TQ luồn lách đánh cắp công nghệ quốc phòng Mỹ
Do Bắc Kinh đang tìm cách thu hẹp khoảng cách quân sự, Washington phải đối mặt với các âm mưu chuyển lậu các thiết bị và hệ thống quốc phòng nhạy cảm ra khỏi nước này.
Các đặc vụ của Bộ An ninh Nội địa lẻn vào một văn phòng nhỏ tí xíu ở khu Chinatown, Oakland trước khi mặt trời mọc hôm 4/12/2011. Họ bước đi thận trọng, mau chóng chụp những tấm hình số để có thể đặt mọi thứ trở lại vị trí cũ. Họ không muốn Philip Chaohui He, doanh nhân thuê văn phòng này biết họ đã tới đây.
THE TARGET: A U.S. Homeland Security Investigations official displays a set of American-made radiation-hardened microchips seized from a Chinese national who tried to smuggle them to China.
"Rad-chips" are critical for operating satellites and some rockets. REUTERS/KEVIN LEMARQUE
"Rad-chips" are critical for operating satellites and some rockets. REUTERS/KEVIN LEMARQUE
7 tháng trôi qua kể từ khi các đặc vụ tiến hành một chiến dịch ngầm chống lại một mạng lưới vận chuyển lậu vũ khí bị nghi là của người Trung Quốc. Chuyển lậu vũ khí là một trong hàng loạt hoạt động nhằm hỗ trợ tham vọng mở rộng quân sự vào không gian của Bắc Kinh
Các đặc vụ của Bộ An ninh Nội địa đã cho phép một nhà sản xuất ở Colorado chuyển cho He một loại công nghệ mà Trung Quốc thèm muốn song không thể tái tạo - các vi mạch chịu được bức xạ. Thiết bị nhỏ như đồng xu này rất quan trọng với điều khiển vệ tinh, để dẫn đường cho tên lửa đạn đạo và bảo vệ máy móc, khí tài quân sự hạng nặng khỏi hạt nhân và bức xạ mặt trời.
Đây là một việc làm mạo hiểm. Đó là cơ hội để triệt hạ toàn bộ một đường dây buôn lậu của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu He thành công trong việc chuyển lậu các vi mạch này sang Trung Quốc, một ngày nào đó thiết bị này có thể được dùng để chống lại các thủy thủ, binh sĩ hoặc phi công Mỹ, triển khai trên các vệ tinh cung cấp tai mắt trên chiến trường cho quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Bước vào văn phòng của He lúc 2h30 vào buổi sáng tháng 12 đó, các đặc vụ xem xét bên trong các hộp hàng FedEx. Các vi mạch đã biến mất. Người giám sát vụ việc này là Greg Slavens giật nẩy người.
"Cả một bó vi mạch chịu được bức xạ đang được chuyển tới Trung Quốc và tôi là người chịu trách nhiệm", Slavens nhớ lại.
Trong vòng 20 năm qua, Mỹ đã chi hàng nghìn tỷ đôla để sản xuất và triển khai công nghệ quân sự tốt nhất thế giới. Mỹ cũng ban hành các luật và quy định nhằm giữ các công nghệ tránh xa khỏi các đối thủ tiềm tàng như Iran, Triều Tiên và quốc gia có thể gây ra mối đe dọa lâu dài lớn nhất với uy quyền của Mỹ là Trung Quốc.
Các nỗ lực thâu tóm công nghệ Mỹ của Trung Quốc gắn với việc đẩy nhanh xây dựng lực lượng quốc phòng của nước này. Ngân sách quân sự Trung Quốc, chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ, đã tăng tới gần 200 tỷ USD. Chủ tịch Tập Cận Bình đang đấu tranh cho một sự phục hưng nhằm vào việc Trung Quốc muốn thống trị vùng và xa hơn nữa. Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh tuyên bố kiểm soát không phận ở trên vùng đang tranh chấp tại Hoa Đông và thực thi sứ mệnh hạ cánh xuống mặt trăng.
