Sài Gòn nghĩa là thị trấn trong rừng, Đa Kao là do đọc chệch âm, Hàng Xanh bởi viết sai chính tả, hay Gò Vấp là vùng đất cao trồng nhiều cây vắp... Mỗi vùng đất Sài Gòn đều có những cách lý giải thú vị, độc đáo như vậy.
Người từng sống ở Sài Gòn sẽ thấy mảnh đất này trù phú và tốt lành nhường nào. Vì bao đời nay, mảnh đất phương Nam này đã đón nhận triệu người con tha phương tìm đến, lập nghiệp rồi thành công. Không phải ngẫu nhiên, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, bởi cái lẽ sống tự nhiên mà đôn hậu như vậy.
Thế nhưng, sống ở Sài Gòn lâu nay, bạn có bao giờ từ đặt câu tên gọi Sài Gòn là gì? Tại sao người ta chỉ quen gọi Sài Gòn nhiều hơn TP.HCM? Quận Gò Vấp là thế nào? Hàng Xanh do đâu mà thành?… Câu chuyện về tên gọi quen thuộc của các địa danh Sài Gòn sau đây sẽ lý giải cho những câu hỏi đó.
Sài Gòn
Nhiều người cho rằng, tên gọi Sài Gòn là được phiên âm từ “Prai Nokor” trong tiếng Khmer, nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”. Sau này, dần dà đọc chệch từ “Prai” thành “Rai” rồi thành “Sài”, từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và thành “Gòn” nên mới có Sài Gòn như hiện nay. Cũng theo thuyết thì ở Sài Gòn xưa, cư dân bản địa chủ yếu sống quanh vùng Chợ Lớn hiện nay. Thời đó, có một rừng gòn bao bọc khu vực người dân Khmer sinh sống, vì vậy, người ta gọi đất này là Prai Nokor - nghĩa là thị trấn trong rừng.
Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của cũng bảo: “Sài tức là củi thổi, gòn là loại cây bông xốp nhẹ, nhẹ hơn bông thường, trong Nam thường dùng để dồn gối, dồn nệm…”. Cùng quan điểm, học giả Trương Vĩnh Ký đã quyết là xưa người Khmer có trồng nhiều cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính cụ cũng đã thấy loại cây đó. Vậy nên Sài Gòn đơn giản mang nghĩa “rừng gòn”.
Hay còn nhiều cách lý giải khác về Sài Gòn như: “Cống phẩm ở phía Tây”, “vùng đất làm nên ăn ra”… Âu, lý giải nào cũng có… lý! Chỉ là ta thấy rằng, người dân bản địa đã thật tài tình khi đặt tên cho vùng đất này bằng sự thân thuộc trong đời sống tinh thần vật chất. Để rồi, qua 300 năm, Sài Gòn đơn thuần chỉ là tên cây, tên cỏ nhưng lại gắn liền mãi với người dân nơi đây.
Gò Vấp
Hiện nay, Gò Vấp là một địa danh hành chính quen thuộc ở Sài Gòn, một quận tập trung đông cư dân sinh sống. Có thuyết cho rằng, cái tên Gò Vấp ra đời bởi trước đây nơi này là một gò đất cao có trồng nhiều cây vắp (loại cấy có nguồn gốc từ châu Á, cây thân gỗ lớn, thuôn thẳng, cao từ 15-20m, vỏ màu nâu đen, tán lá rậm). Loại cây này đã mọc nhiều thành rừng đã che chở cho đời sống của cộng đồng người Chăm, vì vậy, trong dấu tích tiếng Chăm vẫn gọi cây vắp là Krai.
Sau này, người dân do đọc chệch âm và viết sai chính tả thành Gò Vấp như hiện này. Còn về cây vắp, bấy giờ đã không còn trên địa bàn Sài Gòn, nhưng nhiều cư dân bản địa cho rằng: Ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn còn 2 cây vấp có tuổi thọ trên trăm năm.
Bên cạnh cách giải thích về loài cây vắp, dân tiểu thương tại chợ Gò Vấp lại kể: “Ngày trước đây ở đây cao, dân buôn bán nhà nghèo tụ họp thường bị rượt đuổi hoài, bỏ chạy thì vấp gò mà té nên gọi là Gò Vấp”. Người ta chưa khẳng định được chắc nịch đâu là đúng nhưng vẫn thấy rõ ràng được dáng dấp lịch sử của vùng đất trù phú màu mỡ này đối với cư dân Sài Gòn.
