Vì nụ cười của mỹ nhân mà các ông vua sẵn sàng tìm mọi cách để vừa lòng các nàng. Nhưng chính nó cũng là nụ cười tai hại làm diệt vong cả một triều đại.
Tuy nhiên đúng như câu nói: “hồng nhan bạc phận” bởi hầu hết họ đều có một số phận chông chênh, có người thì được sử dụng như một công cụ chính trị để dâng lên vua trong khi đó có người còn gây nên sự sụp đổ cho cả một triều đại. Nhưng tất cả họ đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.
1. Đát Kỷ
Đát Kỷ là mỹ nữ nổi tiếng, được Trụ Vương – vị vua cuối cùng của nhà Thương vô cùng sủng ái. Cô được cho là một trong những nguyên nhân khiến nhà Thương sụp đổ.
Theo tác phẩm văn học Phong thần diễn nghĩa, Đát Kỷ ban đầu là người bình thường như những người khác. Tuy nhiên, trên đường tiến cung để hầu hạ Trụ Vương, cô bị hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Thạch Cơ giao cho.
Ảnh minh họa
Nhiệm vụ của Thạch Cơ giao cho đó là làm cho Trụ Vương mê muội nhan sắc của Đát Kỷ và khiến nhà Thương sụp đổ. Từ đó, tạo điều kiện cho nhà Chu thu phục thiên hạ. Do vậy, Đát Kỷ đã trở thành hồ ly 9 đuôi vô cùng độc ác.
2. Tây Thi
Là một thôn nữ họ Thi, sống ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ) thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Được biết đến là một trong bốn người đàn bà đẹp nhất của Trung Quốc cổ đại.
Tây Thi được lựa chọn để đưa sang nước Ngô để giúp Việt vương Câu Tiễn giảm bớt cực nhọc. Vẻ đẹp của cô đã khiến Ngô Vương Phù Sai mê mẩn, quên hết việc chính sự cũng như giết chết cố vấn giỏi nhất của mình. Điều này khiến cho nước Ngô sụp đổ.
Ảnh minh họa
Vì vậy, trong mắt người dân nước Ngô, Tây Thi là một yêu nữ khuynh đảo cả triều chính. Còn đối với dân nước Việt, nàng Tây Thi là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình cứu nguy xã tắc nước Việt.
3. Lữ Hậu
Lữ hậu hay còn gọi Lã hậu (241-180 trước công nguyên) là hoàng hậu đầu tiên của nhà Hán. Bà là vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Lữ hậu được đánh giá là một mẫu nghi thiên hạ vô cùng lạnh lùng, độc ác.
Ảnh minh họa
Lữ hậu đã có công rất lớn trong việc giúp Lưu Bang xây dựng cơ đồ. Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, bà đã nắm quyền cai trị đất nước cho đến khi qua đời vào năm 180 trước công nguyên.
4. Điêu Thuyền
Là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc nổi tiếng sử sách. Điêu Thuyền cũng là một nhân vật nổi tiếng trong cuốn tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Sắc đẹp của cô được miêu tả là “bế nguyệt” (tức khiến trăng xấu hổ mà giấu bản thân đi).
Ảnh minh họa
Điêu Thuyền chính là người được Vương Doãn bày kế khiến cô là người làm ly gián mối quan hệ giữa Đổng Trác và Lã Bố. Từ đó, biến Đổng Trác và Lã Bố trở thành kẻ thù không đội trời chung của nhau. Mục đích của Vương Doãn khi đó là lật đổ Đổng Trác.
5. Võ Tắc Thiên
Trong số hơn 400 hoàng đế Trung Quốc, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử. Bà đã trị vì nhà Đường trong hơn nửa thế kỷ. Trong thời gian cầm quyền, bà được đánh giá là nhà lãnh đạo có cả công lẫn tội.
Ảnh minh họa
Võ Tắc Thiên từng trải qua các vị trí lớn nhỏ bao gồm: tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, ni cô, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng. Bà được đánh giá là một phụ nữ độc ác, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục tiêu. Một trong những thành tựu lớn nhất mà bà đạt được đó là củng cố và ổn định tình hình nhà Đường.
6. Bao Tự
Mỹ nhân Bao Tự sinh sống vào thời Tây Chu. Để đổi lấy nụ cười của mỹ nhân này Chu U Vương là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Chu thế kỷ 8 Trước công Nguyên. Ông vua đã đốt ngọn lửa ở đài phong hỏa Ly Sơn. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn mang quân ứng cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì, Chu U Vương thì đang uống rượu mua vui với Bao Tự nên các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau, biết là mình bị vua đùa giỡn nhưng không dám nổi cáu. Bao Tự ở trên đài, tận mắt trông thấy các chư hầu ngày thường phong độ, giờ ai cũng ngơ ngác, lúng túng đã không nhịn được cười. Nhìn Bao Tự tươi cười, Chu U Vương vô cùng vui sướng.
Ảnh minh họa
Sau khi các chư hầu trở về, Chu U Vương lại ra lệnh đốt lửa một lần nữa. Và đến lần thứ 3 khi vua nước Thân dẫn quân đội tấn công nhà Chu. Tình hình nguy cấp, Chu U Vương vội cho đốt lửa phong đài để hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu đã từng bị lừa nên tưởng vua đùa, không mang quân tới nữa. Chu U Vương không chống nổi quân địch và mất nước