Nội dung thư

Saturday, October 19, 2013

* Bài 5: Cách Mạng Xã Hội

I. Khái niệm.
Cách mạng là một biến cố chính trị làm thay đổi cơ cấu quyền lực của xã hội cũ bằng một chế độ cai trị mới nhằm bảo vệ chủ quyền hoặc cải cách toàn diện sinh hoạt chính trị của một quốc gia. Cách mạng có ý nghĩa của sự thay đổi sâu sắc và toàn diện từ thượng tầng đến cơ sở hạ tầng: từ ý thức hệ, hình thức, hệ thống tổ chức nhà nước, guồng máy lãnh đạo, quan điểm chính trị, đường lối, chính sách quản lý, phát triển xã hội trong mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội….và các chính sách đối ngoại.

1. Cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ.
Khi một quốc gia lâm vào tình trạng suy vong bị một nước khác xâm chiếm và đặt ách thống trị, những nỗ lực đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm, dành lại chủ quyền độc lập, bảo vệ lợi ích đất nước là cách mạng dân tộc. Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống quân Minh của Bình Định Vương Lê Lợi, đại phá quân Thanh của Bắc Bình Vương Quan Trung…

Khi một quốc gia bị đặt dưới sự cai trị của một thiểu số cầm quyền độc tài cản trở sự phát triển của đất nước thì trong lòng xã hội đó sẽ phát sinh một lực lượng xã hội tiến bộ nỗi dậy giật sập nhà cầm quyền cũ nhằm vào mục tiêu xây dựng một nhà nước do người dân chọn lựa thì gọi là cuộc cách mạng dân chủ. Như cách mang Hoa Kỳ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1789…

2. Cách mạng bên trong và cách mạng bên ngoài.
Đấu tranh cách mạng là nhiệm vụ của toàn dân trong một quốc gia nhưng đôi khi có sự can thiệp hoặc sự trợ giúp bởi các quốc gia hoặc các thế lực từ bên ngoài. Một cuộc cách mạng xã hội do những yếu tố bên trong quyết định sự thắng lợi gọi là cách mạng bên trong (khách quan) hoặc do những yếu tố bên ngoài quyết định sự thắng lợi thì gọi là cuộc cách mạng bên ngoài (chủ quan). Đặc điểm của cuộc cách mạng xãy ra bên trong là bảo vệ chủ quyền quốc gia, thiết lập một chế độ xã hội có trật tự và ổn định bền vững theo nguyện vọng của toàn dân và sự đoàn kết thống nhất giữa các thành phần xã hội. Hậu quả của một cuộc cách mạng xã hội xãy ra do tác động từ bên ngoài là sự thao túng của các thế lục từ bên ngoài, không thực sự vì lợi ich của quốc gia đó. Sự khủng hoảng chính trị hiện nay tại Iraq và các nước cách mạng hoa lài tại Trung Đông và Bắc Phi có sự can thiệp của Mỹ và các quốc gia phương Tây, chiến thắng miền Nam của đảng công sản Việt Nam năm 1975 do hậu thuẫn của Nga-Tàu, đó là những cuộc cách mạng từ bên ngoài. Do chưa có sự thống nhất giữa các thành phần xã hội bên trong, tình hình chính trị tại các nước có bộ máy cầm quyền được các thế lực bên ngoài dựng lên thường xãy ra đàn áp, tranh chấp quyền lực cục bộ và không tránh khỏi khủng hoảng chính trị, xã hội trong một thời gian dài.

II. Đặc điểm của một cuộc cách mạng xãy ra từ bên trong.
Chờ đợi sự can thiệp từ nước ngoài để thay đổi chế độ cộng sản chưa thể xãy ra trong hoàn cảnh chính trị tại Việt Nam. Phạm vi bài này chú trọng đến nội dung của cuộc cách mạng xãy ra từ bên trong hầu tìm kiếm một giải pháp thiết thực cho công cuộc đấu tranh bảo vệ sự sinh tồn của nòi giống Việt Nam.

1. Cách mạng là những hoạt động đấu tranh làm thay đổi từ cấu trúc thượng tầng xã hội.

a. Cách mạng là trách nhiệm chủ chốt của thành phần tinh hoa xã hội.
Chống lại bộ máy cầm quyền của một quốc gia là một công việc rất khó khăn và nguy hiểm, các thành phần trí thức tinh túy mới có đủ bản lĩnh và trình độ lãnh đạo toàn dân tham gia vào công cuộc đấu tranh chung. Khi cách mạng Hoa Lài xãy ra tại các nước Trung Đông và Bắc Phi thì không ít người hào hứng chủ trương rằng: chỉ cần xúi dục người dân trong nước xuống đường là có thể giật sập được chế độ cộng sản. Nhưng vì sao hương lài đã không thể bay đến một quốc gia mà người dân đang khao khát tự do như đất nước Việt Nam?...Nhiều người quan niệm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nên giao phó trách nhiệm đấu tranh cho những người dân ít học, đồng thời trách móc họ vô cảm, nhu nhược…Cần phải khẳng định một điều: quốc gia hưng vong, trách nhiệm thuộc về giới sĩ phu, trí thức.

Sự khôn ngoan, bản lĩnh, dũng cãm và hy sinh cao cả của thành phần nguyên khí quốc gia sẽ tập hợp sự đoàn kết, sức mạnh và tinh thần đấu tranh bất khuất của toàn dân. Do đó, trong hoàn cảnh hiện tại, những ai là trí thức Việt Nam dù bất cứ ở đâu hãy tự vấn lương tâm của chính mình đã làm gì cho Tổ Quốc?

b. Thay đổi ý thức hệ xã hội là nhân tố quyết định của cuộc cách mạng.

Xã hội thay đổi bắt đầu từ nhận thức, cùng chung một nhận thức giúp cho nhiều người gắn bó và hành động giống nhau làm nên sức mạnh cộng đồng. Do đó, lý tưởng cách mạng có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc tập hợp lực lượng quần chúng. Một tập thể đông đảo không tránh khỏi những khác biệt, mâu thuẫn và chia rẽ, giới hạn tư tưởng tập hợp một lực lượng xã hội trong một phạm vi tương ứng. Xây dựng một đường lối chính trị tầm vóc vĩ mô làm nền tảng tư tưởng cho một quốc gia mới có thể đem lại sự đoàn kết, thống nhất dân tộc.