Riêng, bàn về quận huyện ở Sài Gòn, bên cạnh quận có chữ số: Q.1, Q.2, Q.3, Q.4…, vẫn còn những tên quận được đặt tên với ý nghĩa là vùng đất mới, trù phú và mong muốn an lành như Tân Bình, Bình Chánh, Bình Thạnh,…
Ngã tư Bảy Hiền
Ngày nay, ngã tư Bảy Hiền là giao lộ trọng yếu của Q. Tân Bình nối Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Hoàng Văn Thụ - Lý Thường Kiệt. Chắc hẳn, người Sài Gòn đã quá quen thuộc với địa danh này. Thế nhưng Bảy Hiền là ai, và vì sao người ta lại lưu giữ cái tên này đến tận bây giờ không đổi thì ít ai hiểu được.
Theo đó, Bảy Hiền tên thật là Trần Văn Hiền, là một chủ điền nổi tiếng ngày xưa. Không chỉ giàu có, ông Hiền còn giàu lòng thương người. Vào mỗi dịp Rằm hằng tháng, ông thường đem bạc đựng trong hai thúng đầy trước nhà (nay là Trung tâm văn hoáTân Bình) để phân phát cho dân nghèo. Vào ngày nọ, người dân tập trung đông đúc chen lấn lấy bạc khiến hai đứa trẻ chết ngạt. Ông Hiền đau khổ, dằn vặt. Từ đó, ông không phát tiền nữa, mà mỗi tháng sẽ cho người đem sổ sách ra ngay ngã tư bây giờ, cứ ai khó khăn thì trình bày, ký báo thì ông sẽ giúp đỡ.
Sau khi mất, người Sài Gòn nhớ ơn ông Bảy Hiền mà gọi địa danh này là ngã tư Bảy Hiền.Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.
Chợ Bà Hoa
Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.
Hàng Xanh
Là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP. HCM, Hàng Xanh quen thuộc với mọi người Sài Gòn. Thế nhưng, bạn có biết rằng, địa danh này hình thành là bởi sự đọc chệch, viết sai chính tả của người miền Nam?
Theo nhiều nghiên cứu, ban đầu địa danh có tên Hàng Sanh (Sanh là một loại cây lớn, nhánh có tua, về loại cây da, mà lá nhỏ). Ngày trước, dọc đường nay vẫn có 2 hàng cây sanh lớn được người dân trồng. Vì quen thuộc nên họ gọi khu vực bằng tên cây là Hàng Sanh. Song, do sau này người miền Nam không phân biệt “s” và “x”, cũng như viết sai chính tả đã tạo nên sự thay đổi của địa danh thành Hàng Xanh như hiện nay.
Cầu Bông
Người Sài Gòn vẫn quen thuộc với những cây câu nối liền các quận ở Sài Gòn như Chà Và, Thị Nghè… Cầu Bông cũng là một phần như thế. Cầu nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, hiện nay nối liền Q.1 với Q. Bình Thạnh. Theo đó, cầu Bông được xây dựng vào thế kỷ 18, do một viên vương người Khmer bắt cầu cho dân tiện đường sang sông.
Tên gọi cầu Bông có nhiều giả thuyết đặt ra, tuy nhiên theo nghiên cứu thì vào đời Tả quân Lê Văn Duyệt đã cho xây một vườn hoa gần cầu, người dân quen thuộc gọi là cầu Hoa. Sau này, vào đời vua Mạng, vì hiện tượng kỵ húy với tên gọi của vợ vua là bà Hồ Thị Hoa nên người ta phải đổi hẳn sang cầu Bông. Bởi lẽ, với người Nam, từ bông là cách gọi khác để chị hoa cỏ.
Bến Nghé
Từng là tên một bến nước xưa, rồi thành tên rạch, tên sông và giờ Bến Nghé trở thành địa phận hành chính của Q.1 (TP.HCM). Hiện nay, người ta vẫn có nhiều lý giải tên gọi của địa danh này, tuy nhiên nguồn gốc thì luôn gắn liền với hình ảnh con trâu.
Theo Trịnh Hoài Đức, Bến Nghé trước đây là bến nước tụ họp cho trâu con uống nước, do một tên rất cũ là Kompong Krabey (bến trâu) đã được Việt hóa. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác cũng thêm rằng: Bến Nghè từng không phải là nơi trâu uống nước mà theo tương truyền, trên sông này ngày trước có rất nhiều cá sấu sống, đêm đêm chúng kêu lên văng vẳng như tiếng gầm của trâu rống, nên được người ta gọi là “nghé” kết hợp với “bến” trong từ bến nước.
