Nội dung thư

Sunday, June 11, 2017

* Nuôi Con Xứ Mỹ

Hồi còn ở VN, trong xóm tôi, nhà nào cũng có hơn nửa tá con nít. Có nhiều bà sinh năm một, thậm chí
> có nhiều anh chị em chỉ cách nhau
> có 11 tháng. Các ông chồng tuy làm lương chẳng
> khấm khá gì nhưng các bà thật sự chẳng lo
> lắng, họ giỏi vặt đầu cá vá đầu
> tôm, giật gấu vá vai.Vả lại Trời
> sinh voi sinh cỏ mà lo gì.
> Tôi cũng nằm trong số những gia đình đông con
> nên chẳng được chăm sóc ngó ngàng từng ly
> từng tí. Từ lúc 7 tuổi là tôi đã tự đi học
> một mình. Chỉ có 7 tuổi thôi, nhưng tôi
> phải đi bộ (cở nửa miles) tới trường vào
> sáng sớm khi trời chưa sáng hẳn. Lầm lũi đi,
> chân cứ ríu lại sợ ma và nghe chó sủa. Mẹ
> tôi bắt ông anh kế (hơn 3 tuổi) chở tôi
> đến trường bằng xe đạp. Anh tôi chỉ đi một
> khúc ngắn, đuổi tôi xuống , về nhà ngủ tiếp.
> Tôi không dám méc mẹ, dẫu sao cũng qua được
> cái nhà có con chó dữ, to như con heo nái,
> vô cùng hung dữ, dù có hàng rào sắt chận lại,
> nhưng mõm nó chĩa qua hàng rào, sủa với hàm răng
> nhọn hoắc, con bé 7 tuổi cũng không dám nhìn. Khi
> về nhà, ông thợ mộc trong xóm đã thắc mắc,
> sao không thấy tôi đi học.
> Qua
> năm sau lại học buổi trưa, khi đi ngang rạp hát,
> tôi đã ngủ ngon lành ở bên trong, nơi quầy bán
> vé. Ngủ chán thì đi bộ về nhà, cũng
> chẳng ai biết tôi về sớm hay muộn. Mọi
> người chỉ gặp nhau vào bữa cơm tối. Nghe nói
> dưới quê, nhiều con quá, tới khi đi ngủ, bố
> mẹ phải gọi đếm con thiếu hay đủ bằng
> số.
> Khi hơi lớn thì
> phải bồng em, như mèo tha
> chuột. Cơm còn không đủ ăn, nói gì tới
> chữbabysitter xa lạ. Các bà cứ việc
> đẻ,
> đứa trước (chứ không phải lớn) trông đứa
> sau. Ăn thì rau cháo qua ngày. Không
> biết tới khi nào thì có kế hoạch hạn chế sinh
> sản.
> Xứ nghèo nên
> trẻ em cứ lớn lên như cây cỏ theo
> kiểu Trời nuôi Trời
> dưỡng. Chẳng ai thắc mắc chuyện đi bộ
> đến trường của một đứa
> bé 6 tuổi. Chẳng có Cảnh Sát tới nhà hỏi
> tại sao đứa nhỏ bị bầm mặt khi đi học.
> Không có ai trông thì khóa cửa nhốt trong nhà, dù
> có nhiều em rất nhỏ .
> Qua bao thế hệ,
> mọi người sống thản nhiên, coi như đó là
> chuyện bình thường. Cho đến khi làn sóng Cộng
> Sản tràn vào miền Nam, đẩy mọi
> người phiêu dạt tới khắp phương trời Âu
> Mỹ.
> Kể từ đó, họ
> bắt đầu làm quen với luật lệ. Mọi thứ vô
> cùng xa lạ với cách sống ở quê nhà. Ai
> cũng có quyền, dù đó là
> đứa nhỏ.
> Nhớ hồi xưa cha
> mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Ý nói cha
> mẹ quyết định mọi chuyện, áo mặc sao
> qua khỏi đầu. Thật là chẳng còn hợp
> thời hợp cảnh chút nào.