Có người cho rằng: đấu tranh không cần đến hệ tư tưởng chính trị như nước Mỹ, cường quốc hạng nhất thế giới mà cũng không cần đến học thuyết. Thực ra, bất cứ xã hội nào cũng được xây dựng trên nền tảng của một hệ tư tưởng chính trị nhất định, nó quy định bản chất của một chế độ: tự do hay chuyên chế; dân chủ hay độc tài v.v…Nếu xãy ra một biến cố xóa đi guồng máy cầm quyền quốc gia mà không thay đổi quan điểm chính trị, mô hình nhà nước, đường lối, chính sách quản lý, phát triển xã hội thì chỉ là sự lật đỗ để cải cách chứ chưa phải là cách mạng xã hội đúng nghĩa.

Vạn vật luôn luôn thay đổi và hoàn thiện để tồn tại theo quy luật của tạo hóa. Xã hội thay đổi không tuân theo ý chí cá nhân hay một tổ chức chính trị mà hành động cách mạng của con người phải phù hợp với tiến trình vận động biện chứng khách quan. Áp đặt một cách chủ quan những lý thuyết chính trị không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của xã hội là một việc làm hoang tưởng như: ra sức kiến thiết mô hình xã hội chủ nghĩa của đảng cộng sản không phù hợp với quy luật tự nhiên đã bị đào thải từ thập niên 1990 hoặc vận dụng một cách máy móc quan điểm dân chủ, nhân quyền phương Tây cũng không hoàn toàn phù hợp với hiện thực cách mạng xã hội Việt Nam. Xây dựng đường lối đấu tranh thực tiễn trên cơ sở xác định những nhân tố được bảo lưu hoặc bị đào thải; xác định khả năng, động cơ, điều kiện, hoàn cảnh, xu hướng và phương thức chuyển hóa hoàn tất quy trình vận động khách quan của cuộc cách mạng xã hội là yếu tố quyết định sự thắng lợi. Đối với Việt Nam, những người gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh phải nắm vững kiến thức chính trị vĩ mô và khả năng vận dụng khoa học biện chứng để xây dựng một hệ tư tưởng chính trị phù hợp với phương hướng chuyển đổi ý thức xã hội, một nhu cầu bức bách cho phong trào đấu tranh dân chủ trong nước. Đồng thời, nó cũng là kim chỉ nam đề ra phương pháp, kế hoạch đấu tranh phù hợp hoàn cảnh xã hội thực tiễn với chiến lược và những sách lược cứu nước hữu hiệu, cũng như chuẩn bị cho những yêu cầu tái thiết quê hương trong giai đoạn hậu Cộng Sản.

2. Cách mạng xã hội là hình thức đấu tranh có tổ chức.
Quần chúng không được hướng dẫn bởi lý tưởng tốt đẹp thì có nguy cơ trở thành những thế lực phá hoại tàn ác, Cộng sản đã lợi dụng mặt tiêu cực này để gây ra thảm sát cải cách ruộng đất tại miền bắc Việt Nam năm 1956 và tổ chức đấu tố người yêu nước. Tình hình đất nước ta hiện nay đòi hỏi một cuộc cách mạng dân chủ để cứu dân tộc Việt Nam thoát ra cảnh đọa đày của chế độ độc tài Cộng Sản và dành lại chủ quyền quốc gia trước tham vọng xâm lược của Trung Cộng.

Một phong trào cách mạng hoàn chỉnh bao gồm sự thống nhất giữa hai mặt vĩ mô và vi mô. Mặt vĩ mô là bộ máy lãnh đạo phong trào với những quan điểm, đường lối chính trị, kế hoạch đấu tranh, mục tiêu lý tưởng cách mạng xã hội. Hệ thống tổ chức các thành phần xã hội và quần chúng nhân dân tham gia vào vào công cuộc đấu tranh chung là mặt vi mô.

a. Bộ máy lãnh đạo.
Trong xã hội tự do, sự kết hợp những nhóm người cùng chung quan điểm trong cùng một tổ chức đấu tranh cho mục tiêu lý tưởng tiến bộ xã hội, hệ thống đảng chính trị có vai trò nòng cốt trong sinh hoạt chính trị của một quốc gia. Quyền thành lập đảng và quyền tự do tham chính, cạnh tranh quyền lãnh đạo đất nước của các đảng phái chính trị là một yêu cầu tất yếu thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người. Trong chế độ chuyên chế toàn trị, một phong trào đấu tranh có khuynh hướng chống lại chính sách cai trị của nhà cầm quyền được xem như một lực lượng chính trị đối lập.

Thành lập chính đảng hay một lực lượng chính trị có tổ chức phải đạt được những tiêu chí sau đây:

- Tính chính thống (chính danh).
Tổ chức chính trị chính danh đại diện hợp pháp cho một bộ phận quần chúng trong xã hội. Tại các quốc gia có chủ trương đa nguyên, quyền thành lập đảng chính trị được quy định bởi hiến pháp, cụ thể như hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa năm 1967 có những điều khoản như sau:

ĐIỀU 99:
1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ.

2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định.

ĐIỀU 101:
- Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị.

ĐIỀU 102:
- Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị

Trong môi trường cạnh tranh công bằng giữa các đảng chính trị đối lập tại các quốc gia dân chủ, một chính đảng luôn luôn tự hòan thiện để thu hút sự ủng hộ của quần chúng. Sự tiếm quyền thống trị xã hội bằng bạo lực của đảng cầm quyền độc tài không đủ tư cách chính thống:

-điều 4 hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam quy định độc quyền lãnh đạo nhà nước đã biến đảng cộng sản Việt Nam trở thành một thế lực đứng trên luật pháp và lợi ích của dân tộc. Mặc dù đảng cộng sản Việt Nam cấm đoán nhưng nhiều tổ chức chính trị đối lập trong và ngoài nước vẫn được thành lập để kêu gọi đấu tranh cho nền dân chủ và chủ quyền quốc gia bằng hình thức công khai hay bí mật. Bên cạnh những tổ chức chính trị thật, có nhiều tổ chức chính trị bị lợi dụng hoặc do cộng sản giả danh, găng bẫy những người chống cộng. Do đó, tính chính danh của một tổ chức chính trị hiện nay được xác lập bởi tầm ảnh hưởng và mức độ ủng hộ, tham gia đấu tranh của quần chúng.

- Tính chính quy (chuyên nghiệp).

Trước sức mạnh của bộ máy cầm quyền cộng sản tàn ác được sự hậu thuẫn của các thế lực ngoại bang, sự non kém về mặt chính trị của nhiều thế hệ người Việt đã làm nãn lòng và gây ra nhiều thiệt hại cho những người tham gia đấu tranh có tâm huyết. Một tổ chức chính trị có năng lực thực sự mới đủ khả năng lèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua cơn sóng gió hiểm nghèo. Tính chính quy của một tổ chức chính trị thể hiện ở các mặt: tổ chức, trình độ chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn.

· Vững mạnh về mặt tổ chức.

