Nội dung thư

Thursday, January 22, 2015

* Tự Do Báo Chí: Thế Lực và Trách Nhiệm của Đệ Tứ Quyền


Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLMJanuary 8, 2015


1.Thế Nào Là ĐệTứ Quyền?
Thuật ngữ “Đệ Tứ Quyền” có lẽ được ghi nhận lần đầu bởi học giả Pháp, Alexis de Tocqueville, trong tác phẩm De la démocratie en Amérique[1833], khi xác định bốn quyền lực như sau:
quyền lực trung ương [pouvoir fédéral, cấp liên bang], với sự phân nhiệm thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp;
quyền lực địa phương [pouvoirs fédérées, cấp tiểu bang];
quyền lực vận động hành lang [lobbies, tranh thủ lá phiếu];
quyền lực của báo chí, truyền thông [presse].

Tại Hoa Kỳ, báo chí thường được nhắc tới như sự thể hiện đa dạng của đệ tứ quyền, với khả năng và nhiệm vụ đương đầu với ba quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lúc ban đầu, nhà soạn thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ [1787] chỉ đặt trọng tâm vào cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương, trên nền tảng tam quyền phân lập, hay phân quyền, phân nhiệm giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với tác dụng kiểm soát tạo thăng bằng [check-and-balance] trong chính quyên.
Phải đợi tới năm 1791 khi mười Tu Chính Án đầu tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ được Quốc hội phê chuẩn dưới danh xưng “Tuyên Ngôn Dân Quyền” [Bill of Rights], tiếp theo bởi ba Tu Chính Án XIII [1865], XIV [1868], và XV [1870],quyền lực của người dân mới thực sự được xác định và bảo vệ từ cấp Liên bang tới cấp Tiểu bang. Căn cứ vào Tu Chính Án Một, luật pháp không được biệt đãi một tôn giáo, lẫn cấm đoán tự do tín ngưỡng liên hệ; không được cản trở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền hội họp ôn hoà và thỉnh cầu chính quyền sửa sai:[1]

«Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.” [Amendment I,(1791)].
Báo chí [the press] đích danh được nêu lên tại Tu Chính Án Một, song song với những quyền công dân khác. Vậy, báo chí và các cơ sở truyền thông, truyền tin liên hệ cần làm những gì để trở thành đệ tứ quyền hiến định?
Trước hết, Hoa Kỳ không có một bộ thông tin nhà nước đặc trách khơi mào, chỉ thị, kiểm duyệt và hạn chế tin tức, mà lại để các hệ thống truyền thông và truyền hình tư chủ động làm công việc quảng bá những điều cần biết, cần hiểu, trên căn bản tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, theo mức độ tự kiểm và lương tâm nghề nghiệp. Người làm báo, truyền thông và truyền hình tại Hoa Kỳ và các nước tự do trên thế giới khi có nhiều quyền hành và thế lợi thì cũng có nhiều trách nhiệm và bổn phận, nhất là về mặt thủ tục nghề nghiệp trọng hiến, trọng pháp và về mặt luân lý xã hội, tôn trọng công lý, lẽ phải và lý tưởng nhân đạo.

2. Thế Lực và Trách Nhiệm của Báo Chí Truyền Thông
Thế lực của báo chí truyền thông, truyền hình phát xuất từ sứ mạng căn bản bảo vệ nền dân chủ. Trong mọi nghiệp vụ, nhà báo phải tuân theo và bảo trọng tự do ngôn luận, tự do tư tưởng tôn giáo, quyền hội họp và thỉnh cầu chính quyền sửa sai; quyền nhân dân được bảo vệ chính đáng.
Cũng theo quan niệm của cựu nghị sĩ Gary Hart, trong tác phẩm The Fourth Power,[2] truyền thông có bổn phận tham dự vào trọng tâm đệ tứ quyền như một nguồn lực bảo trọng các quyền hành dân sự hiến định, nhất là tự do ngôn luận, tự do báo chí thành một mẫu mực chiến lược toàn cầu.
Thật vậy, báo chí ứng dụng hiến pháp và luật pháp hiện hành quy định tự do tin tức [Freedom of Information Act] để thi hành nghiệp vụ phóng sự, điều tra và phổ biến sự thật; đăng tải những sai trái trong công vụ, những bấp bênh, thâm hụt từ nền tảng tới các cơ sở kinh tế tài chính điển hình; tường trình những tai ương nhân tạo trong khu vực xã hội, an ninh, quốc phòng v.v., hầu kịp thời thông báo quần chúng và cảnh giác các nhà hữu trách liên hệ về từng nội vụ.

Điển hình là sau vụ Watergate [1972], mà hai phóng viên Carl Bernstein và Bob Woodward của Washington Post đã điều tra và đưa lên mặt báo, TT Nixon đã phải giải nhiệm [1974] và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ cũng thay đổi, cùng ảnh hưởng đối với Việt Nam, Trung Hoa và Nga Sô.
Nhờ sự can thiệp của đệ tứ quyền trong nhiệm vụ kiểm soát và thông tin, các cơ sở chính quyền và tổ chức liên hệ đã phãi gìn giữ một mức độ hữu hiệu trong sáng, khi thi hành nhiệm vụ.
James Mill [1773-1836] là người đầu tiên nói tới khái niệm “canh chừng” của giới báo chí, dưới danh hiệu “watchdog”, với sứ mạng bảo tồn giá trị tự do dân chủ. Cũng theo khái niệm canh chừng và bảo trọng những giá trị nhân quyền mà một hiệp hội quốc tế phi chính phủ đã dùng danh xưng Human Rights Watch. Khái niệm canh chừng này cũng tương đương với khái niệm kiểm soát tạo thăng bằng [check-and-balance] giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chỉ khác là ảnh hưởng đối chiếu ở đây cốt để duy trì mức độ hài hoà song phương, chính trực giữa công quyền và công dân, giữa biện pháp cai trị và cứu cánh phục vụ dân chúng, giữa chính thể và tư nhân. Như vậy báo trí giữ đúng vai trò thông tin va khuyến khích một trạng thái trọng pháp, trọng sinh, xây dựng tiến hoá trong thế đối sử bình thường giữa quyền lực cai trị và giới bị trị.
Mức độ hài hoà song phương sẽ suy giảm đến độ mất hẳn đi, nếu có sự lạm quyền, vi phạm của bất cứ bên nào. Giới truyền thông có bổn phậm kịp thời thông báo lẫn cảnh tỉnh những thế lực liên hệ. Truyền thông báo trí và cả dư luận quần chúng đóng vai trò “xì hơi” cảnh cáo, trước khi có náo loạn, dấy biến. Người dân phải biểu tình, chống đối, nổi loạn, khi chính quyền đi ngược lại với lòng dân, ngược lại với công lý, hay sao nhãng quyền lợi và an sinh của dân.

Ngay tại Hoa Kỳ, sau khi ra một loạt những Tu chính XIII [1965] bãi bỏ chế độ nô lệ, Tu chính XV [1870] cho phép toàn dân đi bầu, không phân biệt chủng tộc, màu da, sau khi đã thảo hơn 10 Đạo Luật về Civil Rights Act từ năm 1875 cho tới 1964, hiện tượng kỳ thị, phân cách [discrimination & segregation] sắc dân da đen vẫn mặc nhiên hoành hành trên toàn quốc. Do đó, báo trí mọi giới đã canh chừng, cảnh cáo và bắt buộc phải truyền tin mạch lạc về những vụ xung đột, bạo động ngay trong nước, điển hình các cuộc nổi loạn tại Harlem [1964], Watts [1965], Detroit [1967], và gần đây là cuộc phá phách các khu phố Los Angeles [1992] để chống đối cảnh sát đánh đập tàn nhẫn Rodney King. Obama đã được chọn làm ứng cử viên Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống 2008 thay vì Hilary Clinton, “phần nào” vì ảnh hưởng của giai đoạn kỳ thị chủng tộc, da màu trước đây, cùng với cái “mặc cảm tội lỗi” của thành phần cấp tiến Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn hiện đại, truyền thông báo chí tự do trên toàn thế giới cũng đứng lên thông tin và cảnh cáo về những sai trái nơi chính quyền, những tai ương nhân tạo do chiến tranh, nổi loạn xẩy ra trên khắp thế giới, tại Phi Chấu, Trung Âu, Trung Đông, Á Châu, nhất là về những vụ trà đạp nhân quyền, cướp bóc tài sản, phá hoại kinh tế tại Trung Quốc, Việt Nam. Đương nhiên giới truyền thông nhà nước cộng sản chỉ sử dụng sứ mạng loan tin một chiều để a tòng với chính quyền phạm pháp, để bênh vực kẻ lạm quyền triệt hại dân oan, kẻ hèn với giặc ác với dân đã từng bán ranh, bán đảo.

Do đó, thế lực của báo chí truyền thông còn phải tương xứng với sứ mạng đăng tải tin tức xác thực, thông tri kiến thức, và phổ biến những điều cần biết để người dân tìm hiểu và chọn lựa thái độ liên hệ với thời cuộc. Nhờ vậy, báo chí truyền thông có bề thế gây ảnh hưởng sâu sắc trên dư luận quần chúng.

Nhưng cũng có lúc thi hành nghiệp vụ, báo chí có thể thiếu sót hoặc sơ ý đăng tải tin tức sai lạc. Trong những trường hợp tương tự, báo chí tự động phải kịp thời đính chính, sửa sai đúng nơi, đúng mức.

Tệ hơn nữa, báo chí khi loan tin tức thất thiệt với dụng ý khai thác, trục lợi, hoặc vì cẩu thả, ác ý, sẽ mất quyền tự do ngôn luận [unprotected speech] và sẽ bị chế tài. Thật vậy, toà soạn, phóng viên, và người đăng tin thất thiệt có thể bị liên đới về mặt trách nhiệm dân sự, nếu họ chủ tâm đăng tải hoặc tái đăng những tin tức có tính cách mạ lỵ, phỉ báng, sai sự thật. Vì thế nhà báo phải thận trọng kiểm soát bài vở đăng tải, phải kiểm chứng tài liệu và nguổn gốc tin tức sử dụng.