Dù cách lý giải như thế nào, ta vẫn thấy rõ ràng, ở nơi này đã từng là một địa bàn có cuộc sống của thú rừng, cây cỏ trù phú,… đặc trưng của vùng sông nước phương Nam.
Đa Kao
Bạn có tin rằng, Đa Kao nghe có vẻ Tây hóa, nhiều người thường ngộ nhận là địa danh tiếng Pháp, thực ra lại là một từ rất Thuần Việt bị người dân đọc chệch và phiên âm mà thành.
Theo đó, Đa Kao bắt nguồn từ tên vùng đất Sài Gòn xưa gọi là Đất Hộ. Sau này, vào thời Pháp, người Việt phải phiên âm tên đất sang tiếng nước ngoài thành Đa Kao để dùng trong hành chính. Từ đó, cái tên Đất Hộ bị quên lãng, người hiện nay chỉ còn nhớ về địa danh Đa Kao là một phường hành chính thuộc Q.1, TP.HCM.
Thế đấy, mới thấy mảnh đất Sài Gòn vẫn luôn chứa đựng những điều thú vị và hấp dẫn về mỗi mảnh đất, vùng miền, công trình,… Ngoài ra, còn có “Ngã năm chuồng chó” là do nơi đây từng là trường quân khuyển, có “Hóc Môn” là hóc nước có mọc nhiều loại cây môn, hay Java, Thủ Đức,… đều có những cách lý giải thú vị khác nhau. Càng tìm hiểu, càng hiểu về mảnh đất và con người nơi đây lại mới thấy yêu mảnh đất diệu kỳ này hơn cả.
Huy Hậu - Vũ Nguyễn - Đại Thạch.
Người từng sống ở Sài Gòn sẽ thấy mảnh đất này trù phú và tốt lành nhường nào. Vì bao đời nay, mảnh đất phương Nam này đã đón nhận triệu người con tha phương tìm đến, lập nghiệp rồi thành công. Không phải ngẫu nhiên, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, bởi cái lẽ sống tự nhiên mà đôn hậu như vậy.
Thế nhưng, sống ở Sài Gòn lâu nay, bạn có bao giờ từ đặt câu tên gọi Sài Gòn là gì? Tại sao người ta chỉ quen gọi Sài Gòn nhiều hơn TP.HCM? Quận Gò Vấp là thế nào? Hàng Xanh do đâu mà thành?… Câu chuyện về tên gọi quen thuộc của các địa danh Sài Gòn sau đây sẽ lý giải cho những câu hỏi đó.
Sài Gòn
Nhiều người cho rằng, tên gọi Sài Gòn là được phiên âm từ “Prai Nokor” trong tiếng Khmer, nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”. Sau này, dần dà đọc chệch từ “Prai” thành “Rai” rồi thành “Sài”, từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và thành “Gòn” nên mới có Sài Gòn như hiện nay. Cũng theo thuyết thì ở Sài Gòn xưa, cư dân bản địa chủ yếu sống quanh vùng Chợ Lớn hiện nay. Thời đó, có một rừng gòn bao bọc khu vực người dân Khmer sinh sống, vì vậy, người ta gọi đất này là Prai Nokor - nghĩa là thị trấn trong rừng.
Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của cũng bảo: “Sài tức là củi thổi, gòn là loại cây bông xốp nhẹ, nhẹ hơn bông thường, trong Nam thường dùng để dồn gối, dồn nệm…”. Cùng quan điểm, học giả Trương Vĩnh Ký đã quyết là xưa người Khmer có trồng nhiều cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính cụ cũng đã thấy loại cây đó. Vậy nên Sài Gòn đơn giản mang nghĩa “rừng gòn”.
Hay còn nhiều cách lý giải khác về Sài Gòn như: “Cống phẩm ở phía Tây”, “vùng đất làm nên ăn ra”… Âu, lý giải nào cũng có… lý! Chỉ là ta thấy rằng, người dân bản địa đã thật tài tình khi đặt tên cho vùng đất này bằng sự thân thuộc trong đời sống tinh thần vật chất. Để rồi, qua 300 năm, Sài Gòn đơn thuần chỉ là tên cây, tên cỏ nhưng lại gắn liền mãi với người dân nơi đây.