Sức mạnh của một tổ chức không căn cứ vào số lượng nhân sự mà ở sự đoàn kết, thống nhất nội bộ đem lại sự tồn tại bền vững. Sự vững mạnh của một tổ chức xây dựng trên nền tảng của một hệ tư tưởng chính trị đúng đắn, mô hình tổ chức thích hợp và áp dụng những nguyên tắc chọn lựa nhân sự nghiêm túc.

- Tư tưởng chính trị: nhận thức giống nhau liên kết con người thống nhất trong cùng một tổ chức. Với trình độ tiến hóa ngày nay đòi hỏi các tổ chức chính trị phải có năng lực trang bị cho mình một hệ tư tưởng chinh trị ở tầm vĩ mô mới có thể thu hút các thành phần xã hội tham gia và nâng cao năng lực đấu tranh với các thế lực khác. Do đó, giá trị của hệ tư tưởng chính trị có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thành lập một tổ chức với việc xây dưng quan điểm, đường lối, mục tiêu lý tưởng đấu tranh nhằm thỏa mãn những khát vọng, niềm tin, sự hứng khởi và lòng nhiệt thành của những thành viên tham gia.

- Hình thức tổ chức: Các nguyên tắc, điều lệ, nội quy sinh hoạt của các thành phần tham gia trong cùng một tổ chức tùy vào hoàn cảnh xã hội cụ thể mà xây dựng lực lượng theo hình thức bí mật, chặt chẽ hay cởi mở, công khai. Nguyên tắc tôn trọng quyền dân chủ đem lại sự công bằng, đoàn kết nội bộ và phát huy vai trò, ý thức tự giác của các thành phần tham gia. Cần chú trọng bồi dưỡng tư tưởng chính trị, nâng cao lý tưởng đấu tranh và tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng đội của những người cùng chung chí hướng.

- Yếu tố con người: Con người là yếu tố chủ quan, một tổ chức tốt và bản lĩnh đòi hỏi phải tập hợp được nguồn nhân lực tài năng và có phẫm chất đạo đức. Sự vững mạnh của một tổ chức không thể thiếu thành phần lãnh đạo gương mẫu, tháo vác, nhạy bén xử lý mọi tình huống phức tạp, sẳn sàn gánh vác trách nhiệm khó khăn với một tấm lòng vị tha cao cả, chấp nhân hy sinh quyền lợi bản thân cho đồng đội và mục tiêu lý tưởng phụng sự quê hương, dân tộc. Đồng thời, cũng cần một lực lượng cán bộ được đào tạo kỹ lưỡng về mặt tư tưởng chính trị, lập trường đấu tranh, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật và hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Do đó, công việc chọn lựa nhân sự cần phải có thời gian thử thách và nghiêm túc tuân theo những quy tắc chặt chẽ hầu tập hợp được những nhân tố ưu tú về mặt phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chính trị của xã hội. Một tổ chức chính trị chân chính luôn nêu cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ xã hội, xứng đáng với vai trò nòng cốt, xung kích trên mọi mặt trận hiểm nguy của Tổ Quốc.

· Trình độ chuyên môn.
Trong xã hội, công việc nào cũng cần đến trình độ chuyên môn như: bác sĩ, kỹ sư hành nghề cần có bằng cấp tương xứng. Do đó, những người tham gia gánh vác vận mệnh đất nước cần có một trình độ chính trị căn bản. Vì thiếu kiến thức nên cho dù có tấm lòng yêu quê hương tha thiết nhưng sau 38 năm, các tổ chức người Việt Nam hải ngoại đã không đủ khả năng đấu tranh giành lại chủ quyền quốc gia. Môi trường đấu tranh sinh tồn của xã hội loài người luôn phức tạp và nghiệt ngã, để đối phó với những thủ đoạn xão quyệt của những thế lực xung quanh, một tổ chức chính trị chuyên nghiệp cần phải sở hữu một năng lực tư duy độc lập. Phải tự trang bị một phương pháp luận khoa học và thế giới, nhân sinh quan đúng đắn làm nền tảng cho việc xây dựng hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh với những quan điểm phục vụ với đời sống con người và sự tiến bộ xã hội, cũng như đề ra những kế hoạch đấu tranh thực tiễn phù hợp với hoàn cảnh xã hội khách quan. Nói cách khác, kiến thức chính trị vĩ mô là tiêu chuẩn quy định trình độ, đẳng cấp của một chính đảng.

Hoàn cảnh đất nước ta hiện nay bức bách cần đến một nguồn nhân sự có tâm huyết sẳn sàng phục vụ quê hương và một hệ tư tưởng chính trị phù hợp cho việc chuyển đổi ý thức chính trị xã hội vừa là kim chỉ nam cho việc xây dựng một đường lối đấu tranh đúng đắn.

· Xây dựng một đường lối đấu tranh đúng đắn.
Phong trào dân chủ trong nước đến nay vẫn chưa tìm ra một phương pháp thích hợp để huy động quần chúng tham gia giật sập chế độ Cộng Sản. Khoa học biện chứng giúp cho chúng ta một giải pháp đấu tranh an toàn bảo vệ được người yêu nước sẽ đem lại lòng tin và sự ủng hộ của toàn dân. Sở hữu một chiến lược với những sách lược hữu hiệu nhắm vào những đối tượng, mục tiêu và kế hoạch đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh xã hội thực tiễn để cứu nước cũng như chuẩn bị cho những yêu cầu tái thiết quê hương trong giai đoạn hậu Cộng Sản là tiêu chuẩn xác định tầm vóc của một lực lượng chính trị có tổ chức.

- Tính chính nghĩa.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật đã làm suy thoái những giá trị nhân bản đã có từ xa xưa của loài người sang nền văn minh vật chất đầy tham vọng và tội ác. Công khai xâm chiếm nước khác của Trung Cộng, bán đứng đồng minh của Mỹ… là hành những hành vi phi đạo đức cấp quốc gia. Có điều không ai ngờ: phía sau bộ mặt văn minh, hiện đại của các nước tiên tiến cũng là nơi gây ra nhiều tội ác kinh khiếp nhất cho nhân loại. Ngoài việc đối đầu với sức mạnh và mưu mô xảo quyệt của các thế lực gian ác từ bên ngoài; các thành phần cơ hội, mưu cầu danh lợi bản thân, sẳn sàn bán rẻ lương tâm và quyền lợi Tổ Quốc; sự thiếu hiễu biết của đa số quần chúng bị lừa gạt bởi những chiêu bày bài chính trị mị dân… là những trở ngại to lớn của toàn dân Việt Nam trên con đường cứu nước.