Trung Quốc lớn mạnh để thách thức Mỹ như một cường quốc ở Thái Bình Dương, quan chức Mỹ nói, Bắc Kinh đang xâm nhập vào ngành quốc phòng của Mỹ theo những cách không chỉ làm hại tới hệ thống vũ khí mà còn cho phép nước này có được một số công nghệ tốt nhất và nguy hiểm nhất. Theo một báo cáo mật của Lầu Năm Góc hồi năm ngoái, tin tặc Trung Quốc đã giành được quyền tiếp cận các kế hoạch của hơn hai chục hệ thống vũ khí của Mỹ.
Tuy nhiên, việc chuyển lậu công nghệ như như những vi mạch chịu được bức xạ ra khỏi Mỹ có thể đặt ra thách thức tức thì hơn đối với quân đội Mỹ. Nếu Trung Quốc tấn công vào một kế hoạch chi tiết nhạy cảm, thì trước khi một vũ khí có thể ra lò họ đã có thể biết rõ về nó từ nhiều năm trước. Và khi vũ khí ra đời, Trung Quốc có thể dùng được ngay lập tức.
Bắc Kinh tuyên bố, nỗ lực hiện đại hóa quân đội của họ là công khai. "Trung Quốc chủ yếu dựa vào chính mình để nghiên cứu và phát triển, sản xuất", Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố. "Trung Quốc luôn tuân thủ các luật và hiệp định có liên quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ".
Việc Trung Quốc thường xuyên thu thập thành công các vũ khí Mỹ hoặc các bộ phận vũ khí thành công như thế nào hiện chưa rõ ràng. Các quan chức Mỹ nói, họ không biết, một phần do vấn đề này quá rộng và khó lần theo. Theo định nghĩa của họ, việc chuyển lậu trên thị trường đen rất khó kiểm soát và xác định. Khá nhiều lần, các công nghệ nhạy cảm của Mỹ đã được chuyển hợp pháp tới các nước bạn bè và ngay sau đó nó lại bị tái chuyển bất hợp pháp tới Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đặt ra một thách thức đặc biệt: Nước này vừa là đích đến lớn nhất cho các hàng hóa do Mỹ sản xuất được xuất hợp pháp tới các nước Bắc Mỹ vừa là đích đến thường xuyên thứ hai cho các công nghệ Mỹ bị xuất lậu. Một bản đánh giá dán nhãn mật 2010 của Lầu Năm Góc cho thấy, có sự gia tăng trong việc chuyển hợp pháp các sản phẩm công nghệ lưỡng dụng (vừa dùng được vào mục đích quân sự lẫn dân sự) sang Trung Quốc, một người trong cuộc cho biết.
Các sản phẩm công nghệ mà quân đội Trung Quốc tìm kiếm có xu hướng bị thu nhỏ và do đó khiến các đặc vụ biên phòng khó nhận biết, không giống như thuốc phiện. Vì thế, việc chuyển lậu các mặt hàng này không bị coi là xuất bất hợp pháp cho tới khi một ai đó cố xuất chúng.
"Khi bạn nghĩ tới chuyện có bao nhiêu giao dịch hợp pháp tới một nơi như Trung Quốc thì việc đó rất khó để lần theo", Craig Healy, một quan chức cấp cao của Bộ An Ninh Nội địa, lãnh đạo trực tiếp của trung tâm hành pháp về hàng xuất khẩu Mỹ cho hay.
Ước tính được công bố công khai của Mỹ về công nghệ vũ khí được vận chuyển lậu thường xuyên như thế nào hiện chưa hoàn chỉnh. Theo một tính toán của Ngũ Giác Đài, các câu hỏi đáng nghi mà các tổ chức liên quan tới Trung Quốc đặt ra cho các công ty sản xuất liên quan tới quốc phòng Mỹ tăng 88% trong một năm (2011 tới 2012). Chính phủ Mỹ sẽ không tiết lộ số các trường hợp để minh họa cho con số phần trăm trên.