Nhà báo chỉ được miễn trách nếu tài liệu đăng tải có tính cách trung thực và có lợi cho công chúng. Tuy nhiên, sự thật đôi khi bị cấm đoán phô bày, nếu tin tức, tài liệu đem phổ biến vi phạm đời tư cá nhân, nếu sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo thương mại, hoặc chụp lén “nơi tư gia”, hoặc phổ biến các tài liệu mật về thuế khoá, tín dụng, y tế, điều trị của một cá nhân v.v.
Riêng đối với các chính khách, các nhân vật có tên tuổi, “nổi tiếng trong xã hội”, được chỉ định chung là người của công chúng [public figures],[3] nếu muốn kiện nhà báo đăng tin sai quấy, nguyên đơn không những phải chứng minh [a] có sự thất thiệt, bêu xấu rõ rệt, có mạ lỵ phỉ báng thậm từ, làm thiệt hại cho đương sự, mà còn phải chứng minh [b] nhà báo có manh tâm, ác ý [biết tin sai mà vẫn sử dụng, vẫn đăng tải], hoặc quá độ chểnh mảng coi thường hư thực [không kiểm chứng căn bản xác thực] của nội vụ, hay của tài liệu đem sử dụng.[4]
Như vậy, thế lực của báo chí truyền thông được xác định bởi sứ mạng gìn giữ truyền thống dân chủ hiến định, đồng thời bởi nghiệp vụ tôn trọng sự thật và phục vụ giá trị nhân bản của người dân, của độc giả. Nếu không tôn trọng giá trị hiến pháp, nếu không bênh vực mẫu mực dân chủ và lý tưởng nhân đạo, báo chí sẽ đi ngược lại với công lý và lẽ phải, sẽ lầm lẫn và gây ảnh hưởng rối loạn nơi quần chúng.
Đó là thứ báo chí gia nô, bị tiền tài và thế lực công quyền mua chuộc, xỏ mũi, bịt mắt, bịt miệng. Đó là thứ báo chí pa-nô, đăng tải tin tức thảo sẵn, nghiêng ngửa với tuyên truyền, tuyên huấn, chỉ thị một chiều. Loại báo chí sự-thật-nhà-nước kiểu Pravda,[5] do công an, đảng phiệt, tài phiệt giựt dây, chế tạo, không thể nào đem ra so sánh với thuật ngữ “đệ tứ quyền” một cách tử tế, trong sáng.
Tạm Kết


Từ thế kỷ 20 tới nay, đệ tứ quyền không còn thu hẹp trong loại báo chí ấn loát đăng tải [presse écrite] mà đã bành trướng thành cơ sở truyền thanh, truyền hình, và gần đây thành mạng lưới diễn đàn [websites], điện báo [web pages], ký sự mạng lưới như blog [viết tắt từ “web log”], Facebook, Youtubev.v.

Đệ tứ quyền như vậy mỗi ngày mỗi phồn thịnh, sáng tạo, trẻ trung, linh động, mỗi lúc thực hiện trạng thái toàn diện của hệ thống dân chủ toàn cầu, không ranh giới, không kỳ thị.
Trong thế năng nổ của truyền thông hiện đại, “tất nhiên một nền báo chí tự do có thể là tốt hoặc xấu. Nhưng chắc chắn, nếu không có tự do ngôn luận, ắt sẽ tai hại vô cùng. Tự do là cơ hội cải tiến trong khi nô chế chỉ đem lại tì tịch và khốn đốn [Albert Camus, 1960].[6]
Nhưng dù sinh hoạt ở bất cứ dạng nào, bất cứ ở đâu, do bất cứ lực lượng nào đảm trách thi hành, đệ tứ quyền nếu muốn giữ đúng sứ mạng và khả năng tồn tại vẫn phải tôn trọng những tiêu chuẩn căn bản về tự do ngôn luận, phẩm giá nhân bản, công lý và nhân ái. Đệ tứ quyền phải luôn luôn của dân, bởi dân, vì dân [Of the People, By the People, For the People].
TS-LS Lưu Nguyễn Đạt


www.vietthuc.org



Bài đăng lần đầu March 16, 2010
cập nhật Jan 8, 2015
[1] Bất cứ đạo luật nào được ban hành ngược lại tinh thần bản tu chính trên sẽ phải coi là “bất hợp hiến”.
[2] Gary Hart, The Fourth Power: a new grand strategy for the United States in the 21st century (Oxford University Press, 2004);
[3] Theo án lệ Curtis Pub. Co v. Butts & Associated Press v. Walker, 388 U.S. 130 [1967]
[4] New York Times v. Sullivan, 376 U.S. 254 [1964]
[5] Pravda, tiếng Nga có nghĩa nghịch lý là “Báo Sự Thật”, loại công bố một chiều.
[6] Lưu Nguyễn Đạt, “Khái Niệm về Tự Do Ngôn Luận”, Tư Tưởng Việt, 2003, trang 120, endnote # 24. “Une presse libre peut, bien sûr, être bonne ou mauvaise, mais sans liberté, elle ne pourra qu’être mauvaise… », Albert Camus, Ecrivain, France, 1960.








Báo Chí & Hiện tượng Phỉ báng Mạ lỵ tại Hoa Kỳ
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
January 10, 2015