> Nhớ hồi mới
> qua, tôi giữ 8 đứa trẻ: 4
> đứa free. Mọi người hỏi: “Tại
> sao có 4 đứa free”. Vì đó là 2 đứa con và 2
> đứa cháu. Thằng
> con học mẫu giáo, chỉ mới 5 tuổi. Nhưng khi
> tôi bỏ cookies vào cái đĩa, bảo mang ra cho các
> bạn. Nó đã đưa cho con nhỏ cháu trước khi đưa
> cho con trai, miệng thì nói: “You take first, Lady
> first”.Chỉ “mới nứt mắt” nó đã biết ở
> xứ này: đàn bà trên hết.
> Một con nhỏ 3 tuổi cũng có cái quyền của nó: quyền
> không ăn, nếu nó không muốn. Hâm canh nóng trộn
> với cơm, múc một muỗng, miệng tôi
> thổi phù phù rất lâu, cho tới khi nguội hẳn.
> Tôi năn nỉ, nhưng con nhỏ cứ tròn xoe mắt, lộ
> vẻ khiếp sợ (nóng), tay thì che miệng, đầu thì
> lắc. Tôi cứ năn nỉ nguội lắm rồi
> con. Cuối cùng nó nói: “Nhưng mà nó nóng
> cho con”. Tôi bỏ chén cơm xuống, chịu
> thua. Tôi đã học được một bài
> học từ con bé 3 tuổi : không phải
> ai cũng nghĩ như mình.
> Sau đó tôi đã
> được khuyến cáo: chờ cơm nguội, không được
> thổi bằng miệng: mất vệ
> sinh.
> Qua rồi cái thời, nhai mớm cơm cho con. Đọc
> báo, thấy có người viết thư hỏi bà Abby
> (chuyên phụ trách mục “gỡ rối tơ lòng trên
> các tạp chí bên Mỹ). Đứa con mới 14 tuổi
> nhưng nó muốn có một line điện thoại riêng
> (thời chưa có cell phone) để trong phòng của
> nó. Đúng hay sai? Câu trả lời làm hỡi ơi bà
> mẹ: nó được phép, với điều kiện nó phải
> trả tiền. Kết quả đứa con gái sẵn sàng nhịn
> tiền quà, để có một đường điện thoại
> riêng, nói chuyện cho thỏa thích. Bố mẹ không
> được tự tiện vào phòng riêng của những đứa
> tuổi
> teen. Sự tự do quá đáng cũng làm cho các bà mẹ
> Việt Nam lo lắng. Làm sao mà dạy con gái
> Hãy là hoa,
> xin hãy khoan là trái.
> Hoa nồng hương,
> mà trái lắm khi chua.( Thu Hồng)

> Nuôi một đứa
> con ở xứ Mỹ thật là vất vả. Đủ thứ luật
> lệ bao trùm, con bé hàng xóm muốn qua chơi với
> con mình, cũng phải có phép của mẹ
> nó.Thậm chí nó xin ăn kẹo, cũng phải gọi
> điện thoại hỏi.Bởi vì chẳng may nó bị dị
> ứng sau khi ăn( ví dụ kẹo có đậu phọng..) thì
> mình sẽ mang họa.
> Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
> Nhưng khi nghe
> cậu em kể ra đủ thứ chuyện lôi thôi tới
> luật lệ rắc rối của xứ này. Tôi không dám
> cho con bé hàng xóm qua chơi với cháu
> tôi. Nào là, nhỡ nó té là mình cũng bị thưa.
> Bởi vì cho nó qua chơi, thì mình cũng phải trông
> nó. Thôi, tự dưng ách giữa đàng mang vào
> cổ. Không có rảnh mà ôm rơm cho
> nặng bụng.
