Chùm ảnh: Từ một hoang mạc, Dubai "lột xác" thần tốc thành thành phố hoa lệ
Loạt ảnh so sánh hình ảnh Dubai hiện tại và cách đây hơn 30 năm cho thấy tốc độ phát triển thần kỳ của thành phố hoa lệ này.
Nhiều người đã từng biết đến Dubai như 1 trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thế nhưng, chắc hẳn, hiếm có người từng được ghé thăm Dubai và tận mắt chứng kiến tốc độ phát triển chóng mặt của nó. Để cung cấp cho người xem cái nhìn toàn diện hơn về sự phát triển vượt bậc của thành phố này, nhiều tờ báo đã cho đăng tải loạt ảnh so sánh hình ảnhDubai hiện tại và cách đây 35 năm. Chùm ảnh khiến người xem thực sự kinh ngạc, xen lẫn khâm phục.
Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Dubai đã vươn mình từ một hoang mạc kém phát triển...
... để trở thành một thành phố hoa lệ với những tòa nhà cao chọc trời, giao thông hiện đại và các dịch vụ hàng đầu thế giới.
Khu vực phát triển nhanh nhất là dọc đường bờ biển, nơi có quần đảo nhân tạo nổi tiếng thế giới. Hình ảnh được ghi nhận vào năm 1979...
... và khung cảnh phát triển ngày nay.
Khu vực sông Dubai Creek xưa kia...
... và hình ảnh tấp nập hiện tại.
Tòa nhà chính của Trung tâm thương mại ở Dubai...
... mặc dù không mấy thay đổi, nhưng sau hơn 30 năm, khung cảnh chung quanh đã khác xưa rất nhiều.
Sân golf Emirates đẹp nhất tại Dubai năm 1980...
... và năm 2014.
Bãi biển Jumeriah trước đây còn hoang sơ...
... nay đã trở nên vô cùng hiện đại với những tòa nhà cao tầng, thiết kế sang trọng.
Vùng đất với những dòng chảy chậm của con sông Dubai Creek...
... nay trở nên tấp nập, sầm uất và hiện đại.
Khu vực sân golf Meydan những năm 1980 vẫn còn hoang vắng, thưa thớt...
... nay trở nên hiện đại với loạt siêu xe của các khách hàng ghé thăm.
Đại lộ Sheikh Zayed vào năm 1979...
... và hình ảnh được ghi nhận vào năm 2014.
(Nguồn: whatson)
====================
Chùm ảnh Dubai tuyệt đẹp và vô cùng hoành tráng nhìn từ trên cao
23:00:00 26/02/2015
Vào những năm 2000, chính quyền Dubai đã bỏ ra 600 tỷ USD để xây dựng lại cả thành phố, tạo nên những công trình độc nhất vô nhị trên thế giới. Những bức ảnh chụp Dubai từ trên cao đã thể hiện rõ sự sang trọng và tham vọng của mảnh đất giàu có này.
Là một trong những thành phố năng động bậc nhất của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), không có gì ngạc nhiên khi Dubai sở hữu những khối kiến trúc cao nhất, rộng nhất và sang trọng hàng đầu thế giới.
Những tòa tháp nơi đây cao qua cả mây, đúng nghĩa đen của từ "Nhà chọc trời".
Khách sạn Burj Al Arab chi phối cả bầu trời Dubai, đây là khách sạn cao thứ tư trên thế giới, nó được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ở vịnh Ba Tư và đi vào hoạt động từ năm 1999.
Khách sạn Burj Al Arab có một sân Tennis được treo lơ lửng ở độ cao gần 200 mét, lập kỷ lục Guinesss sân tennis cao nhất thế giới.
Quần đảo Cây Cọ (The Palms) là công trình tham vọng nhất từng được thực hiện.
Trong thập niên 90, ngài Sheik Mohammed Bin Rashid, chủ nhân của mảnh đất Dubai, đã nghĩ rằng thành phố này cần có một "thứ" gì đó để tiếp tục giàu mạnh sau khi cạn kiệt dầu mỏ, và ông đã làm điều mà chưa ai từng dám làm: xây hẳn một quần đảo nhân tạo để thu hút du lịch.
Các kỹ sư và thợ xây mất 4 năm để hoàn thiện quần đảo Cây Cọ, số vật liệu xây dựng để tạo nên siêu công trình này là 5,4 triệu tấn đất đá và 24 triệu tấn cát.
Quần đảo nhân tạo khổng lồ này có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ ngoài không gian.
"Siêu dự án" mới nhất của Dubai cũng tham vọng không kém Cây Cọ là mấy, đó là xây dựng lại bản đồ thế giới thu nhỏ trên biển.