Hiện tượng Phỉ Báng Mạ lỵ qua lịch sử Anh-Mỹ
Năm 1637, luật sư văn sĩ, William Prynne, đã viết một cuốn sách trong đó chỉ trích Nữ Hoàng. Thẩm phán đoàn triều đình đã xử Prynne phạm tội phỉ báng [libel] và quân phản [phạm thượng nhà vua– lese majesty] với bản án tù chung thân. Ngoài ra, tội nhân còn bị xẻo tai trước khi vào lao thất.
Tại Hoa Kỳ, dưới thời thuộc địa Anh, toà cũng xét xử về một vụ phỉ báng mạ lỵ tương tự. John Peter Zenger là chủ nhiệm một toà báo tại Tiểu bang New York. Ông bị bắt vì đã đăng tin chỉ trích vị Thống đốc Tiểu Bang này. Có khác là luật sư chỉ định Andrew Hamilton bào chữa cho Zenger đã thắng kiện [1735] vì lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng, luật sư này đã nêu căn bản sự thật [truth] làm chứng cứ miễn trách hoàn toàn về tội phỉ báng mạ lỵ trên. Trước đó, toà không phân biệt nội dung của sự phỉ báng mạ lỵ là đúng hay sai [cứ chỉ trích là bị tội, dù đó là sự thật. Hiện tượng này vẫn còn xẩy ra ở các quốc gia chậm tiến, chuyên chế, độc đoán].
Căn Bản Pháp lý của Phỉ Báng Mạ lỵ Ngày Nay
Phỉ báng [libel] là những phát biểu bêu xấu, có thể trông thấy được, dưới hình thức văn bản, ấn loát, hình ảnh, phim ảnh. Còn mạ lỵ [slander] là những lời lẽ bêu xấu đã xuất khẩu và có người nghe được.
Phỉ báng và mạ lỵ là những sai phạm [torts/civil wrongs] trong việc phổ biến tin tức thất thiệt làm thiệt hại tới danh dự, nghề nghiệp, uy tín và tinh thần của một người trở thành nạn nhân của những sai phạm đó. Luật pháp coi phỉ báng và mạ lỵ cùng một thành tố sai phạm như nhau.
Muốn thắng một vụ kiện dân sự về phỉ báng mạ lỵ, nguyên đơn phải chứng minh được bốn thành tố sau đây:
bị đơn phát biểu bêu xấu dưới hình thức phỉ báng mạ lỵ, vu khống, thất thiệt;
phổ biến tới một đệ tam nhân hay nhiều người khác không phải là nguyên đơn;
nguyên đơn bị chỉ trích rõ rệt, đích danh trong nội vụ phỉ báng, mạ lỵ;
và nguyên đơn bị thiệt hại dưới hình thức vật chất hay tinh thần, do hậu quả của tin tức thất thiệt, sai quấy đó [mất danh dự, mất uy tín, mất việc làm, phá vỡ gia đình v.v.]
Muốn chứng minh ngôn từ phát biểu là phỉ báng, mạ ly, nguyên đơn chỉ cần chứng minh có một đệ tam nhân thấy, nghe và hiểu đó là phỉ báng, mạ lỵ, dù bị đơn nghĩ và cả quyết đó chỉ là giỡn đùa. Như vậy phỉ báng và mạ lỵ đã thành hình khi lời lẽ, ngôn từ, hình ảnh đã được một đệ tam nhân tiếp nhận, đích danh và trực tiếp.
Trách nhiệm người phổ biến chuyển tiếp một tin thất thiệt cũng ngang trách nhiệm của người đề xướng phỉ báng, mạ lỵ lần đầu, nếu như người tiếp chuyển biết đó là tin thất thiệt, hoặc phải biết như thế, khi có thẩm quyền và cơ hội kiểm soát, chọn lọc, phô bày.
New York Times vs Sullivan [1964]
Trước năm 1964, các Tiểu Bang thường quyết định rằng phỉ báng và mạ lỵ khộng được Tú Chính Án Một bảo vệ [unprotected speech], nghĩa là nhà báo tuyệt đội chịu trách nhiệm về sự phỉ báng, dù không biết điều phổ biến là sai quấy.
Phải đợi tới khi Tối Cao Pháp Viện, trong vụ án New York Times vs Sullivan(1964) thẩm định rằng các chính khách, viên chức [public officials], nếu muốn thắng kiện phải chứng minh:
tin tức phổ biến là thất thiệt, có tính cách phỉ báng, mạ lỵ;
và bị đơn [phóng viên, chủ bút, cơ sở truyền thông] lúc đó có manh tâm ác ý [actual malice] khi truyền tin thất thiệt gây phương hại cho nguyên đơn.
Quan Toà Tối cao Pháp Viện William J. Brennan, xét xử vụ New York times vs Sullivan, đã phán định bị đơn có manh tâm ác ý phỉ báng, mạ lỵ:
nếu bị can biết rõ đó là tin thất thiệt mà vẫn phổ biến;
hoặc chểnh mảng coi thường hư thực khi đăng tin.
Tối Cao Pháp Viện mở rộng đối tác của án lệ “Sullivan” [Sullivan Case] với những người của công chúng [public figures], gồm các nhân vật có tăm tiếng, như tài tử màn ảnh, các tác giả nổi tiếng, các thể thao gia, các nhà kinh doanh năng động, các nhà tài phiệt lớn, có máu mặt v.v.
Đối với các tư nhân, họ chỉ cần chứng minh tin đăng tải là tin thất thiệt, mà không cần chứng minh sự manh tâm ác ý của phóng viên, của toà soạn. Tư nhân sinh sống yên ổn cần được bảo vệ kỹ hơn là các chính khách và nhân vật nổi tiếng trong các vụ phỉ báng mạ lỵ. Do đó nếu thanh danh họ bị xúc phạm, làm họ bị thiệt hại về mặt uy tín trong nghề nghiệp, hoặc mất cơ hội sinh nhai, thì trong vị trí tư nhân, họ chỉ cần chứng minh việc phỉ báng mạ lỵ có tính cách vu khống, thất thiệt là đủ thành tố.
Những Trường Hợp Miễn Trách:
Trong thực tế, có một số trường hợp mà phỉ báng mạ lỵ được miễn trách:
Sự thật căn bản về tin tức phổ biến là yếu tố miễn trách toàn thể; bị đơn không thể nào kiểm điểm mọi chi tiết phụ thuộc sai lầm, miễn những điểm chính đã khả chấp, đúng đắn. Tin tức đó, dù gây thiệt hại cho nguyên đơn, phải được coi là chính xác, không thể quy trách là phỉ báng mạ lỵ [tin tức về sự kiện thương gia X bị phá sản là sự thật, nếu nhà báo có thể chưng tài liệu công bố sự kiện này…dù trong tin ghi nhầm năm, địa điểm tuyên xử khánh tận];
Có sự ưng thuận của nguyên đơn về tin phổ biến [qua phỏng vấn, tin cậy đăng] cũng đủ để miễn trách;
Sự tình cờ phổ biến tin tức thất thiệt cũng có thể là một trường hợp miễn trách [nhà báo không manh tâm, ác ý];
Sự đặc miễn của người trong cuộc [luật sư, bồi thẩm đoàn, chánh án, luật gia] khi có trọng trách tuyên bố, phán quyết, bình luận về nội vụ cũng có căn bản miễn trách liên hệ.
Ý kiến [opinion], quan điểm, dù không đúng hay quá đáng cũng có thể được miễn trách, nếu không nêu lên các sự kiện thất thiệt khác [Nhà báo khi phê bình một tiệm ăn đã chê “cơm dở quá”: ý kiến, phê phán này được miễn trách, nếu không ác ý. Nhưng khi phóng viên còn đăng tin tiệm ăn này từng bị đóng cửa vì mất vệ sinh là điều vu khống, nếu ngược lại sự kiện “bị đóng cửa” chưa từng xẩy ra cho nguyên đơn];
Không có đệ tam nhân tiếp nhận tin thất thiệt cùng là yếu tố miễn trách. Nếu chỉ một mình nguyên đơn nghe được, biết được, thấy được thì đó chỉ là việc cãi cọ, chửi bới lẫn nhau, chưa có tính cách phỉ báng, mạ lỵ. Kể cả trong trường hợp bị đơn không có ý định phổ biến tin tức đó, ngoại trừ tới nguyên đơn, thì người nghe trộm, thấy trộm, hay vô tình tiếp nhận tin tức đó [thư cãi nhau gửi nhầm tời người hàng xóm của bị đơn] sẽ không được coi là đệ tam nhân trong cuộc, và yếu tố phổ biến công chúng hoá sẽ thiếu hụt để bẻ lỗi bị đơn.
Nguyên đơn thường có thành tích bê bối trong xã hội, nay phổ biến thêm một tin xấu cũng không làm thiệt hại hơn cho nguyên đơn [đăng tin đương sư ăn cắp, làm đĩ v.v. khi trong quá khứ đương sự đã có lý lịch, tin tức công khai về những thành tích trên]. Do đó cũng có thể coi là một yếu tố miễn trách.
Bị đơn không bị thiệt hại khi đệ tam nhân, quần chúng tiếp nhận tin tức liên hệ không cho đó là phỉ báng, mạ lỵ [khi nghe bị đơn tuyên bố “ô thằng cha này điên quá, hủi quá!” giữa công chúng, mà những người hàng xóm đều hiểu đó là một phát biểu về tính tình nông nổi, gắt gỏng, khó chơi…của nguyên đơn, thì lời tuyên bố đó không có nghĩa một phỉ báng, mạ lỵ, vu khống].
Không có manh tâm, ác ý khi bất cẩn phổ biến tín sai lầm về các chính khách, người của công chúng, vốn nhiều tai tiếng trong cộng đồng, nghề nghiệp… cũng có thể là một yếu tố miễn trách.
Cân nhắc giữa Luật Phỉ Báng Mạ lỵ và Quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo chí
Luật phỉ báng mạ ly có lắm lúc xung đột với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hiến định, khi đưa tới tình trạng kiểm duyệt [tác phẩm, phim ảnh cho là khiêu dâm, bài hát tục tằn không được trình diễn, cung ứng tại một số địa điểm, thị trường hạn hẹp v.v.].
Nếu Điều 10 của Hội Nghị Âu Châu về Nhân Quyền cho phép giảm bớt tự do ngôn luận để bảo vệ phẩm giá và quyền hạn của người khác, thì rất nhiều Tổ Chức Bênh vực Nhân Quyền trên thế giới tự do lại chống đối những đạo luật chế tài phỉ báng, mạ lỵ về mặt hình [criminalinalize defamation] một cách quá hẹp hòi, tuyệt đối.
Ngày nay vẫn còn có những chế độ cộng sản, độc đoán, chậm tiến, đã lợi dụng nguyên tắc bảo vệ trật tự an ninh xã hội, bảo vệ giáo điều, để kiểm soát, kiềm chế và trừng phạt tự do ngôn luân, tự do báo chí, bất kỳ lúc nào đối tác có sáng kiến đối thoại, có chỉ trích chính đáng, nhưng coi là phản động, bất chính thống.
Thủ Tục Tố Tụng & Bồi Thẩm Đoàn
Tại Hoa Kỳ, kể từ khi có án lệ Zenger [1735], phỉ báng không còn là một tội hình [seditious libel], mà được thụ lý như một vụ hộ [civil case], do bồi thẩm đoàn quyết định về nội vụ và cấp bồi thường thiệt hại dân sự, dưới lời hướng dẫn về mặt pháp lý của quan toà tại chức.
Tại Hoa Kỳ hằng năm có cả hơn trăm vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ, thì trong 75% các vụ kiện đó, bồi thẩm đoàn quyết định cho nguyên đơn được bồi thường cả triệu Mỹ kim. Nhưng khi có kháng cáo, thì các nhà báo bị kiện thường được tha bổng hoặc được giảm bớt số tiềm bồi thường. Lý do là tại tòa sơ thẩm địa hạt, bồi thẩm đoàn thường không mấy thông thạo về luật pháp, nên đã ứng dụng sai luật phỉ báng mạ lỵ khi cho nguyên đơn hưởng bồi thường quá dễ dáng, hoặc quá nhiều. Căn cứ vào những sơ hở kỹ thuật đó, luật sư bên bị đơn [phóng viên, toà soạn] có cơ sở để xin phúc thẩm và thắng kiện lại.
Hậu quả là những vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ thường gây ra những sự xáo động mù mờ, vừa mất thì giờ tố tụng tranh cãi, vừa tốn kém nhiều tiền bạc, mà đôi khi kết quả lại bất giải, hoặc phải giải quyết ngoài pháp đường. Cũng có dư luận cho rằng Tu Chính Án Một chỉ bênh vực giới báo chí mà không bênh vực nạn nhân của quyền lực thứ tư này, khi họ lạm quyền.
Chỉ những cơ sở truyền thông lớn như CBS, New York Times mới dư thừa tài chính để đương đầu với những vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng, còn những nhà báo hoặc cơ sở truyền thông nhỏ cảm thấy rất khó khăn khi bị thưa kiện trong những vụ tương tự. Do đó, luật lệ chế tài phỉ báng mạ lỵ có hiệu ứng đòi hỏi nhà báo phỏng vấn và tường thuật tin tức một cách thận trọng, kỹ lưỡng hơn, giúp độc giả hiểu biết rõ rệt, đúng mức về tình hình thời cuộc liên quan tới đời sống chung quang họ.
Đó cũng là cơ hội để giới báo chí nói chung tự kiểm và phối hợp lương tâm nghề nghiệp với đà tiến hoá của nền dân chủ hiện đại, mỗi lức tăng trưởng và cải tiến để khỏi tự hủy.
Tiến bộ phúc lợi của từng công dân, quyền lực và lương tâm nghề nghiệp phải kết sinh, song hành, đa thức, đa diện.
Sống và cư xử đúng mức; bảo trọng phẩm giá con người; thực thi và dung hoà quyền hạn và trách nhiệm công dân, nghề nghiệp…đó mới là cách sống toàn diện, xứng đáng với con người tự do, tự trọng, khi biết tôn trọng sự thật và lẽ phải song hành.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD,LLB/JD, LLM
Đăng lần đầu ngày 23 March 2010.
Cập nhật ngày 10 Jan. 2015
*********************




TRANH TỤNG DÂN SỰ TRONG CỘNG ĐỒNG

Tác giả : Trương Đình Trung


CẢM NGHĨ VỀ CÁC TRANH TỤNG DÂN SỰ
TRONG CỘNG ĐỒNG


Trong những năm gần đây đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ kiện tụng dân sự về phỉ báng, mạ lị, hay vu cáo giữa người Việt với nhau trong các cộng đồng ở Mỹ, xuất phát từ những lời tuyên bố và bài viết mang tính chất tố Cộng tại các diễn đàn công cộng hoặc trên các phương tiện truyền thông. Điểm đáng chú ý là trong các vụ kiện đó, phần nhiều cả hai bên Nguyên và Bị đều là người Mỹ gốc Việt tị nạn Cộng Sản, từng có quá khứ phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa với tư cách là sĩ quan-công chức, hoặc từng có thành tích hoạt động cho Cộng Đồng Tị nạn. Chính vì vậy, trước đây đã có người gọi các vụ kiện tụng đó là “Phe ta kiện phe mình”, và đa số những ai quan tâm đến sự đoàn kết của cộng đồng đều tỏ ra quan ngại về hiện tượng đó.