Gò Vấp
Hiện nay, Gò Vấp là một địa danh hành chính quen thuộc ở Sài Gòn, một quận tập trung đông cư dân sinh sống. Có thuyết cho rằng, cái tên Gò Vấp ra đời bởi trước đây nơi này là một gò đất cao có trồng nhiều cây vắp (loại cấy có nguồn gốc từ châu Á, cây thân gỗ lớn, thuôn thẳng, cao từ 15-20m, vỏ màu nâu đen, tán lá rậm). Loại cây này đã mọc nhiều thành rừng đã che chở cho đời sống của cộng đồng người Chăm, vì vậy, trong dấu tích tiếng Chăm vẫn gọi cây vắp là Krai.
Sau này, người dân do đọc chệch âm và viết sai chính tả thành Gò Vấp như hiện này. Còn về cây vắp, bấy giờ đã không còn trên địa bàn Sài Gòn, nhưng nhiều cư dân bản địa cho rằng: Ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn còn 2 cây vấp có tuổi thọ trên trăm năm.
Bên cạnh cách giải thích về loài cây vắp, dân tiểu thương tại chợ Gò Vấp lại kể: “Ngày trước đây ở đây cao, dân buôn bán nhà nghèo tụ họp thường bị rượt đuổi hoài, bỏ chạy thì vấp gò mà té nên gọi là Gò Vấp”. Người ta chưa khẳng định được chắc nịch đâu là đúng nhưng vẫn thấy rõ ràng được dáng dấp lịch sử của vùng đất trù phú màu mỡ này đối với cư dân Sài Gòn.
Riêng, bàn về quận huyện ở Sài Gòn, bên cạnh quận có chữ số: Q.1, Q.2, Q.3, Q.4…, vẫn còn những tên quận được đặt tên với ý nghĩa là vùng đất mới, trù phú và mong muốn an lành như Tân Bình, Bình Chánh, Bình Thạnh,…
Ngã tư Bảy Hiền
Ngày nay, ngã tư Bảy Hiền là giao lộ trọng yếu của Q. Tân Bình nối Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Hoàng Văn Thụ - Lý Thường Kiệt. Chắc hẳn, người Sài Gòn đã quá quen thuộc với địa danh này. Thế nhưng Bảy Hiền là ai, và vì sao người ta lại lưu giữ cái tên này đến tận bây giờ không đổi thì ít ai hiểu được.
Theo đó, Bảy Hiền tên thật là Trần Văn Hiền, là một chủ điền nổi tiếng ngày xưa. Không chỉ giàu có, ông Hiền còn giàu lòng thương người. Vào mỗi dịp Rằm hằng tháng, ông thường đem bạc đựng trong hai thúng đầy trước nhà (nay là Trung tâm văn hoáTân Bình) để phân phát cho dân nghèo. Vào ngày nọ, người dân tập trung đông đúc chen lấn lấy bạc khiến hai đứa trẻ chết ngạt. Ông Hiền đau khổ, dằn vặt. Từ đó, ông không phát tiền nữa, mà mỗi tháng sẽ cho người đem sổ sách ra ngay ngã tư bây giờ, cứ ai khó khăn thì trình bày, ký báo thì ông sẽ giúp đỡ.
Sau khi mất, người Sài Gòn nhớ ơn ông Bảy Hiền mà gọi địa danh này là ngã tư Bảy Hiền.Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.
Chợ Bà Hoa
Về địa danh nhằm bày tỏ lòng kính yêu đối với những người có lòng tốt, có công xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam này, ta còn bắt gặp chợ Bà Hoa, chợ Bà Điểm, ngã ba Ông Tạ,… Theo đó, ngày trước có người phụ nữ tên Hoa, dân gốc Bắc di cư vào Nam. Vì yêu nếp sống và ẩm thực xứ Quảng nên đã mua miếng đất trũng rồi đổ đất xây nên ngôi chợ, phân lô và cho mọi người thuê buôn bán. Người ta nhớ ơn nên gọi mãi là chợ Bà Hoa - một khu chợ đặc biệt dành riêng cho xứ Quảng. Hay ngã ba Ông Tạ cũng là để nhắc nhớ tấm lòng thương người của vị lương y Thủ Tạ hay ra tay cứu người thời trước.
