghĩa là thị trấn trong rừng, Đa Kao là do đọc chệch âm, Hàng Xanh bởi viết sai chính tả, hay Gò Vấp là vùng đất cao trồng nhiều cây vắp... Mỗi vùng đất Sài Gòn đều có những cách lý giải thú vị, độc đáo như vậy.
Người từng sống ở Sài Gòn sẽ thấy mảnh đất này trù phú và tốt lành nhường nào. Vì bao đời nay, mảnh đất phương Nam này đã đón nhận triệu người con tha phương tìm đến, lập nghiệp rồi thành công. Không phải ngẫu nhiên, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, bởi cái lẽ sống tự nhiên mà đôn hậu như vậy.
Thế nhưng, sống ở Sài Gòn lâu nay, bạn có bao giờ từ đặt câu tên gọi Sài Gòn là gì? Tại sao người ta chỉ quen gọi Sài Gòn nhiều hơn TP.HCM? Quận Gò Vấp là thế nào? Hàng Xanh do đâu mà thành?… Câu chuyện về tên gọi quen thuộc của các địa danh Sài Gòn sau đây sẽ lý giải cho những câu hỏi đó.

Sài Gòn

Nhiều người cho rằng, tên gọi Sài Gòn là được phiên âm từ “Prai Nokor” trong tiếng Khmer, nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”. Sau này, dần dà đọc chệch từ “Prai” thành “Rai” rồi thành “Sài”, từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và thành “Gòn” nên mới có Sài Gòn như hiện nay. Cũng theo thuyết thì ở Sài Gòn xưa, cư dân bản địa chủ yếu sống quanh vùng Chợ Lớn hiện nay. Thời đó, có một rừng gòn bao bọc khu vực người dân Khmer sinh sống, vì vậy, người ta gọi đất này là Prai Nokor - nghĩa là thị trấn trong rừng.



Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của cũng bảo: “Sài tức là củi thổi, gòn là loại cây bông xốp nhẹ, nhẹ hơn bông thường, trong Nam thường dùng để dồn gối, dồn nệm…”. Cùng quan điểm, học giả Trương Vĩnh Ký đã quyết là xưa người Khmer có trồng nhiều cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính cụ cũng đã thấy loại cây đó. Vậy nên Sài Gòn đơn giản mang nghĩa “rừng gòn”.

Hay còn nhiều cách lý giải khác về Sài Gòn như: “Cống phẩm ở phía Tây”, “vùng đất làm nên ăn ra”… Âu, lý giải nào cũng có… lý! Chỉ là ta thấy rằng, người dân bản địa đã thật tài tình khi đặt tên cho vùng đất này bằng sự thân thuộc trong đời sống tinh thần vật chất. Để rồi, qua 300 năm, Sài Gòn đơn thuần chỉ là tên cây, tên cỏ nhưng lại gắn liền mãi với người dân nơi đây.

Gò Vấp

Hiện nay, Gò Vấp là một địa danh hành chính quen thuộc ở Sài Gòn, một quận tập trung đông cư dân sinh sống. Có thuyết cho rằng, cái tên Gò Vấp ra đời bởi trước đây nơi này là một gò đất cao có trồng nhiều cây vắp (loại cấy có nguồn gốc từ châu Á, cây thân gỗ lớn, thuôn thẳng, cao từ 15-20m, vỏ màu nâu đen, tán lá rậm). Loại cây này đã mọc nhiều thành rừng đã che chở cho đời sống của cộng đồng người Chăm, vì vậy, trong dấu tích tiếng Chăm vẫn gọi cây vắp là Krai.

Sau này, người dân do đọc chệch âm và viết sai chính tả thành Gò Vấp như hiện này. Còn về cây vắp, bấy giờ đã không còn trên địa bàn Sài Gòn, nhưng nhiều cư dân bản địa cho rằng: Ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn còn 2 cây vấp có tuổi thọ trên trăm năm.



Bên cạnh cách giải thích về loài cây vắp, dân tiểu thương tại chợ Gò Vấp lại kể: “Ngày trước đây ở đây cao, dân buôn bán nhà nghèo tụ họp thường bị rượt đuổi hoài, bỏ chạy thì vấp gò mà té nên gọi là Gò Vấp”. Người ta chưa khẳng định được chắc nịch đâu là đúng nhưng vẫn thấy rõ ràng được dáng dấp lịch sử của vùng đất trù phú màu mỡ này đối với cư dân Sài Gòn.

Riêng, bàn về quận huyện ở Sài Gòn, bên cạnh quận có chữ số: Q.1, Q.2, Q.3, Q.4…, vẫn còn những tên quận được đặt tên với ý nghĩa là vùng đất mới, trù phú và mong muốn an lành như Tân Bình, Bình Chánh, Bình Thạnh,…

Ngã tư Bảy Hiền

Ngày nay, ngã tư Bảy Hiền là giao lộ trọng yếu của Q. Tân Bình nối Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Hoàng Văn Thụ - Lý Thường Kiệt. Chắc hẳn, người Sài Gòn đã quá quen thuộc với địa danh này. Thế nhưng Bảy Hiền là ai, và vì sao người ta lại lưu giữ cái tên này đến tận bây giờ không đổi thì ít ai hiểu được.