Nhưng mới đây, từ một vụ kiện đang diễn ra tại Austin, Texas, một luồng dư luận mới nảy sinh cho rằng Cộng Sản Việt Nam đang âm mưu dùng các vụ kiện như vậy để “ bắn tỉa” những người quốc gia chân chính, hoặc để “ bịt miệng” những nhà đấu tranh chống Cộng tích cực ở hải ngoại.

Nghĩa là các vụ kiện tụng không hẳn là “phe ta kiện phe mình” giữa nội bộ những người tị nạn chống CS như nhiều người đã nghĩ, mà có thể là giữa người quốc gia một bên và bên kia là do CSVN ngấm ngầm hậu thuẩn trong mưu toan thực hiện nghị quyết 36. Tiêu biểu nhất cho dư luận này là ông Đoàn Trọng Hiếu với bài viết nhan đề: “Phải Chăng Việt Cộng Đang Bắn tỉa Người Quốc gia Qua Các Vụ kiện?” Trong bài đó ông Hiếu nghi ngờ rằng CSVN đang ít nhiều nhúng tay vào các vụ kiện liên quan đến lằn ranh Quốc-Cộng, sử dụng luập pháp Hoa Kỳ để “bắn tỉa, triệt hạ những người quốc gia chân chính đang chống lại chúng.”

Quan điểm của ông Hiếu, tuy được một số người hưởng ứng, nhưng cũng có người không hoàn toàn tán đồng. Phản hồi bài của ông Hiếu, có bài của một nhà báo kỳ cựu là ông Vũ Ánh với nhan đề “Chống Cộng Mà Không Bị Kiện”. Ông Ánh cho rằng trong khung cảnh hiện nay, cuộc đấu tranh Quốc-Cộng đòi hỏi khả năng thuyết phục về mặt chính trị và sức thu hút văn hoá nghệ thuật của người quốc gia hơn là sự áp đặt bằng công kích, chỉ trích hay lên án; và rằng với chính nghĩa trong tay, nếu người quốc gia tuân thủ đầy đủ luật pháp của Mỹ, thì Cộng Sản VN sẽ không làm gì được và chúng ta vẫn chống Cộng mà không lo bị kiện.

Thiết nghĩ rằng cả hai quan điểm trên đây, tuy khác biệt nhau, đều đã nêu ra rất xác đáng những vấn đề đáng suy ngẫm và thảo luận trong nổ lực hoàn thiện việc xây dựng cộng đồng người Mỹ gốc Việt, củng cố sự đoàn kết của người Việt tị nạn trên quê hương thứ hai này. Trong ý hướng đó, người viết bài này không đi sâu phân tích hai quan điểm vừa nói, chỉ xin góp thêm vài ý kiến mọn như sau đây, chú ý đến đặc tính của người Việt mình, đối chiếu chút ít đến những điểm căn bản trong hệ thống pháp lý của Mỹ, để rộng đường dư luận.


ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM




Trước hết, phải nhận rằng người Việt chúng ta sống nặng về tình cảm, có khuynh hướng hình thành quan điểm của mình theo cảm tính chủ quan hơn là theo lý luận khách quan. Đặc tính này rất phổ quát, gần như là dân tộc tính, đến độ ngay giới trí thức khoa bảng, kiến thức rộng rãi vẫn không luôn luôn có cho mình những nhận định khách quan trước các vấn đề. Đặc tính này lại còn đậm nét hơn nữa khi bước sang lãnh vực chính kiến.

Tuyệt đại đa số chúng ta chống Cộng Sản, không phải trên căn bản triết học hay chính trị-xã hội, tức là trên nền tảng lý tính, mà là do lòng căm thù, tức là do cảm tính, tích luỹ do những kinh nghiệm khủng khiếp đã có với chế độ Cộng Sản trước đây. Càng căm thù Cộng Sản mạnh mẽ, càng được xem là có lập trường chống Cộng vững vàng; và đó là bằng cớ về sự lẫn lộn giữa quan điểm và tình cảm. Có thể nói cách khác là đối với người Việt thì phần cảm tính luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong tư tưởng. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” là câu nói biểu lộ trọn vẹn tính cách tiêu biểu của người Việt Nam.

Từ đó giữa người Việt chúng ta với nhau, sự khác biệt ý kiến hay quan điểm thường dẩn đến sự xa cách, hay ngay cả chia lìa, về tình cảm. Hai người có quan điểm khác nhau thì không thể là bạn bè được; trái lại sự khác biệt quan điểm- nhất là chính kiến- thường được xem là đồng nghĩa với thù địch hay đối thủ. Ngay cả trong cùng một gia đình, giữa cha-con, anh-em với nhau cũng vậy, bất đồng chính kiến luôn dẩn đến sự bất hoà, thậm chí cả từ bỏ nhau.

Trong một gia đình người Mỹ, có thể có cảnh chồng theo đảng Cộng Hoà, còn vợ theo Dân Chủ, như trường hợp vợ chồng của đương kim Thống Đốc bang California chẳng hạn. Tình trạng như vậy sẽ không bao giờ xảy ra trong một gia đình người Việt Nam! Đây là lý do khiến sự bất đồng quan điểm giữa người Việt thường luôn đưa đến những tranh luận nảy lữa, những luận chiến dữ dội với vô số lời lẽ công kích, thoá mạ và bôi bác lẫn nhau.

Có thể dễ dàng chứng minh điều vừa nói trên bằng cách mở bất kỳ một bài phê bình nào của người Việt trên các diễn đàn. Trong đa số các bài đó, phần lớn nhất thường chỉ được dùng để công kích cá nhân, hoặc những tuyên bố khẳng định không đi kèm chứng cứ, mà rất ít có lập luận thuần lý để bẻ bác nhận định của đối phương hoặc minh chứng quan điểm của mình.

Nhất là trong những đề tài liên quan đến vấn đề Quốc-Cộng thì mức độ công kích cá nhân lại càng cao hơn với vô số thậm từ, thông thường được dùng là “trở cờ, phản bội, tiếp tay CS, nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ ma CS, bợ đít, tay sai", v.v…Chính những công kích, thoá mạ, nhân danh sự chống Cộng nêu trên là lý do của các vụ kiện tụng dân sự (causes of civil action)
xảy ra trong bao lâu nay.

Những hệ quả khác của khuynh hướng nặng về cảm tính trong tư tưởng là sự độc đoán và óc tự phụ. Mỗi một người Việt trong chúng ta thường mặc nhiên cho rằng chỉ có quan điểm, chủ trương của mình là đúng; ai có ý kiến khác với mình tức là sai, từ đó phát sinh ý muốn loại trừ, chứ không bao dung, những ý kiến khác biệt.

Vì nặng cảm tính, người Việt, trong vô thức, đồng hoá ý kiến của mình với cái tôi, với thể diện, nên xem việc hơn thua trong tranh luận như một tổn hại danh dự, và vì vậy nổ lực bảo vệ.Mặt khác, đa số chúng ta rất tự phụ. Tự cho rằng, vì là người chống Cộng Sản, đang nắm chính nghĩa trong tay nên có quyền thoá mạ, lăng nhục, chụp mũ, ngay cả hành hung người bất đồng quan điểm với mình mà không hề áy náy hay động lòng trắc ẩn; không hề có một chút dè dặt pháp lý nào cả.

Chúng ta quên rằng chống Cộng chung chung chưa hẳn là chính nghĩa, bởi vì có rất nhiều loại chống Cộng: có loại chống Cộng của sở Mật thám Pháp, có loại chống Cộng của giới quan lại phong kiến, có loại chống Cộng do động cơ tôn giáo, có loại chống Cộng của CIA, cuối cùng mới là loại chống Cộng của người Việt yêu Nước. Hơn nữa đừng quên rằng không một thứ chính nghĩa nào-chính trị hay tôn giáo-có thể được dùng để biện minh cho việc phạm pháp cả. Chỉ có hai trường hợp trong đó chính nghĩa được dùng để biện minh cho việc coi thường luật pháp; đó là tình huống một cuộc CÁCH MẠNG, và hai là chủ trương thánh chiến của Al-Qaeda.

Một đặc điểm khác nữa của người Việt chúng ta; đó là đứng trước một vấn nạn hay một thất bại nào, phản ứng thường có và tức khắc của chúng ta là ĐỔ LỖI cho người khác. Chẳng hạn như đối với thất bại 30/4, chúng ta đã hơn 35 năm qua không ngớt đỗ lỗi cho Mỹ đã bỏ rơi Miền Nam, đã phản bội đồng minh. Đã có vô số sách của quan chức, tướng tá VNCH quy lỗi cho sự tháo chạy của “đồng minh”; nhưng chưa hề có một tác gỉa nào thừa nhận trách nhiệm chung của chúng ta đối với việc mất Nước cả.

Hoặc như đối với hiện tượng ngày càng có nhiều ca nhạc sĩ về trình diễn ở VN, các nhân sĩchúng ta liền cao giọng mắng nhiếc họ với đủ mọi thậm từ, cho rằng họ có LỖI; lỗi phản bội. Nhưng không thấy có vị nhân sĩ hay lãnh tụ cộng đồng nào tự mình soát xét xem nguyên nhân sâu xa là từ đâu, có phải là do chúng ta không có chiến lược, sách lược đúng đắn, mà chỉ biết hô khẩu hiệu và chưởi bới thôi, phải chăng chúng ta đang thất bại trong việc “giành dân” với CSVN? Hay như trong việc kiện tụng thì việc cho rằng “tại bọn VC muốn bịt miệng người quốc gia” cũng là một hình thức ĐỔ LỖI. Hoặc khi bị kiện, không biết phản ứng theo thủ tục quy định, bị Default Judgment thì lại đổ lỗi là vì không nhận được thông báo của Toà. Rồi do không biết luật, bị toà án phạt, thì một lần nữa đổ lỗi là tại tên luật sư bên Nguyên chơi trò ma giáo (dirty trick), v.v...

