Trước tiên rằng Biển Đông là dầu: bản tin Energy Voice hôm Thứ Hai 13-10-2014 cho biết công ty quốc doanh CNOOC của Hoa Lục đã múc dầu lần đầu từ Biển Đông.
CNOOC có 100% quyền lợi trên giếng dầu Enping 24-2 ở Biển Đông, và độ nước sâu 86-96 mét. Hiện thời nơi đây có 2 giếng sản xuất 8,000 thùng barrels dầu/ngày, và dự kiến sẽ bơm tới 40,000 thùng/ngày vào năm 2017.
Bản tin không nói rõ vị trí giếng dầu có lẹm vào vùng biển VN hay không, chỉ nói là ở lòng chảo Pear River Mouth Basin của Biển Đông.
Trong khi đó, bài viết “Chinas Dangerous Game” (Trò Chơi Nguy hiểm của Tàu) của nhà phân tích Howard W. French trên báo The Atlantic hôm 13-10-2014 cho thấy một hiểm họa: Trung Quốc có nhiều lý do để tấn công quân sự Việt Nam.
Thứ nhất là vì nội bộ chính trị Trung Quốc bất ổn, và do vậy một cuộc chiến nhắm tấn công vào Việt Nam có thể đẩy lùi bất ôn nội bộ CSTQ vào tạm yên nghỉ.
Thứ nhì, trong khi tấm bản đồ 9 đoạn của TQ làm nhiều nước trong vùng Thái Bình Dương bất bình, hành vị TQ có thể xuất chiêu “giết gà để dọa khỉ.”
Có thê như thế chăng? Chúng ta chưa rõ, cũng khó tiên đoán. Nhưng bình luận gia French nói rằng diễn tiến chiến tranh giữa TQ và VN có thể sẽ dẫn tóới một cuộc thay đổi chế độ tại Hà Nội...
Có thê như thế không? Chúng ta khó hình dung các diễn tiến tương lai. Nhưng hiển nhiên là đang có nhiều thành phần tại VN thúc d8ẩy thay đổi chế độ, đòi hỏi Đảng CSVN chuyển sang dân chủ đa đảng...
Thực tế, chúng ta lo sợ rằng sẽ có một thành phần trong Đảng CSVN chấp nhận ký một hòa ước với TQ, hay có thể hiểu là một hiệp ước để Hà Nội đầu hàng Bắc Kinh, trao đổi hòa bình bằng nhiều nhượng bộ về lãnh thô và lãnh hải.
Nếu có như thế, cũng đúng là điêu TQ mong đợi. Ai sẽ chấp nhận kiểu bán nước lặng lẽ như thế? Phe Nguyễn Phú Trọng, hay phe Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta khó tiên đoán chỗ này, nhung đó là một kịch bản khả thể.
Trong khi đó, bản tin VOA hôm 13-10-2014, nhắc rằng Trung Quốc hôm thứ Sáu (10 tháng 10) đã thể hiện sự phản đối đối với Mỹ về quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, và gọi đây là hành động mang tính can thiệp và gây mất ổn định.
Lời phản đối xuất hiện trong một bài xã luận đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của chính phủ Trung Quốc.
Với lời lẽ cẩn trọng, bài báo gọi quyết định này của Mỹ “không phải là hành động hợp lý" và "rõ ràng là sự mở rộng sự can thiệp của Mỹ vào cán cân quyền lực trong khu vực."
Bài viết gọi chính sách này “mâu thuẫn trực tiếp với mục tiêu đã nêu của Mỹ trong việc duy trì hòa bình và ổn định, và sẽ cản trở sự phát triển của mối quan hệ Trung-Mỹ.”
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí cho Việt Nam kéo dài hàng chục năm nay. Động thái này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ nhằm giúp các nước trong khu vực Biển Đông tăng cường khả năng an ninh hàng hải của mình.
Bản tin VOA thêm: “Loan báo này được đưa ra giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội về vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, với việc Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua đưa một giàn khoan dầu vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố là đặc quyền kinh tế của mình.”
Một điểm khác của ván cờ cũng nên ghi nhận: báo Người Đưa Tin từ Hà nội trong một bản tin tưạ đề “Đảo nhân tạo ở Biển Đông không giúp TQ chiếm được thượng phong” cho biết theo một chuyên gia, trong một kịch bản khác ở Biển Đông, quân lực Mỹ có thể sẽ tấn công trước vào quân lực Trung Quốc.
The South China Sea is home to many overlapping claims of maritime rights, as shown on the map above. Since 2009, China has asserted exclusive rights to more than 80 percent of the sea, enclosed by a line (in red) sometimes called the cow’s tongue. The line has no international standing.
Người Đưa Tin viết:
“Dự án xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông có thể kích động một cuộc tấn công từ Hoa Kỳ, theo nhận định của trang Kanwa được điều hành bởi Andrei Chang hay còn gọi là Pinkov – một chuyên gia quân sự tại Canada.
Việc xây dựng đang diễn ra tại Johnson South Reef (Việt Nam gọi là Gạc Ma) có thể đặt ra một mối đe dọa cho tất cả các quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa gồm Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines.
Theo kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc, nước này có kế hoạch xây dựng một “tàu sân bay không thể đánh chìm” trong Biển Đông thông qua dự án cải tạo đất lớn hơn nhiều trong khu vực với 2 đường băng và hai cảng hải quân...
...Sau khi dự án hoàn tất, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và máy bay chiến đấu tới Biển Đông. Hai cảng hải quân có thể đón bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc trừ tàu Liêu Ninh. Máy bay H-6 sẽ đặt ra mối đe dọa thêm cho Hoa Kỳ và các đối tác an ninh trong khu vực Đông Nam Á. Với phạm vi hoạt động 6000 km và bán kính chiến đấu 1800 km, các máy bay này có khả năng vươn tới tận phía Bắc Australia.
Mặc dù Australia cách 3200 km từ Gạc Ma, nhưng H-6 có khả năng mang được tên lửa hành trình với tầm bắn 2000 km. Điều này có nghĩa là H-6 sẽ có thể tấn công tất cả các căn cứ của Mỹ tại Australia...”(ngưng trích)
Có thê như thế không? Mỹ có thể tấn công TQ trước không? Theo luật Hoa Kỳ, Tổng Thống Mỹ có quyền động binh khi khẩn cấp, và sẽ phúc trình với Quôc Hội sau.
Nhưng thử hình dung, khi Tổng Thống không giải thích được về tính khẩn cấp khi tấn công phủ đầu, ghế của Tổng Thống hẳn nhiên là khó giữ.
Còn nếu không tấn công bất ngờ, TT Mỹ phải xin phép Quốc Hội khi muốn tham chiến, thì chuyện này gần như không thể xảy ra, trừ phi Mỹ bị gây hấn trước.
Tóm lại, Tàu có thể đánh VN kiểu giết gà để dọa khỉ, và chuyển động nội bộ Hà Nội có thê làm thay đổi chế độ ở VN, mặt khác, Đảng CSVN có thể đầu hàng TQ trắng trợn để xin giúp giữ quyền lực.
Biển Đông quả là một kho tàng của dầu, và có thể sẽ là biển máu tương lai.
http://vietbao.com/p123a228127/bien-dong-dau-va-mau