Sau 4 năm tạm hoãn do khủng hoảng kinh tế, dự án "Thế Giới" tiếp tục được xây dựng từ đầu năm 2014, khi hoàn thành, quần đảo Thế Giới sẽ như một thành phố nhân tạo với đầy đủ tiện nghi hạ tầng.
Vịnh Dubai nhìn từ trên cao.
Ở Dubai, bất cứ công trình gì cũng phải lập kỷ lục thế giới, thậm chí con kênh nhân tạo nối từ biển vào giữa thành phố này cũng dài đến 3,2km.
Vịnh Dubai sở hữu Ali Port, bến cảng nhân tạo lớn nhất thế giới, không chỉ cảng, nó còn là vị trí đặt khu dân cư Jumeirah Beach Residence (JBR) cũng lớn nhất thế giới.
Trong khu dân cư JBR, khách du lịch có thể đến thăm khách sạn Jumeirah Beach Hotel (JBH), khách sạn này có 1.598 phòng, 20 nhà hàng và quán bar, được xây dựng trên diện tích gần 34 nghìn mét vuông.
Trung tâm của thành phố là Burj Dubai, tòa nhà cao nhất thế giới.
Cảnh quan thành phố khi đứng trên tầng 124 tòa nhà Burj, còn 36 tầng nữa mới lên đến đỉnh tòa nhà.
Tháp Burj Dubai cần 12.000 công nhân làm việc liên tục trong 1.325 ngày mới xong. Nếu xếp số thanh sắt để xây tháp Burj Dubai thành đường thẳng, nó sẽdài bằng 1/4 chu vi trái đất.
Theo Business Insider
======================
Chiêm ngưỡng dàn siêu xe cảnh sát và cứu thương mới tại Dubai
00:00:00 12/02/2015
Dubai vốn nổi tiếng với lối sống xa hoa được "phổ cập" trên cả đất nước, ở nơi đây, ngay cả nhân viên y tế hoặc cảnh sát cũng được lái những chiếc siêu xe đắt đỏ và sành điệu nhất thế giới.Hiện tại, đội cảnh sát Dubai vừa được mua thêm một xe Lamboghini Aventador, một Bugatti Veyron và Ferrari FF, món quà tiếp theo mà lực lượng an ninh Dubai sắp được nhận là một chiếc Lexus RC F đời 2015 siêu đắt và siêu mạnh.
Buổi diễu hành của đội siêu cảnh sát Dubai với Bugatti Veyron, Mercedes SLS, Bentley và Ferrari FF
Khi di chuyển ở ngoại ô thành phố, nhân viên công vụ Dubai sẽ chuyển sang đi những chiếc SUV Brabus Mercedes G63 AMG hầm hố.
Đối với những cảnh sát trẻ chưa vững vàng tay lái, họ không được lái Ferrari hoặc Bugatti, mà chỉ được cấp những chiếc xe rẻ tiền hơn như Nissan GT-R hoặc Chevrolet Camaro.
Nissan GT-R tuy giá rẻ nhưng cũng được nằm trong biên chế đội
Audi R8 là của hiếm vì hiện tại siêu xe này không còn "hot" như xưa
Chevrolet Camaro là chiến hữu của các tân binh trong lực lượng cảnh sát Dubai
Ngoài siêu xe hơi, cảnh sát Dubai còn có cả siêu thuyền...
...Chuyên dùng để tuần tra trên biển.
Để giải thích cho việc mua những siêu xe hàng đầu thế giới cho cảnh sát, nhà cầm quyền Dubai nói rằng ở đất nước này toàn siêu xe, nếu cảnh sát đi một chiếc Toyota thì hy vọng đuổi kịp cả 1 đoàn xe Ferrari là không thể.
Du khách chụp ảnh dàn siêu xe cảnh sát hùng hậu.
Theo sở cảnh sát Dubai, những siêu xe này chủ yếu chỉ tuần tra ở những khu vực đông khách du lịch như chân tháp Burj Khalifa. Ngoài mục đích an ninh, đội siêu xe cũng phần nào lôi kéo được thêm khách du lịch đến đây, đó hoàn toàn không phải là lý do hài hước, vì đa số du khách đều sẽ dừng lại và chụp ảnh một chiếc Ferrari cảnh sát.
Ngoài lực lượng an ninh, các đội nhân viên cứu thương cũng được chính quyền Dubai mua cho xe khủng, xe cứu thương phổ biến nhất ở Dubai là Lotus Evora
Xe được "độ" lại để có thể chở theo đầy đủ đồ nghề sơ cứu tại chỗ.