> Em dâu tôi đi
> làm về trễ, nên cậu em tắm cho hai con gái. Tới
> khi hai con chừng 4 tuổi bố không còn tắm cho con
> gái nữa, vì sợ…”quấy nhiễu tình dục”
> Tới khi báo đăng um sùm vụ ông nội ( Việt Nam) tắm
> cho cháu nội và thằng Mỹ con hàng xóm. Chẳng là
> ở nhà nên ông giữ trẻ để kiếm thêm
> chút đỉnh. Bên VN người ta hay nói đến “cái
> ấy” của con trai một cách tự nhiên. Mẹ mắng
> yêu con, mới bằng trái ớt, mà đã
> đòi vợ. Ông tắm cho cháu, và thằng Mỹ con, ông
> chà xát cái ấy, dọa
> đùa: làm biếng ăn, ông sẽ cắt
> đem xào, nhắm
> rượu. Con nít 3 tuổi không hiểu, nhưng
> cái camera nó khiến ông phải ra tòa. Ở xứ này,
> họ đa nghi quá. Gửi con, tối về
> họ xem lại camera. Họ đưa ông lão ra tòa về
> tội” xách nhiễu tình dục”. Cả nhà bối
> rối, con có chức phận, nổi tiếng trong cộng
> đồng,
> mà bố thì bị thưa về cái tội khó
> nói.
> Quả thật cái tội “ xách nhiễu tình dục “ đã
> làm thân bại danh liệt biết bao người. Từ ông
> Tổng Thống tới ông Thống Đốc, khắp bàn dân
> thiên hạ. Một nhà báo nói rằng, có nhà (Mỹ)
> họ để hộp bao cao su ở phòng khách. Con trai con
> gái khi cần bốc vài cái mang theo, thậm chí chúng
> còn nhắc mẹ: “Mom, run out”. Hộp bao cao
> su để ở phòng khách, bình thường như
> hộp giấy chùi mũi. Phong tục VN đâu
> có khi nào, mẹ bắt con gái teenager uống thuốc
> ngừa thai. Nói tới chuyện ấy, người ta còn
> dùng những chữ xa xôi như trong truyện Kiều”
> vành ngoài bẩy chữ, vành trong tám
> nghề.”
>
>
> Còn ở đây, hơi
> một chút là chụp cho tội “ xách nhiễu, đe
> dọa”.
>
>
> Ông nội tắm cho
> cháu, chà xát, dọa đem xào nhắm rượu. Còn bà
> ngoại dơ kéo hăm cắt cái đó. Cả hai cùng bị
> ra tòa.
>
>
>
>
> Chuyện kể rằng, bà vừa nấu cơm, vừa trông
> cháu. Cháu trai có bạn hàng xóm qua chơi, bà
> đang cắt tôm, trong tay đang cầm cái kéo. Hai
> thằng nhỏ cắt giấy bừa bộn, bà hăm:” Không
> dọn dẹp sạch sẽ, bà cắt
> chim cả hai.”
>
>
> Bà
> nói bằng tiếng Việt, cháu nghe hàng ngày nên
> chẳng có phản ứng gì. Chỉ có thằng hàng xóm
> hỏi: “What did she say?”. Mặc dù nói lõm
> bõm tiếng Việt, nhưng nghe bà nói hoài, thằng
> cháu cũng biết và giải thích cho bạn hiểu. Vừa
> nghe xong, thằng Mỹ con khóc bù lu bù loa về méc
> mẹ. Sau đó bà ngoại bị phạt đi làm công ích
> ngoài đường phố 1 tuần. Ông nội sau khi được
> tha bổng đã chắp tay vái:”
> Nam mô A mé ri ca”. Sợ luật lệ ở đây quá.
> Chẳng vị tình ai cả.
>
>
> Ngoại trừ
> chuyện ăn uống. Đi học cũng đủ thứ luật
> phải theo. Trẻ con không được ở một mình cho
> tới khi 13 tuổi (thay đổi tùy tiểu bang).
> Học sinh tiểu học khi xuống xe bus phải có
> người đón, nếu không tài xế mang trả lại
> trường.
>
>
>
>
>
> Có
> câu chuyện diễu khi nói về cái ấy của một bà
> vợ Việt dạy ông chồng Mỹ phân biệt cách dùng
> chữ Cái và Con của
> tiếng Việt.
> Ông chồng đã hiểu, cái gì im lìm thì gọi là
> cái, cái nhúc nhích thì gọi là con.
>
>
> Của
> anh thì gọi
> là con. Của em thì
> gọi là cái.