Hàng Xanh
Là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP. HCM, Hàng Xanh quen thuộc với mọi người Sài Gòn. Thế nhưng, bạn có biết rằng, địa danh này hình thành là bởi sự đọc chệch, viết sai chính tả của người miền Nam?
Theo nhiều nghiên cứu, ban đầu địa danh có tên Hàng Sanh (Sanh là một loại cây lớn, nhánh có tua, về loại cây da, mà lá nhỏ). Ngày trước, dọc đường nay vẫn có 2 hàng cây sanh lớn được người dân trồng. Vì quen thuộc nên họ gọi khu vực bằng tên cây là Hàng Sanh. Song, do sau này người miền Nam không phân biệt “s” và “x”, cũng như viết sai chính tả đã tạo nên sự thay đổi của địa danh thành Hàng Xanh như hiện nay.
Cầu Bông
Người Sài Gòn vẫn quen thuộc với những cây câu nối liền các quận ở Sài Gòn như Chà Và, Thị Nghè… Cầu Bông cũng là một phần như thế. Cầu nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, hiện nay nối liền Q.1 với Q. Bình Thạnh. Theo đó, cầu Bông được xây dựng vào thế kỷ 18, do một viên vương người Khmer bắt cầu cho dân tiện đường sang sông.
Tên gọi cầu Bông có nhiều giả thuyết đặt ra, tuy nhiên theo nghiên cứu thì vào đời Tả quân Lê Văn Duyệt đã cho xây một vườn hoa gần cầu, người dân quen thuộc gọi là cầu Hoa. Sau này, vào đời vua Mạng, vì hiện tượng kỵ húy với tên gọi của vợ vua là bà Hồ Thị Hoa nên người ta phải đổi hẳn sang cầu Bông. Bởi lẽ, với người Nam, từ bông là cách gọi khác để chị hoa cỏ.
Bến Nghé
Từng là tên một bến nước xưa, rồi thành tên rạch, tên sông và giờ Bến Nghé trở thành địa phận hành chính của Q.1 (TP.HCM). Hiện nay, người ta vẫn có nhiều lý giải tên gọi của địa danh này, tuy nhiên nguồn gốc thì luôn gắn liền với hình ảnh con trâu.
Theo Trịnh Hoài Đức, Bến Nghé trước đây là bến nước tụ họp cho trâu con uống nước, do một tên rất cũ là Kompong Krabey (bến trâu) đã được Việt hóa. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác cũng thêm rằng: Bến Nghè từng không phải là nơi trâu uống nước mà theo tương truyền, trên sông này ngày trước có rất nhiều cá sấu sống, đêm đêm chúng kêu lên văng vẳng như tiếng gầm của trâu rống, nên được người ta gọi là “nghé” kết hợp với “bến” trong từ bến nước.
Dù cách lý giải như thế nào, ta vẫn thấy rõ ràng, ở nơi này đã từng là một địa bàn có cuộc sống của thú rừng, cây cỏ trù phú,… đặc trưng của vùng sông nước phương Nam.
Đa Kao
Bạn có tin rằng, Đa Kao nghe có vẻ Tây hóa, nhiều người thường ngộ nhận là địa danh tiếng Pháp, thực ra lại là một từ rất Thuần Việt bị người dân đọc chệch và phiên âm mà thành.
Theo đó, Đa Kao bắt nguồn từ tên vùng đất Sài Gòn xưa gọi là Đất Hộ. Sau này, vào thời Pháp, người Việt phải phiên âm tên đất sang tiếng nước ngoài thành Đa Kao để dùng trong hành chính. Từ đó, cái tên Đất Hộ bị quên lãng, người hiện nay chỉ còn nhớ về địa danh Đa Kao là một phường hành chính thuộc Q.1, TP.HCM.
Thế đấy, mới thấy mảnh đất Sài Gòn vẫn luôn chứa đựng những điều thú vị và hấp dẫn về mỗi mảnh đất, vùng miền, công trình,… Ngoài ra, còn có “Ngã năm chuồng chó” là do nơi đây từng là trường quân khuyển, có “Hóc Môn” là hóc nước có mọc nhiều loại cây môn, hay Java, Thủ Đức,… đều có những cách lý giải thú vị khác nhau. Càng tìm hiểu, càng hiểu về mảnh đất và con người nơi đây lại mới thấy yêu mảnh đất diệu kỳ này hơn cả.
Huy Hậu - Vũ Nguyễn - Đại Thạch.