Trong đội cứu thương cũng có vài chiếc Nissan 370z được xử dụng.========================
Dubai: Bên trong khách sạn 7 sao"sang chảnh" nhất thế giới
00:00:00 09/03/2015
Phòng đắt nhất trong khách sạn xa xỉ nhất này có giá tới 16,7 nghìn bảng Anh/đêm (535 triệu đồng) và rộng tới 743 mét vuông. Trong phòng này có quán bar, thư viện, rạp chiếu phim mini và một... đội quản gia để phục vụ khách.Siêu khách sạn Burj Al Arab (BAA) chi phối cả bầu trời Dubai, đây là khách sạn cao thứ tư trên thế giới, nó được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ở vịnh Ba Tư và đi vào hoạt động từ năm 1999.
Để hoàn thiện BAA, các kỹ sư nội thất đã lát hơn 23 nghìn mét vuông đá cẩm thạch, 43 nghìn mét vuông kính, và gần 2000 mét vuông... vàng dát mỏng.Để thể hiện được sắc đẹp của cẩm thạch và vàng, BAA có đến 28 nghìn bóng đèn ở khắp nơi.
Nhiều người ưa chỉ trích nói BAA quá phô trương và hào nhoáng, nhưng sự phô trương đó đến từ những thứ đắt tiền, những dịch vụ đỉnh cao nhất trên thế giới, khách hàng của BAA là những nhà lãnh đạo thế giới, những ông trùm Châu Âu, những ngôi sao giải trí và thể thao như Roger Federer, Ronan Keating, Claudia Schiffer...
Phòng tắm dát vàng của khách sạn BAA.
Làm việc trong siêu khách sạn này có 1.500 nhân viên phục vụ, 200 bếp trưởng, 70 nhân viên xách đồ khỏe mạnh, những người này đều đẹp đẽ và cao to vì họ là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng.
Những ứng viên muốn xin việc vào BAA ở bất kỳ vị trí nào đều phải làm "bài thi xa xỉ", họ sẽ phải trả lời các câu hỏi kiểu như "Cashmere là tên của cái gì"hoặc "Viết tên 5 thương hiệu túi xách đắt tiền nhất".
Khách sạn BAA chỉ có vỏn vẹn 202 phòng, nhưng mỗi phòng đều là nơi xa xỉ bậc nhất mà khách hàng được trải nghiệm, mỗi phòng đều có quản gia riêng, được đào tạo theo tiêu chuẩn hoàng gia Châu Âu.
Riêng hệ thống hồ cá cảnh của khách sạn cũng có một đội gồm 7 chuyên gia về hải dương học chăm sóc, 7 người đàn ông này dành toàn bộ thời gian của họ để chăm sóc 3 hồ với 50 loại cá ở đây.
Theo Warren Baverstock, đội trưởng đội nuôi cá, vài năm trước, một khách hàng đã chỉ một con cá sấu trong hồ và ngỏ ý muốn... ăn nó, và tất nhiên, khách sạn BAA không bao giờ từ chối khách hàng.
Một trong ba bể cá khổng lồ tại khách sạn BAA
Phòng rẻ nhất tại BAA cũng tráng lệ chẳng khác gì phòng siêu sang của các khách sạn 5 sao khác.
Phòng rẻ nhất ở BAA có giá 880 bảng Anh/đêm (28 triệu đồng), trong loại phòng này có 2 tầng, 14 đường dây điện thoại, 1 quản gia riêng, 1 iPad bọc 24 carat vàng, 17 loại gối đắt tiền, 2 ti vi 42 inch, loa Bose để nghe nhạc và tất cả rèm cửa, ánh sáng, thiết bị nhà tắm, thiết bị phòng ngủ đều được điều khiển bằng chiếc iPad bọc vàng kia.
Không gian xa xỉ của phòng hoàng gia tại BAA
Phòng đắt nhất trong khách sạn xa xỉ nhất này có giá tới 16,7 nghìn bảng Anh/ đêm (535 triệu đồng) và rộng tới 743 mét vuông, dãy phòng này được gọi là Phòng Hoàng Gia, chuyên phục vụ những ông trùm siêu giàu. Trong phòng này có quán bar, thư viện, rạp chiếu phim mini và một... đội quản gia để phục vụ bạn tới tận răng.
Khách hàng sẽ được dùng bữa tại nhà hàng của khách sạn, ở đây khách sẽ được ăn bất kỳ thứ gì họ yêu cầu, miễn là không phạm pháp, bạn có thể yêu cầu bữa tối gồm hàu tươi được bắt ở Ireland, nấm cục vừa đào ở Pháp và loại giấm balsamic 100 năm tuổi.