>
>
> Không được nói
> đến cái ấy. Nhưng hoạt động của cả hai cái
> ấy ,thì lại nhan nhản khắp nơi. Từ sách báo,
> phim ảnh, TV, băng đĩa tràn lan
> mọi nơi mọi chỗ. Chữ nghĩa cũng phát sinh cho
> dễ hiểu: bà mẹ tuổi teen. Người
> ta phải cho trẻ học để ngăn ngừa hậu quả
> các em gái có bầu khi thân thể chưa phát triển
> toàn diện. Người Mỹ, họ sẵn sàng nói lên sự
> thật. Trong buổi lễ tốt nghiệp Trung Học,
> có trường còn cho biết bao nhiêu em làm mẹ: từ
> lớp đầu tiên tới lớp cuối cùng. Trước kia,
> các bà mẹ tuổi teen được chính phủ trợ
> cấp tiền để nuôi con. Nay chính cha mẹ (tức
> ông bà ngoại) phải chịu trách nhiệm, chỉ cho
> bảo hiểm sức khoẻ cho đứa bé mà
> thôi.
>
>
>
>
>
> Nhìn
> những bà mẹ teen ôm con ở những nơi xin trợ
> cấp xã hội, tôi cứ nhớ tới câu ca dao:
> “Bướm vàng đậu đọt mù u, lấy chồng càng
> sớm
> tiếng ru càng buồn hoặc là : “Ăn
> chưa no, lo chưa tới” khi nói về cả hai
> trai hay gái lúc còn thiếu niên, chưa biết thế
> nào là bổn phận làm cha mẹ.
>
>
>
>
>
> Trong số những
> trẻ em bị ra đời bất đắc dĩ đó, có bao em
> là nạn nhân của hãm hiếp. Bao em là do khờ
> khạo và bao em do cha mẹ không quan
> tâm tới con với đủ lý do: nghèo vì sinh kế.
> Nhưng gần nơi tôi ở, có một bà làm chủ vài
> cửa tiệm bán mọi thứ cần dùng cho tiệm Nails.
> Sinh hoạt hàng ngày của bà: ngủ dậy lúc 11 giờ
> sáng, sau đó ra tiệm và về nhà lúc 11 giờ đêm.
> Hai con gái thì đi học có xe
> bus, cả ngày chẳng thấy mặt con. Cho tới khi
> nhà trường gọi cho biết, con gái 14 tuổi sắp
> sanh, cả khu Cộng đồng giật mình, con nhỏ đó
> còn chơi lò cò mà. Chẳng biết bố
> của đứa bé là ai, bà ngoại thản nhiên ẵm
> cháu ra tiệm, để mẹ học cho xong Trung Học.
> Cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia trong cái
> gia đình phức tạp đó.
>
>
>
>
>
> Ngày mới qua
> đây, khi điền giấy tờ cho con đi học, tôi rất
> ngạc nhiên, sao có cái cột hỏi : có bao nhiêu
> đứa trẻ cùng sống chung trong
> nhà với nó, và sự liên hệ với
> những đứa này. Ngày xưa ở VN có câu: “Con anh,
> con em và con chúng ta.” Nay ngữ vựng bên Mỹ
> phân biệt : Half và Step.Nhưng không rõ ràng như
> VN: cùng cha khác mẹ hay cùng
> mẹ khác cha.
>
>
>
>
>
> Nuôi con xứ Mỹ
> không còn đơn giản như ngày còn ở bên nhà.
> Không cần có sự ràng buộc bằng tờ Hôn Thú(
> bảo vệ quyền lợi cho người vợ).
> Luật ở Mỹ bảo vệ quyền lợi cho đứa con:
> dù chỉ là Boyfriend, nếu không còn ở chung, vẫn
> phải trả tiền nuôi đứa bé tới 18 tuổi. Nếu
> đứa con muốn học Đại Học phải nuôi tới 23
> tuổi (sau khoảng thời gian này, không
> học xong, cha cũng hết trách nhiệm). Ngoài
> ra, cha còn chịu phần mua bảo hiểm sức khoẻ
> cho đứa con (chỉ khi nào cha không có, sẽ theo
> mẹ, trường hợp cha mẹ không có, mới cho
> theo Trợ cẩp xã hội).