Theo đó, Bảy Hiền tên thật là Trần Văn Hiền, là một chủ điền nổi tiếng ngày xưa. Không chỉ giàu có, ông Hiền còn giàu lòng thương người. Vào mỗi dịp Rằm hằng tháng, ông thường đem bạc đựng trong hai thúng đầy trước nhà (nay là Trung tâm văn hoáTân Bình) để phân phát cho dân nghèo. Vào ngày nọ, người dân tập trung đông đúc chen lấn lấy bạc khiến hai đứa trẻ chết ngạt. Ông Hiền đau khổ, dằn vặt. Từ đó, ông không phát tiền nữa, mà mỗi tháng sẽ cho người đem sổ sách ra ngay ngã tư bây giờ, cứ ai khó khăn thì trình bày, ký báo thì ông sẽ giúp đỡ.

Sau khi mất, người Sài Gòn nhớ ơn ông Bảy Hiền mà gọi địa danh này là ngã tư Bảy Hiền.Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.

Chợ Bà Hoa

Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.



Hàng Xanh

Là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP. HCM, Hàng Xanh quen thuộc với mọi người Sài Gòn. Thế nhưng, bạn có biết rằng, địa danh này hình thành là bởi sự đọc chệch, viết sai chính tả của người miền Nam?



Theo nhiều nghiên cứu, ban đầu địa danh có tên Hàng Sanh (Sanh là một loại cây lớn, nhánh có tua, về loại cây da, mà lá nhỏ). Ngày trước, dọc đường nay vẫn có 2 hàng cây sanh lớn được người dân trồng. Vì quen thuộc nên họ gọi khu vực bằng tên cây là Hàng Sanh. Song, do sau này người miền Nam không phân biệt “s” và “x”, cũng như viết sai chính tả đã tạo nên sự thay đổi của địa danh thành Hàng Xanh như hiện nay.

Cầu Bông

Người Sài Gòn vẫn quen thuộc với những cây câu nối liền các quận ở Sài Gòn như Chà Và, Thị Nghè… Cầu Bông cũng là một phần như thế. Cầu nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, hiện nay nối liền Q.1 với Q. Bình Thạnh. Theo đó, cầu Bông được xây dựng vào thế kỷ 18, do một viên vương người Khmer bắt cầu cho dân tiện đường sang sông.



Tên gọi cầu Bông có nhiều giả thuyết đặt ra, tuy nhiên theo nghiên cứu thì vào đời Tả quân Lê Văn Duyệt đã cho xây một vườn hoa gần cầu, người dân quen thuộc gọi là cầu Hoa. Sau này, vào đời vua Mạng, vì hiện tượng kỵ húy với tên gọi của vợ vua là bà Hồ Thị Hoa nên người ta phải đổi hẳn sang cầu Bông. Bởi lẽ, với người Nam, từ bông là cách gọi khác để chị hoa cỏ.

Bến Nghé

Từng là tên một bến nước xưa, rồi thành tên rạch, tên sông và giờ Bến Nghé trở thành địa phận hành chính của Q.1 (TP.HCM). Hiện nay, người ta vẫn có nhiều lý giải tên gọi của địa danh này, tuy nhiên nguồn gốc thì luôn gắn liền với hình ảnh con trâu.



Theo Trịnh Hoài Đức, Bến Nghé trước đây là bến nước tụ họp cho trâu con uống nước, do một tên rất cũ là Kompong Krabey (bến trâu) đã được Việt hóa. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác cũng thêm rằng: Bến Nghè từng không phải là nơi trâu uống nước mà theo tương truyền, trên sông này ngày trước có rất nhiều cá sấu sống, đêm đêm chúng kêu lên văng vẳng như tiếng gầm của trâu rống, nên được người ta gọi là “nghé” kết hợp với “bến” trong từ bến nước.

Dù cách lý giải như thế nào, ta vẫn thấy rõ ràng, ở nơi này đã từng là một địa bàn có cuộc sống của thú rừng, cây cỏ trù phú,… đặc trưng của vùng sông nước phương Nam.

Đa Kao

Bạn có tin rằng, Đa Kao nghe có vẻ Tây hóa, nhiều người thường ngộ nhận là địa danh tiếng Pháp, thực ra lại là một từ rất Thuần Việt bị người dân đọc chệch và phiên âm mà thành.

Theo đó, Đa Kao bắt nguồn từ tên vùng đất Sài Gòn xưa gọi là Đất Hộ. Sau này, vào thời Pháp, người Việt phải phiên âm tên đất sang tiếng nước ngoài thành Đa Kao để dùng trong hành chính. Từ đó, cái tên Đất Hộ bị quên lãng, người hiện nay chỉ còn nhớ về địa danh Đa Kao là một phường hành chính thuộc Q.1, TP.HCM.



Thế đấy, mới thấy mảnh đất Sài Gòn vẫn luôn chứa đựng những điều thú vị và hấp dẫn về mỗi mảnh đất, vùng miền, công trình,… Ngoài ra, còn có “Ngã năm chuồng chó” là do nơi đây từng là trường quân khuyển, có “Hóc Môn” là hóc nước có mọc nhiều loại cây môn, hay Java, Thủ Đức,… đều có những cách lý giải thú vị khác nhau. Càng tìm hiểu, càng hiểu về mảnh đất và con người nơi đây lại mới thấy yêu mảnh đất diệu kỳ này hơn cả.

Huy Hậu - Vũ Nguyễn - Đại Thạch.