Mỗi năm, khách sạn BAA chi ra tới 86 triệu bảng Anh (2,7 nghìn tỷ đồng) để mua thức ăn và đồ uống phục vụ khách hàng.
Nếu ở phòng hoàng gia, khách hàng sẽ có 5 người phục vụ riêng, khách được quyền chọn đội phục vụ là nam hoặc nữ
Đội quản gia sẽ chăm sóc khách hàng tới từng... sợi tóc
Nơi tiếp khách của phòng hoàng gia
Bể bơi nhìn ra ngoài trời ngay trong phòng khách sạn.
Dailymail/Tổng hợp========================
Dubai xây trung tâm thương mại lớn nhất thế giới có khả năng kiểm soát nhiệt độ
18:47:59 07/07/2014
Khi hoàn thành, trung tâm thương mại này sẽ bao gồm 100 khách sạn và khu nhà ở cao cấp, đặc biệt có khả năng kiểm soát nhiệt độ.
Dubai là 1 trong 7 tiểu vương quốc của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, nơi đây nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời có kiến trúc vô cùng độc đáo.
Mới đây, thành phố dự định sẽ xây dựng 1 khu trung tâm thương mại nằm gần tòa tháp cao chọc trời Burj Khalifa bao gồm trung tâm mua sắm, các công viên giải trí trong nhà có quy mô lớn nhất hành tinh, cùng với đó là 100 khách sạn, khu căn hộ cao cấp. Và điểm độc đáo nhất của dự án đó là khu phố này có khả năng kiểm soát, điều chỉnh nhiệt độ không khí.
Quan chức thành phố Dubai bên mô hình về một khu phố đặc biệt sẽ được xây dựng trong thời gian tới.
Khu phố sẽ là mô hình thu nhỏ của cả Dubai, chiều lòng mọi du khách, người đi bộ ở đây sẽ luôn cảm thấy dễ chịu vì nhiệt độ không khí sẽ được điều chỉnh ở mức mát mẻ nhất.
Theo dự kiến, trung tâm mua sắm trong khu phố rộng hơn 4 triệu m2, bao gồm nhà hát, mô hình thu nhỏ của con phố đi bộ nổi tiếng nhất Châu Âu La Rambla(Barcelona, Tây Ban Nha) và mạng lưới đường phố bán lẻ dài tới hơn 7km.
Phía trên trung tâm mua sắm là phần mái vòm thủy tinh, mái vòm này sẽ mở ra vào mùa đông, cho phép du khách tham quan, mua sắm trong không khí thoáng mát, còn vào mùa hè nó sẽ được đóng lại để hệ thống kiểm soát nhiệt độ hoạt động mang lại bầu không khí mát mẻ.
Mô hình khu phố với trung tâm mua sắm có quy mô lớn nhất hành tinh và những con phố đi bộ độc đáo.
Dự án xây dựng khu phố đặc biệt này nằm trong nỗ lực thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với Dubai kể cả là vào mùa Hè khi mà nhiệt độ ở đây có thể lên tới gần 50 độ C. Các chuyên gia đánh giá sau khi xây dựng xong, khu phố sẽ đón khoảng 180 triệu lượt du khách, đưa Dubai trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.
Khu phố với trung tâm mua sắm và không gian nghỉ ngơi lý tưởng sẽ trở thành thiên đường cho khách du lịch.
Ông Sheikh Mohammad Bin Rashid Al Maktoum, người đứng đầu thành phốDubai cho biết: "Dự án xây dựng trung tâm thương mại nhằm góp phần biến Dubai trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch, kinh tế hấp dẫn người dân trên khắp hành tinh. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức để đạt được mục tiêu đã đề ra".
(Nguồn: Theo Dailymail)
Thành phố trên mây ở Dubai
Những ngày qua, cả thành phố Dubai ẩn hiện thật kỳ ảo dưới lớp sương mù dày đặc, tạo nên khung cảnh kỳ thú hiếm có trong suốt 1 năm.
Thành phố Dubai với những tòa nhà cao tầng tráng lệ vẫn "vươn mình mạnh mẽ" dưới lớp sương mù dày đặc.
Trong màn sương mù, những tòa nhà cao 70 tầng vươn lên cao, tạo thành 1 thành phố trên mây.
Cảnh tượng này chỉ diễn ra 2 lần 1 năm, khi tiết trời chuyển từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng.
Nhiếp ảnh gia Nicole Luttecke, 34 tuổi, đã chụp lại những cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Cô cho biết để ghi lại được thành phố trong sương, cô đã thức dậy từ rất sớm để chờ đón bình minh.