Giới chức tình báo và quốc phòng Mỹ cho biết, dù giám sát chặt chẽ việc xây dựng lực lượng của Trung Quốc, họ tin rằng nước này vẫn tụt sau Mỹ ít nhất một thập niên..
Hãng Reuters đã phân tích biên bản tòa án, lấy từ 280 vụ buôn lậu vũ khí diễn ra từ 1/10/2005 tới 1/10/2013 cộng với phỏng vấn hàng chục nhân viên chống phổ biến vũ khí hàng loạt, xem xét hàng trăm tài liệu nội bộ của FBI, Bộ An ninh Nội địa và phòng Thương mại. Số các vụ bắt giữ liên quan tới chống phổ biến vũ khí hàng loạt đã tăng gấp 4 lần, từ 54 vụ vào 2010 lên tới 226 vào năm 2012, dữ liệu nội bộ cho thấy. Kể từ năm 2008, số các vụ điều tra về công nghệ vũ trụ liên quan tới Trung Quốc - như vụ điều tra kín chống lại một người đàn ông Oakland - đã tăng xấp xỉ 75%, nguồn tin hành pháp Mỹ cho biết. Kể từ cuối năm 2012, các đặc vụ liên bang cho biết, họ đã mở gần 80 cuộc điều tra liên quan tới vệ tinh, vũ trụ.
Lần theo dấu vết truy sâu vào mạng lưới ăn cắp công nghệ cao từ Mỹ của TQ
Trong công cuộc xây dựng lực lượng của mình, để tránh lệnh cấm và có thể thâu tóm những công nghệ quân sự mới nhất của Mỹ, Trung Quốc không chỉ dựa vào các điệp viên được huấn luyện kỹ càng. Bắc Kinh còn tuyển một đội quân không chuyên môn cực đông đảo.
Đơn đặt hàng xuất xứ gián tiếp từ chính phủ Trung Quốc và được ban ra dưới dạng những món hàng cần chuyển thông qua các công ty có quan hệ với Bắc Kinh.
Những người được tuyển để mua vũ khí và thiết bị hệ thống cho các công ty trên là các nhà khoa học, sinh viên và doanh nhân, những người dường như làm việc này vì tiền thay vì ý thức hệ.
Một quan chức Bộ An ninh Nội địa cho biết, Trung Quốc "làm ngập khu vực với những người mua" - một chiến lược làm cho các nỗ lực ngăn chặn dòng chảy vũ khí Mỹ về Trung Quốc gặp khó khăn.
Đặc vụ chống phổ biến vũ khí của Mỹ cho biết, vụ việc ở Oakland hồi năm 2011 là trường hợp điển hình trong số hàng chục vụ điều tra gần đây chống lại những người tìm cách sở hữu công nghệ hỏa tiễn và vũ trụ cho Trung Quốc.
Vụ điều tra Oakland bắt đầu vào mùa xuân năm 2011. Nhà sản xuất Aeroflex ở Colorado Spring, Colorado nhận được thư điện tử của một người đàn ông tự xưng là Philip Hope ở Oakland. Người này muốn mua hai loại vi mạch chịu được bức xạ (rad-chip), một loại lấy 112 cái và một loạt lấy 200 cái. Tổng số tiền phải trả cho đơn hàng này là 549.654 USD.
Ngay từ đầu, lá thư này đã gợi nghi ngờ.
Craig Healy, quan chức cấp cao Bộ An ninh Nội địa Mỹ, người chịu trách nhiệm trực tiếp với trung tâm quản lý hoạt động xuất khẩu Mỹ nói, các cá nhân và công ty mua các loại vi mạch như trên thường là khách quen - là các tập đoàn đa quốc gia thay vì khách vãng lai.
Những người bán của Aeroflex chưa bao giờ nghe danh Philip Hope hay công ty của nhân vật này "Sierra Electronic Instruments.”