>
>
> Yêu cuồng sống
> vội, là những tiếng
> dùng hơn
> nửa thế kỷ trước. Ngày xưa bà nuôi
> cháumồ côi.Ngày nay hình như
> chữ mồ côi ít dùng cho nghĩa cha
> hay mẹ đã chết.
>
>
> Trẻ em bây giờ
> mồ côi nhiều lắm!
>
>
> Tất cả đổ
> tội vì Cái Ấy.
>
>
>
>
> Kỵ nói tới cái ấy, dù là của
> con trai hay con gái. Nếu trời nóng trẻ em có thể
> cởi áo, nhưng luôn luôn mặc quần. Trong khi con
> nhà nghèo ở VN, trong các xóm lao động, con nít
> mặc áo và cởi truồng.(Có lẽ để tiện cho
> việc tiêu tiểu). Cái áo còn tốn vải
> hơn cái quần. Có điều cái
> nào quí thì che, cái nào không quí
> thì khoe. Bây giờ mặc quần áo, phụ nữ thích
> khoe đủ thứ, tức là chả có cái gì quí cả.
> Quan niệm “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” có
> vẻ mơ hồ, hoặc tục lệ con gái về nhà mẹ
> (sau ngày cưới) với
> con heo quay đã bị cắt tai (để mắng vốn cô
> dâu) chắc chẳng ai còn giữ. Hay là không muốn
> thấy sự
> thật phũ phàng, dẹp luôn con heo
> quay!!!
>
>
>
>
>
> Có con gái trong
> nhà như giữ bom nổ chậm. Nỗi
> ám ảnh ngày xưa của các ông bố bà mẹ có con
> gái. Đừng lo, bên Âu hay Á gì, đều nghe nói tỷ
> lệ phá thai chỉ nghe tăng, chứ không
> giảm.Thuốc phục vụ chuyện ấy cũng thay
> đổi theo nhu cầu. Bạn có thể mua thuốc kích
> thích nhan nhản ở các tiệm tạp hóa, còn thuốc
> ngừa thai và bao cao su thì chẳng xa lạ với học
> trò Trung Học.
>
>
>
>
>
> Hồi xưa, người
> ta hay nói :” Cha làm con chịu”. Qua xứ người,
> khỏi lo, số An sinh xã hộicủa người
> nào, nguời đó chịu. Có điều
> cha mẹ phải chịu (một số) trách nhiệm cho
> tới khi đứa con 18 tuổi.Vì vậy, có nhà, con thì
> hăm he: 18 tuổi sẽ ra khỏi nhà, không còn
> bị kềm kẹp vì luật pháp, muốn làm gì không ai
> cấm cản. Ngược lại, nhiều cha mẹ cũng hằm
> hè: tới năm con 18 tuổi, hết trách
> nhiệm.Vậy là huề. Cái gì cũng đem luật ra làm
> chuẩn.
>
>
> Không
> thể vơ đũa cả nắm.Nhưng quả thật
> qua xứ người, cha mẹ có phần nào cảm thấy
> không được vui trọn vẹn như những ngày còn ở
> quê nhà.
>
>
>
>
>
> Tuổi
> già sức yếu, ngôn ngữ bất đồng, khả năng
> hòa đồng bị hạn chế: không biết lái xe, mù
> mờ những vật dụng hàng ngày. Từ máy giặt,
> microway,
> hệ thống alarm…Tất cả đã khiến không ít
> trẻ nhỏ không coi trọng ông bà. Cha mẹ thì bù
> đầu với công việc, đủ mọi thứ đã làm cho
> mối liên hệ tình cảm huyết thống bắt đầu
> rạn nứt.
>
>
> Ông Bà giữ
> cháu, nhưng tuyệt đối phải nuôi theo ý cha mẹ
> của chúng.
>
>
>
>
>
> Điều quan trọng
> nhất là phải tuân theo những gì Bác Sĩ ghi: trong
> thời gian nuôi bằng sữa ( dưới 6 tháng )không
> cho uống nước!!! Bà
> ngoại có 9 đứa con, lẩm bẩm: “vậy
> hả?”.
>
>
> Mọi kiến thức,
> kinh nghiệm của bà dẹp hết.Con bà nuôi thành
> ông này bà nọ không thành vấn đề.