Ngoài ra, cô Luttecke phải đứng trong một căn hộ ở tầng 37 và một căn hộ ởtầng 77 của tòa nhà Index Tower - công trình có chiều cao 328m.
Những bức ảnh này hiện đang thu hút sự chú ý và yêu thích của cộng đồng mạng.
Nhiều người tỏ ra thích thú với khung cảnh kỳ ảo này.
==========================
Choáng ngợp trước màn pháo hoa rực rỡ ở Dubai
Màn pháo hoa rực rỡ sắc màu tại Dubai để chào đón năm mới khiến người dân trên toàn thế giới vô cùng thích thú và kinh ngạc.
Năm nay, Dubai đón chào năm mới 2014 bằng màn bắn pháo hoa kéo dài 6 phút. Màn trình diễn ánh sáng ấn tượng tại đây khiến người dân trên toàn thế giới vô cùng kinh ngạc và thích thú.
Pháo hoa bắt đầu được bắn từ Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới, sau đó di chuyển sang khách sạn hình cánh buồm Burj Al-Arab và kết thúc ở quần đảo Palm.
Được biết, đơn vị tổ chức sự kiện đã xử dụng gần nửa triệu quả pháo hoa với sự điều khiển của 100 máy tính tại 400 điểm bắn phục vụ màn trình diễn.
==================================
Cuộc sống đen tối phía sau Dubai tráng lệ
00:21:52 05/12/2014
Phía sau một Dubai phồn hoa thịnh vượng với những tòa nhà chọc trời lung linh tráng lệ, là cuộc sống đen tối, vất vả của những người lao động chân tay. Ngày ngày, họ phải sống và làm việc trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
Một nhiếp ảnh gia người Iran đã chụp lại cảnh tượng thường ngày của những công nhân di cư ngày ngày làm việc vất vả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để kiếm được những đồng tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Trong ảnh là khung cảnh nhà bếp dơ bẩn của khu tập thể nơi các công nhân sinh sống. Có thể thấy những đường ống gas được chính người dân di cư thiết kế, lắp đặt và không hề đạt tiêu chuẩn an toàn.
Một người đàn ông đang moi ruột cá tại 1 khu bếp ở Sonapur.
Farhad giải thích rằng có những công nhân đã bị tịch thu hộ chiếu tại sân bay, và bị ép buộc phải làm việc trong nhiều giờ dưới điều kiện thời tiết khó khăn mà chỉ được trả mức lương rẻ mạt. Khu vực Sonapur là nơi sinh sống của hơn 150.000 công nhân đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Trung Quốc.
Jahangir, 27 tuổi, đến từ Bangladesh, đã làm công nhân lau dọn vệ sinh trong vòng 4 năm qua. Mỗi tháng, Jahangir kiếm được khoảng 800 AED (khoảng 4,6 triệu đồng) và anh gửi về cho gia đình 500 AED (khoảng 3 triệu đồng), số còn lại anh dùng để thuê nhà và ăn uống ở Dubai.
30 năm trước, hầu hết các khu vực của Dubai vẫn còn là sa mạc. Thế nhưng, nó nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất và là điểm đến của rất nhiều du khách trong khu vực.
Trái: Một khu chợ của Sonapur. Phải: Công nhân phải rửa chân tay và tắm rửa bằng nước tẩy rửa sàn.
Nhiều người dân cố kiếm thêm chút tiền vào ngày cuối tuần bằng việc mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn, nước uống.
Người lao động ở đây thích chơi trò chơi tương tự như bi a. Tuy nhiên, chiếc bàn này được các công nhân tự thiết kế.
Người lao động thường phải làm việc suốt 14h/1 ngày dưới nhiệt độ 50 độ C.Trong khi đó, các du khách được khuyến cáo không nên ở ngoài trời quá 5 phút.
Mỗi tối, hàng trăm công nhân được chở tới các công trường để làm việc.
Những công nhân đóng tàu ở Jaddaf làm việc dưới cái nắng gay gắt.
Khu ngủ nghỉ của người lao động.
Khu chợ rau củ tại Sonapur chuyên bán đồ cho người lao động.
Một công nhân Trung Quốc cầm theo tấm biển yêu cầu ông chủ trả thêm tiền và để anh quay về nhà.
Xử dụng chiếc gương vỡ cùng 1 góc nhỏ bên lề đường, người đàn ông này đã có thể hành nghề cắt tóc.
Anh Shahroukh chuẩn bị bắt đầu 1 ngày làm việc dài.
Ali Sadam, 24 tuổi, làm công nhân vệ sinh trong 2 năm qua. Hình ảnh phòng nghỉ của anh tại Sonapur.
(Nguồn: Dailymail)