Bảy cách chọn người của Gia Cát Lượng dựa trên 7 chữ: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”. Cho tới nay, cách chọn hiền tài này vẫn còn nguyên giá trị.
Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị. Ông là nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự thiên tài. Sự kiệt xuất của ông khiến kẻ thù cũng phải kính nể. Những mưu lược của ông như “Khẩu chiến thuyết quần nho”, “Mượn gió Đông”, “Hỏa công Xích Bích”, “Ba lần chọc tức Chu Du”, “Mưu trí bày trận Hoa Dung”... khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục. Trong số những tư tưởng vượt trội của Khổng Minh, 7 tiêu chuẩn chọn hiền tài của ông vẫn còn nguyên giá trị.
Vừa qua, các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc hội thảo phân tích về 7 cách chọn hiền tài của Gia Cát Lượng. Cụ thể, vị quân sư kiệt xuất này đã dựa trên 7 tiêu chí lớn: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”.
“Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí”. Nghĩa là hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem xét chí hướng của họ. Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.
Chí hướng là động lực thúc đẩy con người tiến lên. Người không có chí hướng thì không thể làm nên việc lớn. Người không có chí hướng chẳng khác gì người đi đêm không có trăng sao, người đi biển không có ngọn hải đăng. Bởi vậy, biết rõ được chí hướng của con người thì sẽ đánh giá được ý chí của họ. Không chỉ Trung Quốc, tại nhiều nước trên thế giới, phần lớn những nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự nổi tiếng đều có chí hướng ngay từ khi tuổi còn nhỏ.
2. “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ Biến”. Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ. “Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, Gia Cát Lượng thường dồn dập đưa ra những lý lẽ, những tình huống để dồn họ vào thế đường cùng, thế bí nhằm xem xét khả năng đối phó, ứng biến của đối phương.
Người có khả năng ứng biến giỏi, nhất là các tướng cầm quân khi bị dồn vào thế đường cùng, họ ắt sẽ biết cách ứng phó, biết chuyển bại thành thắng, biết mở cho mình con đường sống. Người xưa có câu: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu âm hoa minh hựu nhất thôn”. Nghĩa là trong thế đường cùng bốn bề sông núi tưởng không lối thoát, nhưng người biết ứng biến, năng động vẫn có thể mở ra lối thoát tới nơi rực rỡ đầy hoa.
3 - “Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ Thức”. Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.
4 - “Cáo chi dĩ nan nhi quan kỳ Dũng”. Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương, nhất là đối với những tướng cầm quân ngoài mặt trận. Thời cổ đại, hai tiêu chuẩn rất quan trọng đối với tướng lĩnh là “Trung, Dũng”, tức là trung thành và dũng cảm. Người Trung Quốc xưa có câu “Hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng”, nghĩa là hai đối thủ gặp nhau trên con đường độc đạo, người dũng cảm sẽ chiến thắng.
Khi lựa chọn hiền tài, Gia Cát Lượng thường đưa ra những nghịch cảnh, khó khăn gian nguy để thử thách sự dũng cảm của họ, bởi lúc lâm nguy tinh thần dũng cảm vô cùng quan trọng. Khắc phục một khó khăn có thể dễ dàng nhưng khắc phục 10 hay 100 khó khăn, gian nguy liên tiếp đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm vô song. Một nhà triết học người Đức từng nói: “Chỉ có con người nào đã từng trải qua sự giày vò của địa ngục thì mới có sức mạnh để xây dựng được thiên đường”.
5 - “Túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ Tính”. Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.
6 - “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm”. Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.
Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời. Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan thanh liêm và tướng tài, như Vận Tưởng Uyển, Đổng Hòa, Lưu Ba, Đổng Doãn, Dương Hồng. Thực tế cũng cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
Trọng Nghĩa & Cha ( Lượm lặt ).
Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị. Ông là nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự thiên tài. Sự kiệt xuất của ông khiến kẻ thù cũng phải kính nể. Những mưu lược của ông như “Khẩu chiến thuyết quần nho”, “Mượn gió Đông”, “Hỏa công Xích Bích”, “Ba lần chọc tức Chu Du”, “Mưu trí bày trận Hoa Dung”... khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục. Trong số những tư tưởng vượt trội của Khổng Minh, 7 tiêu chuẩn chọn hiền tài của ông vẫn còn nguyên giá trị.
Vừa qua, các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc hội thảo phân tích về 7 cách chọn hiền tài của Gia Cát Lượng. Cụ thể, vị quân sư kiệt xuất này đã dựa trên 7 tiêu chí lớn: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”.
“Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí”. Nghĩa là hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem xét chí hướng của họ. Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.
Chí hướng là động lực thúc đẩy con người tiến lên. Người không có chí hướng thì không thể làm nên việc lớn. Người không có chí hướng chẳng khác gì người đi đêm không có trăng sao, người đi biển không có ngọn hải đăng. Bởi vậy, biết rõ được chí hướng của con người thì sẽ đánh giá được ý chí của họ. Không chỉ Trung Quốc, tại nhiều nước trên thế giới, phần lớn những nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự nổi tiếng đều có chí hướng ngay từ khi tuổi còn nhỏ.
2. “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ Biến”. Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ. “Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, Gia Cát Lượng thường dồn dập đưa ra những lý lẽ, những tình huống để dồn họ vào thế đường cùng, thế bí nhằm xem xét khả năng đối phó, ứng biến của đối phương.
Người có khả năng ứng biến giỏi, nhất là các tướng cầm quân khi bị dồn vào thế đường cùng, họ ắt sẽ biết cách ứng phó, biết chuyển bại thành thắng, biết mở cho mình con đường sống. Người xưa có câu: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu âm hoa minh hựu nhất thôn”. Nghĩa là trong thế đường cùng bốn bề sông núi tưởng không lối thoát, nhưng người biết ứng biến, năng động vẫn có thể mở ra lối thoát tới nơi rực rỡ đầy hoa.
3 - “Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ Thức”. Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.
4 - “Cáo chi dĩ nan nhi quan kỳ Dũng”. Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương, nhất là đối với những tướng cầm quân ngoài mặt trận. Thời cổ đại, hai tiêu chuẩn rất quan trọng đối với tướng lĩnh là “Trung, Dũng”, tức là trung thành và dũng cảm. Người Trung Quốc xưa có câu “Hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng”, nghĩa là hai đối thủ gặp nhau trên con đường độc đạo, người dũng cảm sẽ chiến thắng.
Khi lựa chọn hiền tài, Gia Cát Lượng thường đưa ra những nghịch cảnh, khó khăn gian nguy để thử thách sự dũng cảm của họ, bởi lúc lâm nguy tinh thần dũng cảm vô cùng quan trọng. Khắc phục một khó khăn có thể dễ dàng nhưng khắc phục 10 hay 100 khó khăn, gian nguy liên tiếp đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm vô song. Một nhà triết học người Đức từng nói: “Chỉ có con người nào đã từng trải qua sự giày vò của địa ngục thì mới có sức mạnh để xây dựng được thiên đường”.
5 - “Túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ Tính”. Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.
6 - “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm”. Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.
Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời. Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan thanh liêm và tướng tài, như Vận Tưởng Uyển, Đổng Hòa, Lưu Ba, Đổng Doãn, Dương Hồng. Thực tế cũng cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
Trọng Nghĩa & Cha ( Lượm lặt ).