Nghĩa là chúng ta luôn ĐỔ LỖI cho một ai đó, mà không hề, không bao giờ chịu thừa nhận rằng mình đã có sai sót nào đó, hay nhận rằng sự thất bại là lỗi do chính mình trước nhất. Có thể nói rằng người Việt chúng ta hoặc thiếu ý thức TRÁCH NHIỆM đối với việc mình làm, hoặc thiếu DŨNG KHÍ để nhận rằng mình sai.
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP LÝ MỸ



Phe ta luôn chê bai CS là ngu dốt và tỏ ra khinh thường họ. Vậy nhưng căn cứ vào lời kêu ca của ông Hiếu, và của nhiều những vị khác nữa, thì dường như người CS lại có vẻ như hiểu biết, hay nắm vững, luật pháp của Mỹ hơn chúng ta. Vì phải hiểu biết luật pháp mới có thể vận dụng khai thác để kiện người khác, và ngược lại chỉ có thiếu hiểu biết luật pháp mới dễ vấp phải những sơ hở tạo cơ hội và lý cớ cho đối phương kiện mình. Trong khi đó đang có nhiều bằng cớ cho thấy rằng chúng ta có rất ít hiểu biết về hệ thống pháp lý của nơi cư trú, chưa quan tâm đúng mức việc tự giáo dục mình trong lãnh vực luật pháp để rồi biết khai thác nó có lợi cho việc xây dựng Cộng Đồng và cho hoạt động chính trị của mỗi người.

Các vụ kiện tụng bộc lộ rõ sự kém hiểu biết của đa số chúng ta đối với hệ thống pháp luật của nước cư trú. Bằng cớ là đã có những vị có học vấn-bằng cấp hẳn hoi nhưng khi nhận giấy báo kiện của người khác và giấy triệu hồi (summon) của tòa án đã không biết phản ứng cho đúng trong thời hạn luật định để đến nổi phaỉ bị Phán Quyết Định sẳn (Default Judgment). Hoặc ngay cả không biết tìm cho đúng mẫu đơn để giao dịch với toà án. Thậm chí ngay cả không biết những điểm căn bản về vai trò Bồi Thẩm Đoàn (Jury) trong vụ án, và những điều luật căn bản liên quan đến vụ kiện mà mình đang phải dính líu vào.

Những nhận định đó đây trên các báo chí của người Việt về vai trò của Luật Pháp, của các thẩm phán, của các Luật sư, chứng tỏ đa số chúng ta đã có những hiểu biết rất hời hợt đối với hệ thống pháp lý của Mỹ. Chẳng hạn có vị cho rằng ở đây ai có tiền thì muốn kiện gì cứ kiện; hoặc các luật sư thì chỉ tìm cách bày chuyện hay kéo dài vụ án để kiếm tiền, và trong kiện tụng đám luật sư này có thể dở trò ma giáo để gây khó dễ cho đối phương, v.v…

Thật ra, tuy hệ thống pháp lý của Mỹ không là hệ thống hoàn hảo, nhưng dù sao nó cũng là một trong những hệ thống tốt nhất hiện nay trên thế giới. Trong hệ thống đó,tất nhiên tiền vẫn là nguồn lực quan trọng, nhưng điều đó không có nghĩa rằng “nén bạc đâm toạc tờ giấy” như kiểu của Luật Việt Nam xưa và nay. Chẳng hạn, Luật sư, cũng như mọi nghề khác, phải làm để kiếm tiền.

Nhưng để kiếm tiền, một luật sư không thể nhận đại diện cho bất kỳ một vụ kiện nào mà không xét xem vị thân chủ tương lai của mình có nắm trong tay đầy đủ lý do để kiện hay không (well-founded causes of action) theo LUẬT ĐỊNH. Nếu kiện bậy (frivolous and irresponsible lawsuits), một luật sư có thể bị phạt tiền hay ngay cả tre

**************************

Tuyên Cáo: Về vụ kiện của Nhật Báo Người Việt vs. Sài Gòn Nhỏ
​CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ
The Vietnamese American Community of the USA
16204 Viki Lynn Pl., Pflugerville, TX 78660
Websites: http://tienggoicongdan.com/
Email: md46usa@gmail.com, CDVNHK@gmail.com
Tel : (703) 980 9425 – (512) 789 0481

Tuyên Cáo


Về vụ kiện của Nhật Báo Người Việt vs. Sài Gòn Nhỏ


Nhận định rằng
1.- Từ hơn mười năm qua, nhật báo Người Việt đã có nhiều hành vi xúc phạm đến lý tưởng Quốc Gia và những biểu tượng mà người Việt tị nạn tôn kính. Nhật báo Người Việt đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đăng tải những bài báo vô tình hay cố ý tuyên truyền cho Cộng Sản Việt Nam. Những người lãnh đạo nhật báo Người Việt đã từng họp hành, tiếp xúc với lãnh tụ Cộng Sản.

Do những hành vi sai trái trên, gần hai trăm tổ chức, hội đoàn của người Việt tị nạn – trong đó có Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ - đã từng lên án tập đoàn Người Việt.


2.- Vừa qua, tập đoàn Người Việt đã dùng tiền để kiện nhật báo Sài Gòn Nhỏ. Đây không là sự tranh chấp giữa hai tờ báo, mà rõ ràng là sự đối đầu giữa hai lập trường chính trị. Cũng như nhiều vụ kiện trước đây, nó không ngoài mục đích áp đảo tinh thần, làm kiệt quệ tài chánh, trấn áp, và bịt miệng những tiếng nói của người Quốc Gia.


3.- Khác với những vụ án hình sự mà đối tượng là kẻ phạm pháp, những vụ án dân sự chỉ là giải quyết xung đột bất đồng giữa hai bên. Đặc biệt, tòa án Hoa Kỳ không xét đến những phức tạp trong sinh hoạt chính trị của những người Việt Nam đang đối đầu trong một cuộc chiến tranh chính trị cam go. Vì thế, việc thắng bại trong vụ án không thể dùng đánh giá sự đúng sai của những người trong cuộc.


Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ long trọng tuyên cáo


1.- Cực lực lên án bất cứ biểu hiện nào phản bội lý tưởng, lập trường Quốc Gia của người Việt tị nạn cũng như bất cứ hình thức nào nhắm vào đánh phá những tổ chức, hội đoàn, cá nhân đang đứng trên chiến tuyến chống Cộng.


2.- Kêu gọi quý hội đoàn, tổ chức, quý đồng hương bỏ qua những bất đồng để cùng lên tiếng để bênh vực đứng hẳn về phía người Quốc Gia; không vì những liên hệ tình cảm hay quyền lợi riêng tư mà tiếp tay cho tập đoàn báo Người Việt.


3.- Nếu Nhật báo Sài Gòn Nhỏ quyết định kháng cáo, xin quý hội đoàn, tổ chức, quý đồng hương tham dự vào các phiên xử để bày tỏ sự yểm trợ tích cực cho chiến hữu của mình.


Làm tại Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1, 2015



Đỗ Văn Phúc
Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

Michael Do (Do Van Phuc)
CEO, President
The Vietnamese American Community of the USA
https://www.facebook.com/VACUSA
http://tienggoicongdan.com/
http://www.michaelpdo.com
Vietnamese Communists must render FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS to the people before a political defeat would cost them their livelihood and even their lives.


ĐÀI PHAT THANH VIỆT NAM
Thứ Bẩy 10 tháng 01, 2015
Mai Ly & Hồng Phúc phỏng vấn
Cô Lữ Anh Thư
Về vụ kiện giữa Báo Người Việt và Sàigòn Nhỏ
(xin mở attachment)




Thư của Cô Lữ Anh Thư, vận động tham gia ký tên phản đối hành vi “..Đã Nhục Mạ Chính Thể và Quân, Cán, Chính VNCH...” của báo Người Việt.



Ngày 3 tháng Giêng năm 2015

Kính thưa quý lãnh đạo tinh thần
Kính thưa quý vị đại diện Cộng Đồng, đảng phái, hội đoàn, đoàn thể
Kính thứa quý thân hào nhân sĩ

Vào ngày cuối năm 2014, người Việt tị nạn cộng sản khắp nơi nhận tin qua mạng lưới internet về vụ kiện giữa báo Người Việt và báo Saigon Nhỏ. Vụ kiện xãy ra sau khi bài viết của nhà báo Đào Nương –Hoàng Dược Thảo đặt câu hỏi về chủ quyền của báo Người Việt dựa trên những văn kiện chính thức do Phòng Thương Mại của Quận Cam cung cấp. Bài viết xuất hiện trên báo Saigon Nhỏ vào tháng 7 năm 2012 và báo Người Việt đã dùng bài viết như lý do để đưa báo Saigon Nhỏ ra tòa về tội mạ lỵ!

Để làm bằng chứng về “tội mạ ly”, báo Người Việt đã dùng Bản Lên Tiếng số 3 của “151 TỔ CHỨC, HỘI ĐOÀN, ĐẢNG PHÁI VÀ NHÂN SĨ NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẢI NGOẠI đồng ký tên Bản Lên Tiếng số 3 TẨY CHAY BÁO NGƯỜI VIỆT Đã Nhục Mạ Chính Thể và Quân, Cán, Chính VNCH.” Báo Người Việt đã cáo buộc bà Đào Nương – Hoàng Dược Thảo đã “tự biên, tự diễn” với Bản Lên Tiếng thứ 3, và cho rằng Bản Lên Tiếng số 3 này Không Có Giá Trị vì không mang chữ ký của bất cứ ai, dù tên và chức vụ từng vị được ghi rõ.
Đây không chỉ là một cáo buộc vô căn cứ mà còn là một sự xúc phạm đến các Cộng Đồng, đảng phái, hội đoàn và thân hào nhân sĩ đã tham gia ký tên phản đối hành vi “..Đã Nhục Mạ Chính Thể và Quân, Cán, Chính VNCH...” của báo Người Việt.