Điều đáng nghi hơn tất thảy đó là, chỉ vài ngày sau khi đặt hàng, Hope đã gửi cho Aeroflex một tờ séc chi trả toàn bộ số tiền 549.654 USD. Việc này rất hiếm vì người mua thường chỉ đặt cọc, không ai trả toàn bộ số tiền trước khi nhận hàng.
Nhân viên Aeroflex hoài nghi đã liên lạc với ban điều tra của Bộ An ninh Nội địa (HSI)- đơn vị thuộc cơ quan hành pháp hải quan và di cư, có một văn phòng chống phổ biến vũ khí đặc biệt tại trung tâm công nghệ vũ trụ của Colorado Springs.
Dựa trên kiểm tra khẩn cấp, đặc vụ của HSI đã vẽ ra chân dung của Philip Hope. Người đàn ông này là dân Trung Quốc nhập cư có thẻ cư trú vĩnh viễn - tên là Philip Chaohui He, kỹ sư của tiểu bang California, được giao nhiệm vụ tham gia một dự án cải tạo cầu qua vịnh Oakland và San Francesco. Trụ sở của Công ty Sierra Electronic Instruments là một văn phòng có 1 phòng ở khu Chinatown.
Đặc vụ HSI kết luận, He mua vi mạch chịu được bức xạ hộ một ai đó. Một người rất giàu có, không thể mua vi mạch một cách hợp pháp. Có lẽ một ai đó ở Trung Quốc, có khả năng là Tập đoàn công nghệ và khoa học không gian Trung Quốc, đây là một công ty nhà nước, nắm trong tay hầu như toàn bộ các dự án quân sự và vũ trụ dân sự.
Quan chức của Aerospace Trung Quốc từ chối bình luận về vụ việc trên. Một quan chức tại chi nhánh của Aerospace tại Thượng Hải nói không biết gì về vụ mua bán của He.
Vi mạch mà He đặt mua của Aeroflex không phải là loại mạnh nhất trên thị trường và không thể tự vận hành một vệ tinh quân sự tinh vi. Tuy nhiên, theo ông Alvar Saenz-Otero, phụ tá giám đốc Phòng thí nghiệm hệ thống không gian thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nói: "Bạn sẽ không trả nhiều nhiều tiền để mua những con vi mạch đó nếu không có ý định dùng nó cho các vệ tinh lớn hơn. Vi mạch đó hợp với loại vệ tinh ở trong không gian trong một thời gian tương đối dài, và nó giống như các bộ phận nhỏ của một vệ tinh lớn hơn".
Bất chấp những lo ngại về việc vi mạch trên được dùng ở đâu và như thế nào, đơn đặt hàng 312 vi mạch của He không hề phạm luật.
Các vi mạch này có thể bán hợp pháp trong nước và với người nước ngoài muốn mua thì cần xin giấy phép của Bộ Ngoại giao. Các vi mạch này có thể không được phép xuất khỏi Mỹ để đưa tới một số nước nhất định, trong đó có Trung Quốc.
He yêu cầu gửi các vi mạch tới địa chỉ văn phòng ông ta ở Oakland, và như vậy, thỏa thuận mua bán này là hợp pháp. Nếu He cố mang các vi mạch sang nước ngoài, anh ta đã phạm luật.
Philip He working as an engineer on a Bay Bridge renovation project in October 2011 (left). At the time, he was the target of a Homeland Security sting, suspected of smuggling radiation-hardened microchips to China.
And after caught (right), moments after his arrest at the Port of Long Beach.(images and notes: REUTERS)
Các đặc vụ đối mặt với một câu hỏi then chốt xuất hiện trong hầu hết các vụ chống phổ biến vũ khí: Liệu có thể nhử nghi phạm vào tròng. Nếu như vậy, nó có đáng với những rắc rối phát sinh không.