Đa số loài người chỉ là nạn nhân bị lôi cuốn vào vòng xoáy tội lỗi bởi tham vọng quyền lực của một thiểu số tàn ác, không nên lạm dụng kế sách chiến tranh và bạo lực cách mạng tiêu diệt đối phương vì chiến thắng luôn thuộc về sự khôn ngoan, chính nghĩa và sức mạnh đoàn kết của quần chúng. Chúng ta không vì hận thù, mục tiêu của công cuộc đấu tranh hiện nay chính là chế độ độc tài tàn ác và hành động bán nước, hủy hoại sức mạnh dân tộc của bọn Công Sản. Tiền nhân đã bao phen chiến thắng giặc Tàu, chính sách nhân đạo, chiêu an kẻ thù đã nêu cao chính nghĩa, bản lĩnh và và tinh thần hiếu hòa từ ngàn xưa của dân tộc Viêt Nam.

Gánh vác sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ chủ quyền và sự tiến bộ dân tộc trong một giai đoạn lịch sử là lý tưởng cao cả của một chính đảng; chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân, chọn lựa con đường đấu tranh vì con người và quê hương đất nước bằng một tấm lòng vị tha là phẫm chất cao quý của những con người chính trị chân chính.Giá trị nhân bản của một chính đảng tạo ra lòng tin, thỏa mãn khát vọng của những người tham gia đấu tranh vừa đại diện xu hướng tiến bộ tất yếu của xã hội loài người. Do sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng sẽ thúc đẩy tiến trình vận động khách quan của phong trào đấu tranh cách mạng đến thành công.

a. Hệ thống tổ chức lực lượng đối lâp.

Sức mạnh đối kháng của lực lượng đối lập không chỉ dựa vào số đông mà nó được thành lập bởi sự liên kết các lực lượng xã hội có tổ chức. Khi nói đến tổ chức, người ta thường nghĩ đến mô hình gồm một hệ thống vừa hàng ngang và hàng dọc những thành viên có liên hệ, sinh hoạt với nhau theo lề lối, quy tắc thống nhất. Dưới sự quản lý chặt chẽ và đàn áp tàn bạo của bộ máy chính quyền chuyên chế, các tổ chức đối lập trong nước khó lòng bảo tồn lực lượng. Khai thác sơ hở của đối phương để cài người hoặc dụ dỗ, mua chuộc hay cưỡng bức các thành viên thiếu lập trường đấu tranh của các lực lượng dân chủ nhằm triệt phá tổ chức và tiêu diệt các thành phần yêu nước là sở trường của bọn Cộng Sản. Hệ thống tổ chức theo mô hình chính quy không thể hoạt động và tồn tại trong chế độ độc tài toàn trị mà cần tìm ra một hình thức liên kết các lực lượng xã hội có khả năng đề kháng với sự triệt phá từ bên trong và thích nghi tồn tại với hoàn cảnh thực tế. So với bộ máy nhà nước Cộng Sản Việt Nam, khó khăn, yếu kém hàng đầu của phong trào Dân Chủ hiện nay là vấn đề tổ chức. Hình thức đấu tranh công khai rất cần thiết cho nhiệm vụ tuyên truyền, hiệu triệu toàn dân. Trong thời gian qua, những chiến sĩ Dân Chủ đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất đáng khâm phục nhưng họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân đáng thương và đáng kính trọng dưới sự đàn áp nghiệt ngã của bạo quyền. Xét về tương quan lực lượng, phong trào Dân Chủ công khai trong nước hiện nay chưathực sự đầy đủ thực lực để tạo ra bước ngoặc cách mạng. Do đó, đấu tranh bí mật cần được xem như phương thức trọng tâm để nuôi dưỡng phong trào, bảo tồn vàphát triển lực lượng. Hợp pháp hóa các hình thức đấu tranh công khai vừa kết hợp với nhưng hoạt động thầm lặng là một biện pháp tối ưu ở giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh còn non kém.

III. Phong trào đấu tranh cách mạng xã hội

1. Yếu tố chủ quan và khách quan của phong trào cách mạng xã hội.

Cách mạng là một quá trình vận động khách quan của xã hội dựa trên những nỗ lực chủ quan của con người (quy luật: chuyển hóa quyền lực khách quan và chủ quan của xã hội). Nói cách khác: cách mạng là những hoạt động chủ quan của con người nhưng muốn đạt được mục tiêu cách mạng con người phải phản ánh đúng đắn và tác động phù hợp với tiến trình vận động khách quan của xã hôi. Không ít người chưa phân biệt hoặc đánh giá đúng đắn các yếu tố
chủ quan và khách quan của một phong trào cách mạng.

a. Yếu tố chủ quan của phong trào cách mạng xã hội.

Loài người nhờ có hiểu biết mà sáng tạo ra các sản phẫm vật chất và tinh thần, ý thức chinh phục thế giới tự nhiên và thiết lập những giá trị trong đời sống xã hội. Luật tiến hóa tự nhiên quy định trí khôn là vũ khí tự vệ của con người trước thảm họa thiên nhiên, thú dữ và cái ác. So với mặt khách quan của tồn tại của thế giới tự nhiên và xã hội loài người thì ý thức con người là mặt chủ quan; nguồn nhân sự bản lĩnh, khôn ngoan cùng với hệ tư tưởng, đường lối và kế hoạch đấu tranh hợp thành mặt chủ quan của phong trào cách mạng. Thành lập một tổ chức chính trị ưu tú có đầy đủ khả năng huy động và lãnh đạo công cuộc đấu tranh là một yêu cầu tất yếu quyết định sự thắng lợi (mặt vĩ mô).

b. Yếu tố khách quan của cách mạng xã hội.

Tồn tại khách quan của xã hội bao gồm các yếu tố: lãnh thổ, bộ máy nhà nước, hệ thống tổ chức các thành phần xã hội, quần chúng nhân dân và toàn bộ sinh hoạt tạo ra từ đời sống chung của con người như: kinh tế, văn hóa, tôn giáo, quốc phòng v.v… Trong chế độ xã hội được tổ chức theo những nguyên tắc phù hợp với lòng dân, điều hòa được mâu thuẫn giữa các thành phần xã hội sẽ có điều kiện phát triển trong sự ổn định. Mầm móng xãy ra cách mạng bắt đầu từ ý thức của các thành phần xã hội đối kháng với đường lối cai trị của nhà câm quyền. Các thành phần xã hội và quần chúng nhân dânđược tập họp thành một lực lượng chính trị đối lập chống lại bộ máy cầm quyền chính là mặt khách quan của phong trào cách mạng (mặt vi mô).

1. Quy trình cách mạng xã hội.

Quy trình cách mạng xã hội là diễn biến của phong trào đấu tranh từ lúc mới bắt đầu cho đến khi kết thúc, chia thành hai giai đoạn: phong trào cách mạng chủ quan và phong trào cách mạng khách quan.

a. Phong trào cách mạng chủ quan.

