Nội dung thư

Monday, June 27, 2016

* Kênh đào Panama mở cửa sau 9 năm cải tạo tiêu tốn hơn 5 tỉ USD

Ngày 26/6, người dân Panama cùng các quan khách nước ngoài đã tưng bừng chào đón sự mở cửa trở lại của kênh đào Panama sau 9 năm cải tạo, nâng cấp.



Tàu hàng Trung Quốc Cosco đã trở thành tàu hàng đầu tiên đi qua kênh đào Panama khi nó được mở cửa trở lại vào ngày 26/6. (ảnh: AP).



Hàng nghìn người dân đã đứng tập hợp trên bến cảnh, vẫy cờ chào mừng sự kiện mở cửa trở lại kênh đào Panama. (ảnh: AP).



Trải qua 9 năm nâng cấp, chiều rộng của cửa kênh đã được tăng từ 34 lên 55m, chiều sâu từ 12m tăng lên đến 18m. (ảnh: AP)



Với chi phí nâng cấp là 5,4 tỷ USD, công suất vận tải của kênh đào Panama đã tăng từ 300 triệu tấn lên 600 triệu tấn/năm. (ảnh: AP).



Sau khi cải tạo, sức vận chuyển qua kênh sẽ tăng 20% so với trước khi cải tạo. (ảnh: AP).



"Hôm nay đánh dấu thời khắc lịch sử cho Panama, cho bán cầu của chúng tôi và cho thế giới", Tổng thống Juan Carlos Varela nhấn mạnh tại lễ mở cửa kênh đào Panama trở lại. (ảnh: EPA).



Khoảng 30.000 người dân và 8 nguyên thủ của các quốc gia tham dự vào lễ khai trương kênh đào trở lại này. (ảnh: AP).



Một người dân đến từ tỉnh Colon chia sẻ đây là một dịp đặc biệt, một thành tựu lớn lao của Panama. Với kênh đào hiện đại này, Panama đã cho cả thế giới thấy một nước nhỏ cũng có thể làm nên những điều vĩ đại. (ảnh: AP).



Được đào hơn 100 năm trước đây, kênh Panama nối đại dương Đại Tây Dương với Thái Bình Dương nay đã được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của thế giới hiện nay. (ảnh: AP).



Sự chuyển đổi sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của kênh đào Panama so với kênh Suez nối Địa Trung Hải và Hồng Hải- cũng đã được mở rộng thời gian gần đây. (ảnh: AP).



Kể từ khi Mỹ bàn giao kênh đào vào năm 1999, kênh đào Panama đã tạo ra nguồn thu trực tiếp 10 tỉ USD cho đất nước này. (ảnh: AP).



Kênh đào được cho rằng đã tạo ra khoảng 40% tổng số GDP của đất nước, bao gồm cả các hoạt động kinh tế xung quanh. (ảnh: AP)