Nội dung thư

Wednesday, January 28, 2015

* IS thứ hai ra đời: Sự tàn độc lên đến tận cùng!

Tags: Boko Haram, Nhà nước Hồi giáo, cuộc tấn công, Phía Đông Bắc, người phụ nữ, khủng bố, thứ hai, tận cùng, của nhóm, mức độ, lãnh thổ, Nigeria, tàn, IS, độc
Năm 2014, thế giới chứng kiến sự nổi lên đáng sợ của nhóm Nhà nước Hồi giáo IS. Trong khi cộng đồng quốc tế còn chưa hết choáng váng về mức độ tàn bạo của nhóm khủng bố được xem là khét tiếng nhất thế giới hiện nay này thì một IS thứ hai ra đời với mức độ tàn độc đến tận cùng. Có lẽ, chưa bao giờ người ta cảm nhận được mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan với thế giới lại khủng khiếp đến vậy.
TIN LIÊN QUAN
Boko Haram “quậy tơi tả” khiến vùng Tây Phi tính lập quân đội chung
Boko Haram giết hại nhiều người trong cuộc tấn công “hèn hạ”
Boko Haram đột kích, thảm sát dã man một ngôi làng



Ảnh minh họa

Phiên bản IS thứ hai
Cái tên Boko Haram giờ đây không còn xa lạ với cộng đồng thế giới mà thay vào đó, nhắc đến hai từ này người ta không khỏi giật mình kinh hãi. Boko Haram đang phát triển từ một nhóm khủng bố quy mô nhỏ thành một “quốc gia nhỏ” với lãnh thổ riêng, giống với Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng được thành lập ở vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Iraq và Syria. Boko Haram hiện tại đang kiểm soát một khu vực lãnh thổ ở Nigeria có diện tích rộng ngang bằng cả đất nước Costa Rica hoặc Slovakia.
Theo ước tính của tờ The Telegraph của Anh, lãnh thổ mà nhóm Boko Haram chiếm đóng rộng khoảng 52.000 km vuông. Một trong những thành phố mới nhất bị nhóm Boko Haram chiếm đóng là bang phía bắc Borno của Nigeria, gần với Lake Chad.
Lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan Boko Haram hiện đang nắm quyền kiểm soát 11 khu vực với hơn 1,7 triệu dân. Lãnh thổ của chúng trài dải từ Rặng núi Mandara nằm trên khu vực biên giới phía đông với Cameroon đến Hồ Chad ở phía bắc và Sông Yedseram ở phía tây.
Nhóm Boko Haram dường nhưng đang sao chép đúng phiên bản của nhóm Nhà nước Hồi giáo – một nhóm sau khi đánh chiếm các khu vực lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq hồit háng 6 năm ngoái đã tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Hiện tại, khu vực mà IS đang kiểm soát là khoảng tầm 39.000 km vuông (tương đương với diện tích của Thuỵ Sỹ) đến 90.000 km vuông (khoảng tầm diện tích của Bồ Đào Nha).
Sau khi Nhà nước Hồi giáo tuyên bố thành lập “vương quốc” riêng của chúng, Boko Haram cũng làm điều tương tự ở thành phố đông bắc Gwoza của Nigeria. Đây là nơi chúng chiếm được hồi tháng 8.
“Có sự sao chép ở đây. Nếu ISIL (hiện được gọi là IS hoặc cũng được biết đến dưới cái tên ISIS) có thể tuyên bố thành lập nhà nước thì chúng cũng có thể làm vậy”, ông Andrew Pocock – cao uỷ của Anh tại Nigeria cho biết. Theo ông Pocock, nhóm Boko Haram muốn “được các chiến hữu coi là những chiến binh Hồi giáo trưởng thành” và để thể hiện rằng chúng có thể kiểm soát lãnh thổ, có thểkiểm soát một nhà nước.