- Hoàn cảnh cách mạng xã hội. ·
Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.
.
Mâu thuẫn đối kháng là hai mặt đối lập không thể cùng tồn tại như: độc tài và tự do.

Mâu thuẫn không đối kháng giữa hai đối tượng bất đồng nhưng có thể hòa hợp với nhau, chẳng hạn như trong gia đình giữa hai vợ chồng thường hay bất hòa nhưng vẫn ràng buộc chung sống với nhau, đó là mâu thuẫn không đối kháng. Xét về nạn tham nhũng: đối với những người cho rằng tệ tham nhũng sinh ra do thiếu sót về mặt quản lý chính sách có thể khắc phục được trong chế độ Cộng Sản, đó là mâu thuẫn không đối kháng. Ngược lại, một số người cho rằng nguyên nhân đẻ ra nạn tham nhũng là do cơ chế chuyên chế, muốn giải quyết nạn tham nhũng phải thay đổi cơ chế, thì quan điểm này được xem là mâu thuẫn đối kháng với chế độ Cộng Sản.

Sự phát sinh mâu thuẫn đối kháng trong một quốc gia tác động thành lập các phong trào đấu tranh cách mạng xã hôi.Hoàn cảnh xã hội dẫn đến cách mạng khi:

§ Nhà cầm quyền có những chủ trương xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ và sự sinh tồn của dân tộc như: đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận làm tay sai cho Trung Cộng với những sự kiện như nhượng đất, dâng biển…

§ Nhà cầm quyền có những chính sách sai lầm, cản trở sự phát triển của đất nước như: đường lối chính trị độc tài đi ngược lại xu thế tiến bộ, chính sách kinh tế công hữu làm kiệt quệ đời sống xã hội… § Nhà cầm quyền áp đặt chính sách bất công, dành đặc quyền cho thành phần thống trị xã hội bóc lột trên cuộc sống đọa đày của người dân lao động…

· Ý thức chính trị.

Thế nào là ý thức chính trị?. Ý thức chính trị là ý thức đối kháng với quan điểm, đường lối cai trị của nhà cầm quyền. Các chính sách và những hành động sai lầm, tàn ác của bộ máy cầm quyền thông qua những sự việc cụ thể như tham nhũng, cướp đất, đàn áp nhân dân…gây ra thái độ bất mãn và chống đối cục bộ của một bộ phận quần chúng ở hạ tầng chưa phải là ý thức chính trị. Tuy nhiên, từ ý thức chống đối thông thường đến ý thức chính trị do nhiều sự việc tiêu cực của xã hội giúp cho các nhà tư tưởng, lý luận khái quát và hệ thống hóa thành những quan điểm đối kháng phản ảnh bản chất phản động của nhà cầm quyền. Ý thức chính trị tác động đấu tranh xã hội từ thượng tầng của giới trí thức lan dần đến các thành phần xã hội bên dưới thành lập ý thức chính trị chung của toàn dân. Quá trình từ ý thức chính trị thượng tầng đến ý thức chính trị quần chúng phải thông qua lộ trình chuyển giao tư tưởng giữa các thành phần xã hội.
Hoàn cảnh cách mạng: khi xãy ra mâu thuẫn đối kháng giữa bộ máy cầm quyền với chủ quyền quốc gia, quyền lợi đất nước và quyền lợi toàn dân làm nãy sinh sự chống đối mạnh mẽ của các thành phần xã hội. Ý thức chính trị đối kháng của đại bộ phận nhân dân tạo ra hoàn cảnh chuẩn bị cho một cuộc cách mạng thay đổi chế độ xã hôi.

- Giai đoạn bất đồng chính kiến.

Đặc điểm của giai đoạn bất đồng chính kiến là sự khác biệt nhau về quan điểm chính trị của những cá nhân hoặc các nhóm người không có tổ chức với hình thức phản kháng giới hạn trong phạm vi bày tỏ quan điểm, phê phán hệ thống chính trị hiện thời. Hoàn cảnh cách mạng làm nãy sinh những phần tử chống lại nhà cầm quyền một cách tự phát; những nhà bất đồng chính kiến nỗ lực phổ biến hoặc phát tán rộng rãi quan điểm chính trị đối kháng nhằm tác động cải cách xã hội chứ không chủ trương thực hiện cách mạng thay đổi bộ máy cầm quyền. Bất đồng chính kiến hình thành từ hai nguyên nhân:

· Ly khai: là trường hợp những người tự tách ra khỏi tổ chức do bất đồng quan điểm như trường hợp của các ông: Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Phạm Quế Dương…

· Mâu thuẫn ý thức chính trị xã hội: là trường hợp bất đồng chính kiến giữa những người không cùng một tổ chức với đảng cầm quyền như: bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Nguyễn Đình Huy v.v.

- Giai đoạn đối lập chính trị.
Trong xã hội độc tài toàn trị, bất đồng chính kiến và đối lập chính trị giống nhau: họ là những người hoạt động chính trị phản kháng lại hệ thống cầm quyền. Khác nhau: đối lập chính trị là sự khác nhau về quan điểm, đường lối đấu tranh giữa các lực lượng xã hội có tổ chức với những hoạt động cụ thể chống đối hoặc cạnh tranh nắm giữ quyền lực nhà nước. Có hai hình thức đối lập: đối lập đối kháng và đối lập không đối kháng.

· Đối lập không đối kháng:
Ở các quốc gia có nền dân chủ thực sự, vai trò đối lập được hiến pháp công nhận và bảo vệ trong một cơ chế đa nguyên, đảng đối lập có quyền công khai hoạt động, cạnh tranh thay thế đảng cầm quyền thông qua chế độ bầu cử.