>
>
> Vấn đề chính
> là con cái đã coi ông bà như một người lạc
> hậu.Con của chúng phải được nuôi theo tiêu
> chuẩn hiện đại, theo kịp trào lưu
> tiến hóa .
>
>
> Đó là “ cái
> bệnh” vô cùng phổ biến ở đây.
>
>
> Nuôi con xứ Mỹ,
> quả là nhiêu khê. Thức ăn sáng, ăn trưa, ăn
> tối hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng bà hỏi cháu:
> ăn xôi, ăn phở… cháu lắc
> đầu. Hỏi mãi mới được biết mấy món đó
> chỉ dùng cho dinner, bữa chính trong ngày. Trong khi
> người mình nghĩ rằng thức ăn là thức
> ăn. Sáng thì ăn ít, tối thì ăn
> nhiều.
>
>
>
>
>
> Nuôi
> trẻ em bên Mỹ phiền phức hơn con nít bên VN, vì
> nó có quyền chọn lựa. Không như ngày xưa, có
> cái gì ăn cái đó,thức ăn giống nhau
> cho cả nhà. Anh ăn món này, nhưng em muốn món
> khác. Dần dần, do được thỏa mãn đòi hỏi.Khi
> tuổi càng lớn, ý thức càng tăng,trở thành
> bướng bỉnh.Thật sự ra trên một tuổi, khi làm
> điều gì không đúng,phạt ngay.Đánh vào tay, vỗ
> vào mông, sẽ là tín hiệu của phản
> xạ có điều kiện.Từ từ trẻ sẽ nhận ra,
> đàng này tuyệt đối cấm đánh . Trước năm
> 1965, mẹ của Tổng Thống Kennedy nói rằng, bà
> dùng roi vọt để răn dạy 9 đứa con của bà.Nay
> không được đánh, ông bà trong cái nhìn của
> đứa bé chỉ là hình ảnh của một người giữ
> trẻ.
>
>
>
>
>
> Còn đâu hình
> ảnh :” Ngũ đại đồng đường “ như ngày
> xưa. Nay chỉ chờ tới 18 tuổi để bỏ ra ngoài
> sống cho tự do. Trẻ cậy cha, già cậy
> con hình như không cha mẹ nào dám nghĩ
> đến.Nuôi con mới biết lòng cha
> mẹ cũng chỉ cho người ta
> thấy cái nợ đồng lần ,chứ không
> phải để cảm thông cho nỗi lòng cha
> mẹ.
>
>
>
>
>
> Âu và Á chẳng
> bao giờ gặp nhau. VN và Tầu thì nói :”
> Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
> “ lại còn :” Con gái con của người ta,
> con dâu mới thực mẹ cha mang về.”
>
>
> Mỹ thì bảo:”
> Con trai chỉ là con của bạn cho tới khi lấy vợ,
> còn con gái là con suốt đời.”
>
>
> Muốn
> tới nhà con trai phải lấy hẹn, còn tới nhà con
> gái thì thoải mái hơn.Mặc dù nói giỡn, nhưng
> nghe như có phần chua xót.Con của con
> gái, chắc chắn là cháu ngoại. Nhưng con của con
> dâu, chưa chắc là cháu nội .Coi chừng nhà ông
> bà nội là cái tổ tò
> vò đấy.
>
>
> Tò vò mà nuôi
> con nhện,
>
>
> Tới khi nó lớn,
> nó quyện nhau đi.
>
>
> Tò vò ngồi khóc
> tỉ ti.
>
>
> Nhện ơi! Nhện
> hỡi: mày đi đường nào?
>
>
>
>
>
> Nuôi con xứ Mỹ
> quả thật không đơn giản như bên VN. Tuổi già
> xứ Mỹ cũng khiến không ít người chạnh lòng.
> Bao nhiêu luật lệ trói buộc,
> nếu đừng có nạn Cộng Sản, mọi người vui
> sống nơi chôn nhau cắt rốn, có lẽ tuổi già
> bớt quạnh quẽ hơn.
>
>
>
>
>
>
> Tác
> giã L. T. M.