Boko Haram tàn độc đến mức nào?
Phiên bản IS thứ hai tàn độc không kém, nếu không nói là còn còn khủng khiếp hơn phiên bản gốc.
Theo các nhân chứng cho biết, các chiến binh thuộc Boko Haram đã giết hại ít nhất 2.000 người trong cuộc tấn công vào bang Borno mặc dù quân đội Nigeria chỉ đưa ra con số là 150 nạn nhân. Tổ chức Ân xá Quốc tếcho biết, cuộc tấn công của nhóm Boko Haram vào bang Borno là cuộc tấn công đẫm máu nhất, tàn khốc nhất mà nhóm khủng bố này thực hiện kể từ khi chúng nổi lên năm 2009.
Một nhân chứng sống sót sau vụ tàn sát đẫm máu của Boko Haram chưa hết bàng hoàng cho biết: “Trong suốt đoạn đường kéo dài 5km, tôi liên tục dẫm phải các thi thể người cho đến khi tôi trốn được đến ngôi làng Malam Karanti gần Baga. Nơi này cũng đã bị đốt cháy trụi và bị bỏ hoang”.
Boko Haram không giới hạn các cuộc tấn công của chúng ở Nigeria. Những nước như Chad và Cemeroon cũng đều là mục tiêu của lực lượng chiến binh Hồi giáo Boko Haram. Hồi tháng 12 năm ngoái, nhóm này đã từng tiến sát tới khu vực Cận Bắc của Cameroon. Tuy nhiên, quân đội Cameroon đã thành công trong việc đánh bật nhóm khủng bố trên ra khỏi lãnh thổ của họ.
Trước đó nữa, hồi tháng 4 năm ngoái, Boko Haram từng khiến thế giới sốc và choáng váng khi bắt cóc cùng lúc 276 nữ sinh trong một cuộc tấn công vào làng Chibok ở phía đông bắc Nigeria. Hành động của chúng đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. 60 cô gái đã trốn thoát. 219 cô gái còn lại phải cải sang đạo Hồi và phải cưới các chiến binh của nhóm Boko Haram.
Hội đồng Quan hệ Quốc tế ở Washington công bố một con số đáng sợ là riêng trong năm 2014, nhóm Boko Haram đã giết hại hơn 10.000 người và khiến hơn 1 triệu người Nigeria phải rời bỏ nhà cửa.
Mức độ tàn độc của nhóm Boko Haram còn thể hiện ở việc chúng thẳng tay giết chóc dân thường, trẻ không thương, già không tha.
Một nhân chứng chứng kiến tận mắt cuộc tấn công của nhóm Boko Haram vào Baga trên bờ Hồ Chad, phía đông bắc Nigeria, đã kể lại rằng, người phụ nữ đã bị các tay súng của Boko Haram bắn chết một cách thảm thương bởi những viên đạn lạnh lùng khi đang lâm bồn và đứa con nhỏ của cô còn chưa kịp cất tiếng khóc chào.
"Một nửa thân hình của cậu bé sơ sinh đã ra được bên ngoài và người phụ nữ đã chết như vậy”, nhân chứng giấu tên cho biết. Hình ảnh này đã khiến không ai là không cảm thấy sởn da gà vì xúc động, vì xót thương vô cùng cho người phụ nữ và đứa bé đồng thời cũng căm phẫn vô cùng, tức giận vô cùng trước sự tàn ác của những kẻ khủng bố.
Boko Haram đi đến nơi đâu thì nơi đó nhanh chóng trở thành vùng chết chóc, hoang tàn. Chỉ trong 4 ngày tấn công vào thành phố Baga và Doron Baga, lực lượng của phiên bản IS thứ hai đã san phẳng mọi thứ nơi đây.


Chủ nghĩa khủng bố ngày càng khiến người ta cảm thấy sốc đến tận cùng, nổi da gà trước những hành động tàn ác, dã man chưa từng có! Tổ chức Ân xá Quốc tế mới đây cho biết, những chiến binh của nhóm Boko Haram đã tàn độc đến mức giết cả người phụ nữ đang sinh con.