· Đối lập đối kháng:
Tiến trình cách mạng xã hội từ bất đồng chính kiến đến đối lập chính trị là do ý chí và nỗ lực chủ quan của các nhà cách mạng trong các hoạt động vận động thành lập tổ chức, xây dựng đường lối, cương lĩnh chính trị, phương pháp, kế hoạch đấu tranh v.v… chống lại nhà cầm quyền. Đối lập chính trị chia ra thành hai giai đoạn: phong trào cách mạng chủ quan và phong trào cách mạng khách quan. Phong trào cách mạng chủ quan chỉ dừng lại ý thức đấu tranh cục bộ của giai đoạn đấu tranh bất đồng chính kiến hay đối lập chính trị không có sự tham gia, ủng hộ của quần chúng và các phong trào đấu tranh tự phát của quần chúng.

b. Phong trào cách mạng khách quan:

- Sự hỗ tương của hai mặt vĩ mô và vi mô của một phong trào.
Do chính sách của nhà cầm quyền xâm phạm đến quyền lợi, tình cảm và các giá trị thiêng liêng của người dân, những hoạt động đấu tranh từ bên dưới của quần chúng như phong trào dân oan, phong trào lên tiếng bảo vệ biển đảo, tín ngưỡng hay đòi hỏi nhân quyền v.v…Bên cạnh đó, những nhóm trí thức quan tâm đến tình hình xã hội cũng chia sẻ và liên kết với nhau thành những lực lượng đại diện cho nhiều khuynh hướng chính trị đối kháng và phương thức đấu tranh khác nhau. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh bên dưới tác động đến sự thành lập các lực lượng lãnh đạo bên trên (bao gồm các nhóm ly khai từ bộ máy cầm quyền); ngược lại sự tác động từ bên trên có khả năng huy động nguồn lực và phát huy năng lực đấu tranh của phong trào bên dưới. Khi một lực lượng trí thức được tin tưởng và chứng tỏ năng lực lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng, hai mặt đấu tranh tự phát từ bên dưới (vi mô) và các thành phần trí thức bên trên (vĩ mô) sẽ kết hợp thành một lực lượng chính trị thống nhất thì phong trào đấu tranh cách mạng xã hội chuyển sang giai đoạn khách quan.

- Phát triển lực lượng cách mạng.
Phong trào cách mạng khách quan là giai ̣đoạn các tổ chức chính trị đối lập tập hợp được lực lượng do được sự tin tưởng và ủng hộ của quần chúng. Ở giai đoạn này người dân ý thức được trách nhiệm với đất nước, tự giác tham gia vào công cuộc đấu tranh chung của dân tộc nên được gọi là phong trào cách mạng khách quan. Từ phong trào cách mạng chủ quan chuyển sang khách quan là nỗ lực của các tổ chức chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động và đoàn ngũ hóa lực lượng quần chúng.

- Công tác vận động quần chúng.

· Vai trò của thông tin tuyên truyền.

Tuyên truyền là dùng mọi hình thức thông tin tác động vào ý thức mọi tầng lớp xã hội tham gia đấu tranh cứu nước, tâm lý của đa số người dân lao động có hai đặc điểm sau đây:

Suy nghĩ của người dân bình thường rất giản dị và thực tế, không quan tâm đến những lý tưởng viễn vong và thờ ơ với những lời kêu gọi mang nội dung chính trị không liên quan đến đời sống của họ. Không ít người luôn nghĩ rằng: phổ biến thật nhiều tin tức hoặc lên diễn đàn kêu gọi thì nhân dân trong nước đứng dậy lật đổ bạo quyền Cộng Sản.

Thực ra, cách mạng xã hội đòi hỏi không chỉ cung cấp thông tin một chiều đến người dân mà phải tạo ra môi trường giao lưu, chuyển giao ý thức giữa các thành phần xã hội (xem bài ý thức xã hội). Truyền thông chỉ là một phương tiện hữu ích dành cho một số ít người có năng khiếu chính trị và nhạy bén nhận thức với các nguồn thông tin trên các diễn đàn hoặc truyền thanh, báo chí, chiếm khoảng 2% dân số.

- Đại bộ phận quần chúng ít học không nhận thức bằng lý trí mà cảm nhận các giá trị xã hội thông qua cảm xúc của trái tim. Các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật là món ăn chủ yếu và bức thiết trong việc bồi dưỡng đời sống tinh thần, tâm hồn và sự nhận thức của người dân lao động. Vì vậy, muốn đi vào lòng người phải nghệ thuật hóa nội dung tuyên truyền và vận dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật như một phương thức thông tin thiết thực, chuyển tải các giá trị văn hóa, ý thức chính trị vào trái tim của họ.

Trong thời kỳ chiến tranh, sở dĩ đảng cộng sản Việt Nam thu phục được lòng dân vì biết coi trọng công tác văn hóa vận, khai thác tối đa vai trò và ảnh hưởng của văn nghệ sĩ đối với công chúng. Tổ tiên chúng ta có công xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật dân gian hết sức phong phú và đặc sắc đã hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí đấu tranh bất khuất bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam; tài tử Jane Fonda cũng là một trường hợp công tác văn hóa điển hình của phong trào phản chiến tại Mỹ vào cuối thập niên 1960. So với các hình thức thông tin khác, văn hóa, nghệ thuật là một loại hình tuyên truyền có tầm quan trọng hàng đầu trong nhiệm vụ giá dục nhận thức chính trị quần chúng, một hình thức đấu tranh đem lại hiệu quả to lớn, ít tốn kém và dễ thực hiện từ hải ngoại mà những người Việt Nam chống cộng chưa biết tận dụng một cách đúng mức.

· Chuyển đổi ý thức hệ xã hội.
Có nhiều người hô hào chống cộng nhưng không thể đưa ra một kế hoạch đấu tranh cụ thể và xây dựng lại đất nước sau khi giật sập chế độ Công Sản?. Cách mạng xã hội không chỉ là sự bày tõ thái độ chống đối của quần chúng và những hoạt động nhắm vào việc lật đổ bộ máy cầm quyền mà còn có khả năng lèo lái đất nước theo một đường lối chính trị tiến bộ. Do đó, hệ tư tưởng chính trị có giá chuyển đổi ý thức hệ làm nền tảng cho việc vạch ra đường lối, kế hoạch đấu tranh và xây dựng đất nước là yếu tố quyết định dẫn đến cuộc cách mạng. Nhiều trí thức trong nước ý thức bị lừa gạt sau khi đã hy sinh cả đời mình cho lý tưởng Cộng Sản nhưng cảm thấy bế tắc vì không thể tìm ra một hướng đi mới cho dân tộc, đó là lý do tại sao Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bị diệt vong mà vẫn chưa giật sập được chế độ Cộng Sản.

Ý thức chính trị quần chúng bắt đầu từ ý thức cá nhân đến ý thức chung của nhiều người lan dần đến toàn xã hội. Quá trình từ ý thức chính trị thượng tầng đến ý thức đấu tranh chính trị của quần chúng do sự chuyển giao tư tưởng giữa các thành phần xã hội. Các lực lượng cách mạng xã hội được thành lập bằng sự liên kết giữa con người với nhau về mặt nhận thức thông qua các phương tiện truyền thông, truyền đạt, giáo dục, giao tiếp, các hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động xã hội v.v…. Ý thức hệ thiết lập hệ giá trị đạo đức xã hội (xem bài ý thức hệ), khi người dân nhận thức được tình hình chính trị đất nước ở giai đoạn cần phải thay đổi hệ thống cầm quyền và phạm trù “Cộng Sản” đồng nghĩa với tội ác và phản quốc được thiết lập thì mọi người dân sẽ tự nguyện đứng lên thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng. Ý thức hệ xã hội là nội dung tư tưởng chính trị không thể thiếu cho công tác tuyên truyền, huy động toàn diện nguồn lực quần chúng tham gia vào công cuộc đấu tranh cách mạng bảo vệ đồng bào và tổ Quốc.