Thưa quý vị,

Đã 40 năm kể từ khi chúng ta phải bỏ nước ra đi, phải sống đời ly hương trên đất khách. Quân dân miền Nam đã không hề bỏ cuộc mặc dù đã bị phản bội trên bàn cờ quốc tế. Trên bước đường tị nạn, chúng ta cũng không ngừng tranh đấu chống cộng sản, chống mọi âm mưu làm xáo trộn cộng đồng của chúng và chống bè lũ việt gian tiếp tay cho việt cộng lũng đoạn hàng ngũ người quốc gia, nhục mạ chính thể Việt Nam Cộng Hòa . Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, người Việt tị nạn cộng sản vẫn luôn giữ vững lập trường, giữ rõ ràng lằn ranh quốc cộng. Chúng ta cũng đã từng nhiều lần giương cao ngọn cờ chính nghĩa bằng những cuộc biểu tình cùng nhiều hình thức khác, rất tiếc trong phiên tòa vừa qua, người Việt tị nạn đã không nắm lấy cơ hội để để minh định và bảo vệ lập trường chính nghĩa quốc gia.

Nói về lập trường quốc gia, trong bao nhiêu năm qua, đã biết bao lần người Việt tị nạn tại Quận Cam đã phải biểu tình phản đối thái độ cùng hành vi đi ngược quyền lợi của người tị nạn và làm tổn thương đến chính nghĩa của người quốc gia của báo Người Việt. Ngược lại, báo Saigon Nhỏ đã đồng hành cùng chúng ta trong công cuộc chống việt cộng và việt gian suốt gần 30 năm qua. Trong công cuộc đấu tranh, chúng ta đôi khi bất đồng ý kiến, nhưng lập trường chống cộng và chống việt gian vẫn luôn dứt khoát và minh bạch. Không thể chối cãi rằng hệ thống báo Saigon Nhỏ vẫn là tờ báo với lập trường chống cộng mạnh mẽ và rất rõ rệt.

Vào tháng 7 năm 2012, sau khi báo Người Việt cho phổ biến thư của một người mang tên Sơn Hào nhục mạ quân, dân, cán, chính QLVNCH, báo Saigon Nhỏ đã tiếp tay Cộng Đồng tại Nam Cali cùng các hội đoàn, đoàn thể trên khắp thế giới để phổ biến trên hệ thống báo Saigon Nhỏ Bản Lên Tiếng số 3 lên án cũng như kêu gọi tẩy chay báo Người Việt. Vì sự đồng hành với chúng ta mà ngày nay nhà báo Đào Nương Hoàng Dược Thảo bị vu cáo là tác giả của Bản Lên Tiếng số 3 này. Sự vu cáo này đã khiến vụ kiện không còn chỉ là giữa báo Người Việt và báo Saigon Nhỏ mà là giữa báo Người Việt và tập thể người Việt tị nạn cộng sản trên thế giới. Đây là lúc tập thể người Việt tị nạn cộng sản chúng ta cần bày tỏ lập trường và thái độ thật dứt khoát đối với báo Người Việt.

Chúng ta không thể làm ngơ, không thể để báo Người Việt coi thường Cộng Đồng cùng các hội đoàn, đoàn thể chúng ta là những tổ chức ma, mà chúng ta phải Xác Nhận Lập Trường Quốc Gia bằng cách lên tiếng xác nhận chữ ký của mình, chữ ký của 151 Cộng Đồng, đảng phái, hội đoàn và thân hào nhân sĩ trên khắp thế giới đã cùng lên tiếng tẩy chay báo Người Việt.

Xin quý vị bày tỏ quan điểm, lập trường và trách nhiệm của mình trong tinh thần Bản Lên Tiếng số 3 bằng cách ký tên vào mẫu thư đính kèm để gửi đến văn phòng các luật sư đại diện cho hệ thống báo Saigon Nhỏ, để xác nhận rằng:

· Bản Lên Tiếng số 3 là do các Cộng Đồng, đảng phái, hội đoàn và thân hào nhân sĩ soạn thảo

· Hệ thống báo Saigon Nhỏ là phương tiện phổ biến Bản Lên Tiếng số 3

Trên đây chỉ là ý kiến của hậu duệ để góp phần bảo vệ công lý và sự thật. Xin tha thiết mời gọi cao kiến của quý vị tiền bối để bản lên tiếng này được hoàn chỉnh hơn về mọi mặt.
Ngoài ra nếu quí vị tin tưởng, chúng tôi xin tình nguyện điều hợp và đúc kết hồ sơ để thu thập chữ ký. Khi đã ký Chứng Thư, xin quý vị gửi về địa chỉ văn phòng luật sư ghi bên trên, và nếu được xin cho chúng tôi một bản sao. Xin gửi về địa chỉ:

P.O. Box 3721
Merrifield, VA 22116

Trân trọng,

Lữ Anh Thư
Thành viên tổ chức
Liên Kết Văn Nghệ Sĩ, Thanh Niên, Sinh Viên Việt Nam Tự Do


********************



Thưa quí vị,


Sau đây là bản tin của Văn Phòng Luật sư đại diện của hệ thống báo Saigòn Nhỏ viết về vụ kiện báo Saigòn Nhỏ cuả báo Người Việt.


Xin quí vị tiếp tay phổ biến đến các tổ chức của cộng đồng người Việt chống Cộng.


Chúng tôi đang làm thủ tục để kháng án về một phiên toà vi phạm luật đến độ khó tin đã xãy ra tại Hoa Kỳ mà luật sư của Saigòn Nhỏ đã viết rõ trong bản Press Release này.


Riêng cá nhân tôi sẽ có bải viết chi tiết về phiên toà này.


Cám ơn quí vị.


Hoàng Dược Thảo


Chủ Nhiệm Hệ Thống Báo Saigòn Nhỏ







Press Release by the Law Firms of Charles H. Manh, P.C. and Morris & Stone, LLP. Represented Saigon Nho – The Little Saigon News and its owner and publisher, Hoang Duoc Thao

Freedom of Speech and Freedom of Press Disregarded in Orange County Court


In July 28, 2012, Hoang Duoc Thao, writing under the pen name Dao Nuong, published an article in the Saigon Nho newspaper that explored the ownership of another paper, the Nguoi Viet News. The article was a humorous and satirical opinion piece, that made references to fictional martial arts sects and poked fun at Nguoi Viet News for its revolving door of publishers, which changes every time that paper publishes an article that the community perceives as pro-communist.
Nguoi Viet News had published a letter, purportedly from a reader named Son Hao, that was admittedly pro-communist. During a press conference held to apologize for the letter, the latest publisher of Nguoi Viet News, in response to a question about who owned the newspaper, had stated that the paper was owned by the employees pursuant to an employee stock ownership plan. Thao’s article explored that claim.
In response to the article she wrote, the Nguoi Viet News, its CEO and the Assistant to the CEO sued for defamation. The paper asserted that the article was defamatory because, among other things, it falsely claimed that the paper was owned by the CEO, and that the Assistant to the CEO was not qualified to run the paper.
On December 30, 2014, a jury in the Orange County Superior Court awarded Plaintiffs $3 million in damages, and $1.5 million in punitive damages. Saigon Nho and its owner and publisher, Hoang Duoc Thao, were represented by the Law Firm of Charles H. Manh, P.C. and Morris & Stone, LLP.
“The trial can only be described as surreal. At the commencement of the action, the judge stated that he was not familiar with defamation law, and that became very apparent during pre-trial motions and trial”, Aaron Morris said.
“Because of the judge’s erroneous rulings, the jury was able to award damages, even though no evidence of any damages was ever presented or proven. Incredibly, the jury was instructed that they ‘must’ award damages, even though the plaintiffs failed to show that a single person had ever read the article in question, or that if anyone did read the article, they interpreted in the tortured manner that plaintiffs claim made it defamatory,” Morris said.
“In 25 years of practice, I’ve only witnessed this once before, where you just cannot get the judge to understand the many legal issues that come into play in a defamation case. All you can do is ride it out to the bitter end and get the verdict thrown out on appeal, but it’s a shame that the matter can’t be decided correctly in the first instance.”
Morris summarized the errors in the case as follows.
The case was about a single article published by the Saigon Nho newspaper on July 28, 2012. Plaintiffs had wanted to admit other articles and even videos from unknown sources, but a prior judge had concluded that they would not be admitted because they had no relevance. But when the case was transferred to different trial judge, over the strenuous objections of defense counsel, the new judge overruled the other judge and allowed other articles and even the videos to come in as evidence.
Thao, who fled South Vietnam after the 1975 fall of that country to the communists, is staunchly anti-communist. The videos were of events that occurred a year or more after the July 28, 2012 article was published, and the videos were of events that occurred a year or more after the July 28, 2012 article was published, and was maliciously misrepresented what actually happened. As the plaintiff made believe that my client is seen calling for a boycott of the Nguoi Viet News because of actions that were seen as pro-communist, such as publishing a picture of the South Vietnam flag in a washbasin, and publishing the pro-communist Son Hao letter, my client was actually questioning the presence of Nguoi Viet News at the banquet since the host as well as many attended guests were those signed up to the protest letter against Nguoi Viet News that Little Saigon News was asked to published. Nguoi Viet News were asked to leave the event even after my client had left the event. It is worth noting as well that the defendant was not given the chance to present the uncut, unedit version of the video in its defense. Words and videos taking out of context no longer reflect the real meaning.
She is not alone in these views. The Nguoi Viet News has been picketed on a regular basis since at least 2008, and many community organizations have called for the boycott of the paper. But Plaintiffs used the videos to argue that Thao is trying to put Nguoi Viet News out of business, and that those videos show that what she really meant by her article is that Nguoi Viet News is “owned by Vietnamese communists.” It was no surprise that the jurors could not separate the article that was the basis of the action from all the extraneous and irrelevant evidence that was permitted.
During the action, plaintiffs had conceded and stipulated that they had not suffered any “special damages”, or at least were not going to seek those damages. Special damages include such items as loss of profits; any damages to a business that would naturally flow from defamatory statements. In keeping with their stipulation, Plaintiffs presented no evidence of any special damages, nor did they prove a single item of any other sort of actual monetary damages.
However, during closing arguments, counsel for plaintiffs argued loss of profits and sought damages on that basis. When defense counsel objected, the court overruled the objection and allowed the argument for special damages to continue. Conversely, during defense counsel’s closing argument, when he tried to explain to the jury that they could not award any loss of profits because the plaintiffs had stipulated that they were not seeking special damages, the court sustained an objection and would not permit that argument. The jurors were thus left with the understanding that they could award damages for loss of profits that had never been shown and which plaintiffs agreed they would not seek.
Compounding the problem, the judge rewrote the standard jury instruction on damages. There are two types of damages in a defamation action -- actual and assumed. Actual damages, such as loss of profits, must be proven. But if all the elements of defamation are proven, the jury is permitted to award “assumed damages” for loss of reputation, even with no evidence of a specific dollar amount. It’s akin to pain and suffering in a personal injury action. A person or company’s reputation is assumed to have value, and if that reputation is injured, then the jury can assign a value to that loss. The jury is instructed, “you must award at least a nominal sum, such as one dollar.”
However, assumed damages only come into play if the plaintiff is unable to show actual damages. The jury instruction published by the Judicial Council of California specifically states assumed damages can only be awarded if the jury finds no actual damages. Inexplicably, at the request of Plaintiffs’ counsel, the judge rewrote the accepted jury instruction and verdict form, so that after finding actual damages, the jurors were told that they must also award presumed damages.
The end result was that the jurors were told they could award actual damages for loss of profits that were never shown, and on top of that were required to also award assumed damages.
“And damages only became an issue because the court stripped the defense of one of the primary defenses in a defamation case; opinion.” Morris added. “It is defamation 101 that a defendant cannot be liable for defamation for stating an opinion. Thao had opined that the Assistant to the CEO was not qualified to “operate the paper” because she had no journalistic background. In Thao’s opinion, someone who runs a paper should have experience and skills in reporting and editing. However, the judge refused to instruct the jury on opinion versus fact, stating that he could not see how someone’s qualifications to perform a job could be a matter of opinion.”
“This was doubly surreal, because the Assistant to the CEO testified that she does not operate the newspaper. Thus, Ms. Thao was found liable for offering the opinion that the Plaintiff was not qualified to perform a job she does not even perform.”
“In my opinion, this was just an effort by the Nguoi Viet News to put the competition out of business.” Morris stated. “They demanded 20 million to settle the case, and asked the jury for a total of $13 million in damages during the trial. An award anywhere near those numbers would have put the small Vietnamese newspaper out of business. But the paper will continue to operate, business as usual, and the verdict will undoubtedly be reversed on appeal.”