>> Rợn tóc gáy khủng bố giết cả phụ nữ đang sinh

Mức độ tàn độc đến tận cùng của nhóm Boko Haram còn thể hiện ở việc chúng sử dụng những em bé bắt cóc được cho các vụ tấn công tự sát. Hồi cuối tuần vừa rồi, 3 người đã thiệt mạng và 46 người bị thương khi hai em bé tự cho nổ tung khối chất nổ mang theo mình ở phía đông bắc Nigeria. Trước đó một ngày, một bé gái 10 tuổi khác cũng đã trở thành quả bom sống phát nổ, khiến ít nhất 16 người ở khu vực phía bắc Nigeria chết thảm.
Cần một cuộc chiến chống Boko Haram
Nổi lên là một nhóm chiến binh hung tàn và khát máu hàng đầu thế giới, Boko Haram đang ngày một mạnh lên và đang reo rắc nỗi kinh hoàng thực sự đối với cộng đồng thế giới. Trong bối cảnh này, rất cần một cuộc chiến diệt trừ Boko Haram giống như cuộc chiến chống Al Qaeda và IS.
Khi thế giới đang mải tập trung vào loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở nước Pháp thì Boko Haram tiếp tục tiến lên, mở rộng lãnh thổ và reo rắc cái chết trên khắp đất nước Nigeria. Mạng lưới khủng bố Nigeria này trong một thời gian ngắn đã cho thấy mức độ tàn độc lên đến tận cùng và người ta bắt đầu kêu gọi một cuộc chiến chống Boko Haram.
“Nếu chúng ta không chặn bước tiến của chúng thì chúng ta sẽ phải đón nhận một nhóm khủng bố kinh hoàng, khủng khiếp. Chúng sẽ không lùi bước và tiếp tục tiến lên”, nghị sĩ Sheila Jackson Lee của Mỹ cho biết. Dọc con đường tiến lên của Boko Haram sẽ chỉ là sự chết chóc, tàn phá đến rợn người.
Giới nghị sĩ Mỹ đang kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama tham gia sâu hơn, nghiêm túc hơn và bền bỉ hơn vào nỗ lực quân sự ở Nigeria nhằm diệt trừ nhóm khủng bố Boko Haram.
Tuy nhiên, để làm được điều đó không hề dễ dàng khi mà giới chức Mỹ và Nigeria ngày càng thiếu lòng tin với nhau. Sau vụ gần 300 nữ sinh bị bắt cóc ở Nigeria hồi tháng 4 năm ngoái, Mỹ cam kết sẽ ủng hộ và giúp đỡ Nigeria tìm kiếm những nữ sinh mất tích. Mỹ đã cử máy bay do thám không người lái và đã phái 30 chuyên gia an ninh, tình báo, trong đó có Tướng David Rodriguez – vị tướng hàng đầu trong phái bộ của Mỹ ở Châu Phi, đến Nigeria để giúp đỡ quân đội trong việc tìm kiếm, giải cứu các nữ sinh.
Tuy nhiên, 10 tháng sau, không một nữ sinh nào được cứu thoát.
Hồi tháng 12 năm ngoái, chính phủ Nigeria đã đột ngột chấm dứt hoạt động của Mỹ trong việc đào tạo binh lính chống Boko Haram. Việc Mỹ không chịu bán trực thăng Cobra cho Nigeria cũng khiến quốc gia Châu Phi này tức giận.
Giới chức Nigeria cáo buộc chính quyền của Tổng thống Obama không cung cấp sự giúp đỡ đủ cần thiết cho họ trong cuộc chiến chống Boko Haram. Đáp lại, giới chức Mỹ lên án quân đội Nigeria về vấn đề nhân quyền. Các nhóm nhân quyền từ lâu đã cáo buộc quân đội Nigeria thường xuyên thực hiện các vụ giết chóc, tra tấn và bắt giữ trái phép người dân.
Sắp tới sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở Nigeria và người ta hy vọng tình hình sẽ sáng sủa hơn sau cuộc bầu cử. Điều đó sẽ giúp cho cuộc chiến chống Boko Haram hiệu quả hơn. Kiệt Linh
(Theo_VnMedia)
VietBao.vn (Theo VnMedia)