- Đoàn ngũ hóa lực lượng cách mạng xã hôi.

Khi chưa xây dựng được ý thức hệ xã hội một cách toàn diện, từ ý thức chính trị đến hình thành quan điểm, lập trường đấu tranh của cá nhân cần phải có sự liên kết và sinh hoat với một tổ chức, phong trào cách mạng được thành lập cũng theo tiến trình này.

· Xây dựng điểm quần chúng:
Ngày nay, gần 90 triệu dân Viêt Nam kể cả đảng viên Cộng Sản đều trải qua kinh nghiệm đau thương dưới chế độ Cộng sản. Đa số bà con ta có nhận thức nhưng vì nhiều lý do mà không đủ dũng khí bày tỏ thái độ đấu tranh như: cầu an, sợ sệt hoặc vì thiếu lòng tin vào các tổ chức chính trị đối lập trong cũng như ngoài nước. Quan điếm quần chúng là trình độ nhận thức và sự bày tỏ thái độ của quần chúng nhân dân đối với tình hình chính trị đất nước. Con người bắt đầu từ nhận thức đến bày tỏ thái độ mới tiến tới thực hiện hành động đấu tranh. Quan điểm cá nhân được thành lập thông qua một hình thức liên kết với sức mạnh quần chúng thống nhất trong cùng một tổ chức.

· Xây dựng một hình thức liên kết.
Từ ban đầu, không nên gò bó vào một hình thức tổ chức mẫu mực dành riêng cho việc xây dựng một phong trào đấu tranh. Có thể tổ chức theo hình thức bí mật chặt chẽ hoặc cởi mở công khai, tùy vào hoàn cảnh xã hội mà xây dựng mối liên kết từ đơn giản đến phức tạp để bảo vệ sự an toàn cho những người cùng chung chí hướng. Thông qua hình thức liên kết của các sinh hoạt dân sự như tôn giáo, thiện nguyện, văn hóa nghệ thuật… để tạo cơ hội và thời gian thử thách giúp cho việc sàn lọc, chọn lựa nguồn nhân sự thích hợp với nhiệm vụ được giao. Tiến đến đoàn ngũ hóa lực lượng cách mạng là một quá trình nâng cao trình độ, bản lĩnh của một tổ chức đấu tranh chuyên nghiệp; khi tư cách của thành phần trí thức tinh túy được thể chế hóa ở cấp thượng tầng để lãnh đạo toàn diện những hoạt động đấu tranh của quần chúng thì sức mạnh phong trào cách mạng khách quan không dễ bị dập tắt.

c. Biến cố cách mạng xã hội.
- Kế hoạch đấu tranh (khái quát).


Vận dụng khoa học biện chứng nghiên cứu các mâu thuẫn đối kháng của xã hội phát sinh trong việc thực hiện đường lối, chính sách của nhà cầm quyền nhằm xây dựng một kế hoạch đấu tranh thực tiễn. Phát hiện và hoàn tất nhiệm vụ trong từng giai đoạn đấu tranh giúp cho phong trào dân chủ Việt Nam xây dựng được một thực lực tương xứng để chiến thắng Cộng Sản. Một kế hoặch đúng đắn có khả năng huy động và bảo vệ nguồn lực đấu tranh của xã hội vừa đề ra được những biện pháp đối phó hữu hiệu với sự đàn áp của kẻ thù, đồng thởi triệt tiêu dần tiềm lực của đối phương.


· Sách lược và chiến lược.

- Chiến lược:là phương châm và mục tiêu dài hạn, toàn diện từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất của một kế hoạch quân sự hoặc chính trị, xã hội.

- Sách lược: là kế hoạch, biện pháp nhất thời nhằm đạt đến mục tiêu ngắn hạn của một giai đoạn chiến lược.

Chiến lược là kế hoạch tổng thể được chia ra nhiều giai đoạn thực hiện: một giai đoạn lớn có thể chia thành nhiều giai đoạn nhỏ hơn, mỗi giai đoạn áp dụng một sách lược. Hoàn tất một sách lược là tiền đề cho việc thực hiện sách lược tiếp theo cho đến khi đạt đến mục tiêu chiến lược cuối cùng.

(Chiến thuật: là cách bố trí kế hoạch một trận đánh, một thuật ngữ dành riêng về quân sự).

Khoa học biện chứng định nghĩa: mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quán xuyến toàn bộ quá trình thay ̣đổi của một sự vật, hiện tượng; mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, gây trở ngại cho một giai đoạn phát triển của xã hội. Hoạch định chiến lược là giải quyết mâu thuẫn cơ bản của một quá trình thay đổi chế độ xã hội về chất: chiến lược cách mạng dân chủ Viêt Nam là một kế hoạch tổng thể, từ lúc phát động đấu tranh cách mạng đến khi hoàn tất bằng sự thay thế chế độ Cộng Sản bằng mô hình nhà nước dân chủ. Hoạch định sách lược dựa trên nội dung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu trong một giai đoạn, hoàn cảnh xã hội cụ thể có tác dụng làm thay đổi tình hình chính trị xã hội trong một giai đoạn lịch sử; giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là nhiệm vụ trước mắt của một giai đoạn đấu tranh cách mạng.

· Mục tiêu đấu tranh: gồm có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Cách mạng là một tiến trình đấu tranh gian khổ lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn liên tiếp nhau. Kết quả của giai đọan trước tạo ra tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đọan tiếp theo. Một công việc khó khăn và nguy hiễm cần chia ra thành nhiều công việc nhỏ dễ thực hiện và ít nguy hiểm hơn.

· Đối tượng đấu tranh:

Nghiên cứu đối tượng đấu tranh là xem xét các lực lượng xã hội trong mối các mối quan hệ:

- Địch và ta: dựa trên nguyên tắc loại đi nhiều kẻ thù, công việc sẽ trở nên đơn giản, ít tốn kém và huy động nguồn lực tham gia vào công cuộc đấu tranh nhiều hơn.

- Đối kháng và không đối kháng: Xác định các lực lượng và thành phần xã hội không thể dung hòa; các cá nhân ngoan cố, cực đoan hoặc các đối tượng xu hướng để đề ra các chính sách, biện pháp thích hợp.

