BM
Giới chức NASA từ chối đơn tham gia của các nhà khoa học mang quốc tịch Trung Quốc, với lý do luật Mỹ cấm người đến từ nước này đặt chân đến các cơ sở của NASA, nhằm ngăn chặn hoạt động gián điệp.
Trước đó, cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) lấy lý do an ninh quốc gia, cấm nhân viên nghiên cứu khoa học quốc tịch Trung Quốc tham gia hội thảo học thuật. Đồng nghiệp giới nghiên cứu đã bày tỏ không hài lòng với "hành vi kỳ thị" này.
Trung tâm nghiên cứu Ames, California, Mỹ (ARC) sẽ tổ chức hội nghị học thuật vào tháng 11 tới, quy tụ nhiều nhà thiên văn học hàng đầu thế giới trong nỗ lực săn tìm các hành tinh xa xôi và những vùng không gian có thể có sự sống.
Trụ sở Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ
Thư viết: "Điều không may là... Luật Liên bang thông qua tháng 3/2012 cấm chúng tôi mời bất cứ công dân nào của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến tham gia hội nghị của Cục hàng không vũ trụ quốc gia. Có người đã làm việc tại các viện nghiên cứu khác ở Mỹ, nhưng gần đây, do vấn đề an ninh, Quốc hội Mỹ đã có hành động, nhóm người này cũng sẽ bị hạn chế tương tự".
Chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện, nghị sĩ Quốc hội Mỹ Frank Wolf phát động chiến dịch quy mô lớn, cấm nhân viên nghiên cứu khoa học nước ngoài xâm nhập cơ sở của NASA để chống lại các hoạt động gián điệp. NASA chịu sự quản lý của Ủy ban Ngân sách.
Bộ luật do Quốc hội Mỹ thông qua quy định, cấm NASA chi tiền tiến hành hợp tác dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc; thậm chí cấm công dân Trung Quốc tới tòa nhà của NASA.
Rất nhiều nhà khoa học Mỹ bày tỏ giận dữ về lệnh cấm, cho rằng các sinh viên và nhà khoa học quốc tịch Trung Quốc trong phòng thí nghiệp của họ bị kỳ thị. Thậm chí có người đã lấy danh nghĩa cá nhân rút khỏi hội thảo để bày tỏ phản đối. Có nhà khoa học cho rằng, do bị ảnh hưởng, họ có khả năng sẽ không thể hợp tác với đồng nghiệp Trung Quốc, cũng không thể tuyển dụng sinh viên Trung Quốc.
Giáo sư thiên văn học Jeoff Marcy đến từ phân hiệu Berkeley, Đại học California là ứng cử viên sáng giá của giải Nobel. Ông phê phán lệnh cấm "rất đáng xấu hổ, hoàn toàn không đạo đức". Trong lá thư của nhà tổ chức hội nghị, Marcy viết: "Bình tĩnh mà nói, tôi không thể tham gia một hội nghị mang tính kỳ thị như vậy.
Lệnh cấm trên ngày càng có thêm nhiều người quyết định tẩy chay hội nghị, trong đó có ông Geoffrey Marcy, người được đề cử giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu tiên phong về các hành tinh ngoài hệ Mặt trời.
FBI bắt ‘gián điệp’ Trung Quốc tại NASA
Trước đó sự kiện “gián điệp Trung Quốc” làm xôn xao dư luận ở Mỹ, một công dân Trung Quốc làm ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã bị nhân viên của FBI bắt tại sân bay quốc tế Washington Dulles ngày 16/3. Anh này bị cáo buộc là đã đưa ra lời khai giả cho các nhân viên chấp pháp của Mỹ.
Lệnh triệu tập của tòa án Mỹ cho thấy, công dân Trung Quốc bị bắt tên là Jiang Bo (31 tuổi), người Thành Đô, sống tại thành phố Norfolk thuộc bang Virginia. Jiang.
Jiang Bo bị nhân viên của FBI bắt tại sân bay quốc tế Washington
Ông Frank Wolf - nghị sĩ của Đảng cộng hòa Mỹ cho biết, ngày 13/3, Cục điều tra liên bang Mỹ đã lập án điều tra hành vi “âm mưu vi phạm Luật quản lý xuất khẩu vũ khí”; Ngày 15/3 FBI được biết đột nhiên Jiang Bo mua vé máy bay một chiều chuẩn bị bay về Trung Quốc; Ngày 16/3, Jiang Bo đã bị các nhân viên của FBI chặn ở sân bay quốc tế Washington Dulles và bị FBI lục soát đồ đạc mang theo.
Sau khi kiểm tra, FBI phát hiện ra Jiang Bo đã giấu một số đồ điện tử, bao gồm một chiếc máy tính xách tay nữa, một ổ cứng cũ và một thẻ điện thoại di động.
Ông Frank Wolf cho biết thêm, lệnh bắt giữ còn nói rằng nhân viên FBI biết trước đó Jiang Bo đã từng mang máy tính vốn dùng để làm việc cho NASA về Trung Quốc, họ cho rằng trong chiếc máy tính này có nhiều thông tin bí mật. Ông Frank Wolf cho biết, Jiang Bo có liên quan đến một tổ chức bị chính phủ Mỹ coi là “có vấn đề đáng phải theo dõi”.
Trung Quốc chỉ trích NASA không cho người TQ dự một hội nghị
Trung Quốc chỉ trích cơ quan không gian NASA Hoa Kỳ đã loại trừ các học giả Trung Quốc không cho họ tham dự một hội nghị khoa học tại một cơ sở của NASA ở California vào tháng 11.
Lên tiếng tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Xuân Doanh tố cáo NASA là có “hành vi kỳ thị.” Bà nói Trung Quốc tin là “không nên chính trị hóa” các hoạt động học thuật hay khảo cứu khoa học.
Lên tiếng tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Xuân Doanh tố cáo NASA là có “hành vi kỳ thị.” Bà nói Trung Quốc tin là “không nên chính trị hóa” các hoạt động học thuật hay khảo cứu khoa học.
Những người tổ chức Hội nghị Khoa học Kepler lần thứ nhì nói trong tháng Ba, NASA đã cấm công dân của Trung Quốc và nhiều quốc gia khác thăm các cơ sở của họ, vì những e ngại về an ninh.
NASA áp dụng lệnh cấm này dựa trên một đạo luật của Hoa Kỳ được Hạ Viện thông qua hồi tháng Ba và được Tổng thống Obama chấp thuận.
Những người tổ chức hội nghị nói họ mới chỉ được biết lệnh cấm của NASA hồi cuối tháng Chín, và nếu biết sớm hơn, họ đã di chuyển hội nghị này ra khỏi cơ sở của NASA ở California. Họ gọi những lập luận pháp lý hậu thuẫn cho hành động của NASA là “đáng trách.”
Trong lúc này, NASA không có bình luận nào về vấn đề gây tranh cãi vừa kể, vì văn phòng báo chí của họ đóng cửa khi chính phủ liên bang phải đóng cửa một phần.