Các chiến dịch bí mật là rất tốn kém, mất thời gian và nhiều rủi ro. Nếu các đặc vụ lấy các vi mạch ra nhử nghi phạm và đối tượng này tẩu thoát, các vi mạch này sẽ rơi vào tay Trung Quốc. Nếu giao vi mạch và giám sát đối tượng một cách chặt chẽ, He có thể dẫn họ tới một mạng lưới dính líu tới Bắc Kinh.
Ngày 28/7/2011, một nhân viên liên bang đóng giả làm tài xế của Chuyển phát nhanh liên bang tới văn phòng của He ở Oakland. Đặc vụ này giao cho vợ He một gói hàng chứa đơn hàng đầu tiên, 112 vi mạch. Đặc vụ bí mật này gắn một máy quay bí mật trên người và đã dùng nó để ghi hình văn phòng của He. Văn phòng có các túi ngủ và thảm trên sàn. Không có các thiết bị nghiên cứu vệ tinh.
Đặc vụ này rời văn phòng sau khi đã gài lại một thiết bị giám sát nhỏ. Trong 5 tuần tiếp theo, thiết bị cho thấy, thùng hàng chở vi mạch không bị di chuyển. Các đặc vụ Mỹ còn gài một máy quay bên ngoài cửa văn phòng, cài phần mềm gián điệp trên máy tính của He và giám sát mọi hoạt động của đối tượng này dựa trên định vị máy điện thoại. Tên của He cũng được cho vào danh sách giám sát tự động tại sân bay và các cửa khẩu biên giới.
Tuy nhiên, họ không có người để theo dõi He. He rời khỏi địa phương hôm 6/9, đáp máy bay tới San Diego và vượt qua biên giới ở Tijuana. Một ngày sau, đặc vụ Mỹ mới nhận được cảnh báo an ninh tự động và biết được He đã đặt vé từ Tijuana tới Thượng Hải vào buổi tối hôm đó. Đã quá muộn, họ đã để He lọt khỏi tầm tay.
Liệu Trung Quốc đã nhận được 112 vi mạch có thể dùng vào mục đích quân sự? Không có cách nào để đảm bảo điều đó. Các đặc vụ có hai lựa chọn lúc này: Bỏ vụ này hoặc gửi He lô hàng thứ hai và cố gắng bắt đối tượng này khi đang cố xuất nó.
Ngày 6/10, một đặc vụ kín giúp chuyển gói hàng thứ hai tới văn phòng của He, 200 vi mạch chịu được bức xạ. Một lần nữa, các đặc vụ lại chờ và theo dõi.
Hai tháng trôi qua mà không có dấu hiệu cho thấy He chuyển số vi mạch. Tuy nhiên, tới 10/12, thông báo tự động cho thấy điện thoại di động của He đang xê dịch, phía nam Oakland, có lẽ là tới Tijuana một lần nữa, sau đó, sẽ tới Trung Quốc.
Một ngày sau, qua nhiều lần di chuyển, các đặc vụ của HSI chặn xe của He và một người bạn. Họ phát hiện các vi mạch được chất đầy bên trong hộp sữa Similac của trẻ em. 200 vi mạch của Aeroflex (hình bên).
He bị bắt. Trong quá trình xét hỏi, He khai khởi nghiệp tại Oakland theo chỉ thị của một nhà môi giới đồ điện tử ở Thượng Hải, người đã hứa cho anh ta một căn nhà ở Trung Quốc vì sự giúp đỡ.
Tháng 9 vừa qua, He đã nhận tội tại một tòa án liên bang ở Colorado. Nhiều khả năng, P.He sẽ chịu án 46-57 tháng tù.
Tuy nhiên, số phận của chuyến hàng đầu tiên 112 vi mạch chịu được bức xạ hiện vẫn chưa rõ. Giới chức Mỹ nghi rằng nó hiện ở Trung Quốc hoặc đang ở trên một trong các vệ tinh của Bắc Kinh.