- Mối quan hệ bên trong và bên ngoài: Mỗi lực lượng xã hội có vai trò quyết định trong một giai đoạn cách mạng. Yếu tố bên trong có vị trí quan trong hơn, yếu tố bên ngoài có tác động tích cực khi vận dụng được vai trò của các nhân tố bên trong.

· Các hinh thức đấu tranh.

Chỉ có những người đối diện với hoàn cảnh thực tế mới đề ra được những hình thức đấu tranh thích hợp. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến vai trò và đặc điểm của một vài hình thức đấu tranh tiêu biểu:
- Công khai và bí mật: hình thức đấu tranh thay đổi theo tiến trình của cách mạng. Ở thời kỳ đầu của phong trào, để bảo toàn lực lượng nên chọn hình thức đấu tranh bí mật là chính yếu, đến khi đầy đủ thực lực sẽ chuyển sang hoạt động công khai. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu, tận dụng và hợp pháp hóa mọi hình thức đấu tranh công khai sẽ có tác dụng tuyên truyền và hiệu triệu quần chúng mạnh mẽ ở phạm vi rộng lớn hơn.
- Bạo động và bất bạo động: Cách mạng bên trong dựa vào sức mạnh chủ lực của công luận quần chúng nên chú trọng hình thức đấu tranh bất bạo động; bạo động, chiến tranh gây ra thảm họa và tội ác với loài người. Tuy nhiên, bạo động cũng có vai trò tích cực cần đến như một biện pháp đúng đối tượng và bất đắc dĩ. Bạo động được sử dụng giới hạn ở hình thức đấu tranh tự vệ hoặc vào thời điểm xãy ra biến cố, cơ hội kết thúc cuộc cách mạng.
- Tình báo và phản gián: hiện nay, trên mặt trận tình báo, nhà cầm quyền Cộng Sản chiếm ưu thế với bộ máy tình báo chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại; trong các vụ đàn áp biểu tình vừa qua người ta còn nhìn thấy có sự tiếp tay của lực lượng tình báo Trung cộng. Tình báo là một lĩnh vực phức tạp với nhiều thủ đoạn nham hiểm và tinh vi. Vì vậy, các phong trào đấu tranh cần chú trọng đối phó và đề kháng với những nguy cơ phá hoại từ bên trong. Thiếu kinh nghiệm phản gián là nguyên nhân khiến cho các phong trào đấu tranh sớm bị triệt tiêu từ trong trứng nước.

- Chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp:

Cách mạng xã hội là bổn phận thiêng liêng của mọi người dân nhưng trước nguy cơ mất nước có được mấy người còn tâm huyết gánh vác trách nhiệm của mình?. Phong trào cách mạng đòi hỏi, ngoài lực lượng trí thức, chuyên gia có trình độ lý luận chính trị, trình độ nghiên cứu đường lối, chính sách, biên soạn tài liệu đấu tranh còn cần đến đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo phong trào và nhiều cán bộ trong các lĩnh vực chuyên môn như: truyền thông, tài chính, kinh tế, y tế, giáo dục, nghệ thuật v.v...Cách mạng xã hội không thể thiếu một lực lượng cán bộ chuyên nghiệp với nguồn tài chính, phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ đấu tranh tương xứng với nhu cầu công việc. Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, những người tham gia đấu tranh sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tự lực về mọi mặt còn phải trả giá nặng nề cho những hoạt động đi ngược lại lợi ićh của đảng Cộng Sản. Thành lập một lực lượng chính trị đối lập trong nước đòi hỏi sự hy sinh to lớn của những người có nhiệt tình với vận mệnh đất nước cùng với tiềm năng đóng góp to lớn cũa những nguồn lực không chuyên nghiệp trong xã hội cần được quan tâm vận dụng và chuẫn bị cho nhu cầu phát triển
một lực lượng cách mạng chuyên nghiệp trong tương lai.


- Biến cố cách mạng.


Khi ưu thế của lực lượng cách mạng ở thời điểm làm triệt tiêu quyền lực của bộ máy nhà nước cũ để thay thế bằng bộ máy nhà nước mới bằng một biến cố: hoàn tất cách mạng xã hội.


Kết luận

Chúng ta vừa tìm hiểu một cách khái quát về diễn biến của một cuộc cách mạng xãy ra từ bên trong ở phần nội dung trên đây. Trở về với tình hình chính trị Việt Nam, từ năm 1954- 1975 dân tộc ta đã bị các thế lực ngoại bang cưởng ép vào cuộc chiến tranh tàn khốc và phi nghĩa. 30/4/1975 là ngày đánh dấu mốc thời gian mà người dân Việt hoàn toàn bị mất nước và rơi vào thảm họa cộng sản trước tham vọng của nước láng giềng phương bắc luôn luôn nuôi dưỡng âm mưu Hán hóa đất nước ta một cách toàn diện với sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam. Đa số trí thức trong nước đã nhận ra sai lầm và hối tiếc công lao cả đời mình phụng sự cho lý tưởng Cộng Sản ngoại lai. Chính vì yếu kém về chính trị khiến cho dân tộc ta hiện nay rơi vào trạng thái mơ hồ, liệt kháng không xác định được phương hướng, đường lối đấu tranh và cảm thấy bất lực, bế tắc trước nguy cơ bị mất nước!. Trong khi đó, hầu hết các tổ chính trị ở hải ngoại chỉ có khả năng bày tỏ lập trường theo nhận thức cảm tính, chủ quan mà tưởng chừng như chân lý bắt buộc mọi người phải nghe theo; một số khác bị cộng sản giả danh lũng đoạn, hướng dẫn những quan điểm đấu tranh sai lạc. Một môi trường chính trị hỗn độn, gây nhiều tranh cải và chia rẽ giữa các lực lượng chống Cộng, chẳng những nó không giúp ích gì cho công cuộc đấu tranh chung mà còn làm lãng phí niềm tin và nguồn lực đóng góp của xã hội.


Tình hình chính trị Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải đào tạo một lực lượng trí thức có trình độ chính trị chuyên nghiệp nhằm tiến tới thành lập một lực lượng đối lập, đảm nhận nhiệm vụ đấu tranh chống lại bạo quyền Cộng Sản. Một tổ chức chính trị vững mạnh phải xây dựng được hệ thống lý luận chính trị độc lập, phương pháp và kế hoạch đấu tranh phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, gây được lòng tin và lôi cuốn sự ủng hộ của quần chúng vào công cuộc đấu tranh cách mạng. Toàn dân ta khao khát một biến cố lịch sử làm thay đổi chế độ độc tài Cộng Sản. Một chính thể tự do, dân chủ lành mạnh sẽ biến Việt Nam thành một quốc gia hùng cường, đem lại cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc cho mọi người dân.


Tường Vi