The Vietnamese Version - Bản dịch tiếng Việt
Quyền Tự do Ngôn Luận và Tự do Báo chí đã không được tôn trọng tại Tòa án Orange County
Vào ngày 28-7-2012, bà Hoàng Dược Thảo, viết dưới bút danh Đào Nương, đã đăng một bài trên báo Saigon Nhỏ phân tích, điều tra sự thực về chủ quyền sở hữu của một báo khác, tờ Người Việt. Đó là một bài quan điểm cá nhân có tính hài hước và châm biếm, liên hệ đến những môn phái võ thuật trong tiểu thuyết và chế diễu tờ Người Việt có một cánh cửa xoay vòng cho người chủ nhiệm, cứ thay người đứng tên cho tờ báo mỗi khi tờ báo này đăng một bài viết mà cộng đồng xem là thiên cộng.
Tờ Người Việt đã đăng một bức thư, được nói là của một độc giả có tên là Sơn Hào, hiển nhiên là người theo phe Cộng Sản. Trong một cuộc họp báo được tổ chức để xin lỗi về lá thư này, người chủ nhiệm mới đây nhất của tờ Người Việt, khi trả lời cho câu hỏi ai là chủ tờ báo, ông đã nói rằng tờ báo này là do nhân viên làm chủ theo một chương trình sở hữu cổ phần cho người làm.
Bài viết của bà Thảo tìm hiểu về lời xác định đó. [vì đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của tự do báo chí]
Để trả lời bài báo của bà, tờ Người Việt, Tổng Giám Dốc của tờ báo cùng một phụ tá cho tổng giám đốc đưa đơn kiện về tội lăng mạ. Một trong những lý do được nêu ra là bài báo có tính lăng mạ bởi vì bài báo nói không có bằng chứng chủ nhân tờ Người Việt là ông tổng giám đốc, và rằng người phụ tá cho tổng giám đốc không có năng lực điều hành tờ báo.
Vào ngày 30-12-20114, một bồi thẩm đoàn của Tòa án của Orange County đã thưởng cho nguyên đơn một khoản 3 triệu bồi thường thiệt hại, cùng 1.5 triệu để trừng trị và làm gương. Saigon Nhỏ và người sở hữu và chủ nhiệm, bà Hoàng Dược Thảo, được đại diện bởi Văn phòng Luât sư của ông Charles H. Manh, P.C. và Morris & Stone, LLP.
Ông Aaron Morris có nhận định: “Phiên xử này chỉ có thể mô tả là một chuyện huyễn hoặc, xa vời thực tế. Ngay khi bắt đầu phiên tòa, ông chánh án đã nói rằng ông không quen thuộc với luật về phỉ báng, và điều này trở nên rõ ràng trong những quyết định của ông trước và trong phiên xử”.
“Bởi vì những phán quyết sai lầm của chánh án, bồi thẩm moi có thể cho nguyên đơn được bồi thường thiệt hại, mặc dù không có chứng cớ gì về thiệt hại được trưng bày hay chứng minh. Không thể tưởng tượng là bồi thẩm đã được chỉ đạo ‘phải’ cho bồi thường, dù rằng bên nguyên đơn đã không cho thấy bất cứ một ai từng đọc bài báo đó, hay nếu có ai đã đọc, người này phải thật cố gắng, gượng ép để diễn dịch theo cách mà nguyên đơn cho rằng đó là sự phỉ báng.”
“Trong 25 năm hành nghề, tôi chỉ biết có một trường hợp tương tự trước đây, khi không ai có thể giải thích cho thẩm phán hiểu những vấn đề pháp lý áp dụng trong một vụ án về phỉ báng. Điều có thể làm [trong trường hợp này] là tranh cãi cho đến cùngkhi có một kết cuộc tệ hại và bản án bị hủy bỏ khi có kháng cáo. Tuy thế, đây là điều đáng tiếc khi vấn đề không được giải quyết ổn thỏa ngay từ lúc đầu”.
Ông Morris tóm lược những sai lầm trong vụ án này như sau:
Vụ án này là về một bài báo duy nhất được đăng trên tờ Saigon Nhỏ vào ngày 28-7-2012. Nguyên đơn đã muốn đưa ra những bài báo khác và ngay cả các băng video từ những nguồn không xác định, nhưng một quan tòa trước đó đã quyết định không cho phép vì không có liên quan gì đến vụ án. Nhưng khi vụ án được chuyển cho một chánh án khác, mặc dù có sự phản đối quyết liệt của luật sư bị cáo, chánh án mới đã không tính đến quyết định của chánh án trước đó, và cho phép xét đến những bài báo khác và ngaycả những video như chứng cớ
Bà Thảo thoát khỏi Miền Nam Việt Nam sau khi đất nước đó rơi vào tay Cộng Sản năm 1975. Bà là người chống Cộng triệt để. Những video nói trên thu hình những sự kiện xảy ra một năm hay hơn sau khi có bài báo ngày 28-7-2012, và người ta đã diễn dịch ác ý về những gì xảy ra trong những video đó. Khi nguyên đơn nói như thể thân chủ của tôi trong video đang kêu gọi tẩy chay tờ Người Việt vì những hành động được xem là thân Cộng, như đăng một lá cờ Miền Nam nằm trong chậu rửa chân, và phổ biến lá thư thân Cộng của Sơn Hào, thực sự thì thân chủ của tôi lúc đó đang đặt câu hỏi về sự có mặt của tờ Người Việt tại cuộc họp đó bởi vì người tổ chức cuộc hội cũng như nhiều khách tham dự là những người đã ký vào một kháng thư lên án tờ Người Việt mà [Cộng Đồng ty nạn Việt Nam Tại Mỹ] đã nhờ tờ Saigon Nhỏ - Little Saigon News đăng tải bức thơ đó. Ngay khi thân chủ của chúng tôi tự động đi khỏi phòng họp, Tờ Người Việt vẫn bị Cộng Đồng yêu cầu rời khỏi cuộc hội. Đáng ghi nhận rằng bên bị trong tranh cãi bào chữa đã không được cơ hội đưa ra nguyên bản video không bị cắt bỏ, không bị hiệu đính. Những lời lẽ và video được trưng dẫn ngoài bối cảnh của chúng không còn phản ảnh ý nghĩa thực sự.
Bà [Hoàng Dược Thảo] chẳng phải là người duy nhất có nhận định này, [về tương quan của Người Việt và Cộng Đồng ty nạn Việt Nam Tại Mỹ] . Ít nhất là kể từ năm 2008, Cộng Đồng ty nạn Việt Nam đã thường xuyên biểu tình chống tờ báo này, và nhiều tổ chức trong cộng đồng đã kêu gọi tẩy chay tờ báo. Nhưng nguyên đơn [Nguoi Viet News] sử dụng băng video để lý luận rằng bà Thảo tìm cách buộc tờ Người Việt hết làm ăn, và những video đó cho thấy điều mà bà thực sự có ý muốn nói trong bài của bà là tờ Người Việt “là do Cộng Sản làm chủ”. Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi bồi thẩm không thể tách rời bài báo, là lý do chínhcủa vụ kiện [Người Việt chống Sài Gòn Nhỏ], ra khỏi những chứng cớ được chấp nhận cho dù những chứng cớ này chẳng có dính dáng, liên quan gì tới vụ án.
Trong phiên xử, nguyên đơn đã nhìn nhận và phỏng định rằng họ đã không chịu “thiệt hại gì đặc biệt”, hay ít nhất họ cũng chẳng đòi bồi thường. Thiệt hại đặc biệt bao gồm những thứ như thua lỗ; thiệt hại cho một công ty bình thường phát sinh từ những phát biểu có tính phỉ báng. Theo phỏng định này, nguyên đơn đã không đưa ra chứng cớ có thiệt hại gì đặc biệt, họ cũng chẳng chứng minh bất cứ điểm nào cho thấy có thiệt hại tiền bạc thực sự.
Tuy thế, trong phần tranh luận kết thúc của bên bị, luật sư cho bên nguyên lại nói đến thua lỗ và đòi bồi thường trên căn bản đó. Khi luật sư của bị can phản đối, tòa án lại không nghe và cho phép bên nguyên tiếp tục giải trình về thiệt hại đặc biệt. Ngược lại, trong lý giải kết luận của luật sư bên bị, khi ông cố gắng giải thích cho bồi thẩm hiểu họ không thể cho nguyên đơn được bồi thường vì thua lỗ, bởi vì nguyên dơn đã xác định họ không đòi bồi thường đặc biệt, tòa án lại cho phép bác bỏ luận điểm của bên bị. Bồi thẩm do đó chỉ có thể hiểu là họ có thể cho bên nguyên được bồi thường thiệt hại thua lỗ cho dù người ta không đưa ra bằng chứng thua lỗ và nguyên đơn đã đồng ý không đòi hỏi.
Làm cho vấn đề thêm rối ren phức tạp, chánh án đã viết lại những chỉ dẫn căn bản cho bồi thẩm về bồi thường. Có hai loại thiệt hại trong một hành động phỉ báng – thực sự và giả định. Thiệt hại thực sự, như mất lợi nhuận, phải được chứng minh. Nhưng nếu tất cả những yếu tố phỉ báng được chứng minh, bồi thẩm được phép cho “bồi thường giả định” vì thiệt hại uy tín cho dù không có chứng cớ có một khoản tiền mất mát nào. Nó giống như đau nhức và chịu đựng trong chấn thương cá nhân. Uy tín của một tổ chức hay cá nhân được xem là có một giá trị, nếu uy tín bị tổn thương, bồi thẩm có thể cho một cái giá cho sự tổn thương đó. Bồi thẩm được chỉ dẫn “phải cho một khoản bồi thường ít nhất có tính tượng trưng, một đồng đô-la chẳng hạn”.
Tuy nhiên, người ta chỉ xét thiệt hại giả định khi bên nguyên không có thể cho thấy có thiệt hại thực sự. Chỉ dẫn cho bồi thẩm mà Hội đồng Pháp định California đưa ra đã nói rõ chỉ cho phép thiệt hại giả định trong trường hợp bồi thẩm không thấy có thiệt hại thực sự. Chúng ta chẳng thể hiểu được vì sao, theo yêu cầu của luật sư bên nguyên, chánh án lại viết lại lời chỉ dẫn cho bồi thẩm đã được chấp nhận và nội dung bản án, cho nên sau khi đã bàn đến thiệt hại thực sự, các bồi thẩm còn được chỉ đạo cũng phải cho khoản bồi thường giả định.
Cuối cùng, bồi thẩm được chỉ đạo họ có thể cho bên nguyên hưởng bồi thường thật sự cho thua lỗ dù người ta chưa hề cho thấy thua lỗ thế nào, và trên mức đó, bồi thẩm còn phải thưởng cho bên nguyên khoản thiệt hại giả định. Ông Morris nói thêm: “Bồi thường chỉ trở thành vấn đề sau khi tòa án tước bỏ của bị can một trong những luận điểm chính yếu được chấp nhận sơ khởi. Đó là bài học vỡ lòng về luật phỉ báng, không thể xét xử bị can về tội phỉ báng khi bị can nói lên ý kiến của mình. Bà Thảo đã có ý kiến rằng người Phụ tá cho Tổng giám đốc không có khả năng “điều hành tờ báo” bởi vì bà ta không có kinh nghiệm trong nghề. Theo ý kiến của bà Thảo, người điều hành một tờ báo phải có kinh nghiệm và kỹ năng trong thông tin và biên tập. Tuy nhiên, ông chánh án đã không chịu chỉ đạo cho bồi thẩm phải phân biệt giữa ý kiến và sự kiện. Ông nói ông không thể hiểu được tại sao khả năng của một người làm một công việc nào đó lại là một vấn đề về ý kiến”.
“Điều này còn huyễn hoặc, hoang ảo gấp đôi, bởi vì phụ tá cho Tổng giám đốc (báo NV) đã khai rằng bà không điều hành tờ báo. Cho nên, toà cho rằng bà Thảo phải chịu trách nhiệm khi bà đưa ra ý kiến là bên nguyên không có năng lực làm một việc mà bà (nguyên cáo) không làm việc đó”.
“Theo tôi nghĩ, tờ Người Việt nhằm loại trừ một đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh,” ông Morris nhận định. “Họ đòi bồi thường 20 triệu, và trong phiên tòa yêu cầu bồi thẩm cho hưởng một khoản tổng cộng 13 triệu. Một số tiền bồi thường trong khoảng đó hẳn phải làm cho tờ báo tiếng Việt nhỏ bé này ngưng hoạt động. Nhưng tờ báo này [Saigon Nhỏ] sẽ vẫn hoạt động, kinh doanh bình thường, và bản án chắc chắn sẽ phải bị hủy bỏ khi kháng cáo”.
*******************************




Báo Người Việt thắng kiện,
Saigon Nhỏ phải bồi thường $4.5 triệu
(VienDongDaily.Com - 30/12/2014)


Bên ngoài cơ sở báo Người Việt tại Westminster ngày 30 tháng 12, 2014. (Phúc Quỳnh/Viễn Đông)

Báo Người Việt thắng vụ kiện Saigon Nhỏ, được nhận bồi thường $4.5 triệu


WESTMINSTER – Một cuộc tranh chấp giữa hai tờ báo Việt ngữ tại Quận Cam đã được giải quyết tại tòa án, nếu bên bị cáo không kháng án. Trong hai ngày xử hôm thứ Hai và thứ Ba vừa qua, bồi thẩm đoàn tòa Orange County đã cho nhật báo Người Việt được nhận bồi thường tổng cộng $4.5 triệu Mỹ kim. Nhật báo này đã kiện tuần báo Saigon Nhỏ tội mạ lỵ hai nhân viên của nhật báo Người Việt Daily News.
Trong phiên xử hôm thứ Hai, theo ghi nhận của trang tin Voice of OC, bồi thẩm đoàn gồm 12 người đã thống nhất ý kiến tại Tòa Thượng Thẩm Quận Cam của Thẩm Phán Frederick P. Horn, và ý kiến này đã thuận lợi cho Người Việt, bất lợi cho Saigon Nhỏ.
Vào tháng Chín, 2012, tờ Người Việt đã nộp đơn kiện Saigon Nhỏ tội mạ lỵ qua một bài báo đăng trên báo Saigon Nhỏ trong tháng Bảy của năm đó. Bài báo cho rằng nhật báo Người Việt là một công cụ tuyên truyền của chế độ Cộng Sản Việt Nam và đặt dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Hà Nội.
Bài viết nói rằng ông Phan Huy Đạt, tổng giám đốc công ty Người Việt, là người hoạt động cho cộng sản. Một người khác cũng bị nêu tên trong bài viết của báo Saigon Nhỏ là bà Hoàng Vĩnh, giám đốc tiếp thị của Người Việt. Bà Vĩnh bị chỉ trích “không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái.” Trong hồ sơ kiện viết bằng tiếng Anh, tờ Người Việt cho biết bà Vĩnh bị chê là “mentally defective and known to have many scandalous affairs.”
Tại tòa án, luật sư của báo Người Việt đã tìm cách chứng minh rằng bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm tờ Sài Gòn Nhỏ và viết bài dưới bút hiệu Đào Nương, đã biết những lời tố cáo trên báo của bà không đúng sự thật.
Trước khi kết thúc phiên tòa hôm thứ Hai trong vụ xử kéo dài khoảng một tháng, bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết rằng Saigon Nhỏ phải bồi thường $3 triệu Mỹ kim cho Người Việt vì tội mạ lỵ, gây hại cho uy tín của tờ báo.
Qua ngày thứ Ba, 30 tháng 12, 2014, theo ghi nhận của báo Oc Register trên mạng trưa cùng ngày, sau một cuộc nghị luận ngắn trong phòng riêng, bồi thẩm đoàn đã đồng ý phạt Saigon Nhỏ thêm một số tiền là $1.5 triệu. Như vậy tổng cộng tiền bồi thường và tiền phạt là $4.5 triệu.
Nhật báo Người Việt được thành lập tại Westminster vào năm 1978, phát hành tại Quận Cam. Tuần báo Saigon Nhỏ được thành lập năm 1985, cũng tại Westminster, có ấn bản tại nhiều thành phố ở nước Mỹ.
Từ ngày được thành lập, tờ Người Việt đã từng bị phê phán, bị biểu tình mấy lần vì đăng những bài viết hoặc hình ảnh bị xem là thuận lợi cho Cộng Sản Việt Nam, tại một cộng đồng mà hầu hết là người tị nạn cộng sản.
Trong khi đó, qua ghi nhận của trang báo điện tử Voice of OC, người ta được biết một phần nào về trị giá tài sản của báo Saigon Nhỏ, một yếu tố quan trọng trong việc bồi thường vì thua kiện.
Trong ngày xử hôm thứ Hai, luật sư Hoyt E. Hart đại diện báo Người Việt đã hỏi bà Hoàng Dược Thảo về những tài sản của Saigon Nhỏ. Những tài sản nào bao gồm cả một nhà kho được mua vào năm 2005 với giá $1.65 triệu và hai máy in trị giá $860,000.
Trước tòa, bà Thảo nói rằng lần cuối cùng Saigon Nhỏ hoạt động có lời là vào năm 2006, và từ đó đến nay tờ báo luôn bị lỗ vốn. Bà đã tìm cách bán bớt tài sản để bù vào sự lỗ lã và chú trọng đến việc duy trì các nhân viên được ước lượng là khoảng 50 người.