Nội dung thư

Thursday, June 25, 2015

* Quốc hội thông qua sân bay Long Thành


2 giờ trướcChia sẻ
Phiên bỏ phiếu diễn ra sáng thứ Năm 25/6

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tỷ lệ tán thành gần 93%.

Trong phiên họp sáng thứ Năm 25/6, các đại biểu đã bỏ phiếu về chủ trương này.

Các báo Việt Nam cho hay trong số 461 đại biểu tham gia bỏ phiếu, có 428 ý kiến tán thành, 17 đại biểu không đồng ý, 16 người bỏ phiếu trống.

Khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ đôla). Đầu tư giai đoạn I là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ đôla).

Mức đầu tư giai đoạn I như vậy đã giảm nhiều từ dự kiến trước đây là 7,8 tỷ đôla.

Tỷ lệ bỏ phiếu tán thành cao cho thấy đồng thuận của các đại biểu Quốc hội cho "siêu dự án" này.

Quốc hội Việt Nam từng không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam khi đưa ra bỏ phiếu.
Gây nhiều tranh cãi

Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn.

Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.

Một quan ngại khác là “Báo cáo Đầu tư dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành” của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (cũng gọi là “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi”) bị một số chuyên gia cho là "quá sơ sài, thiếu và sai sót ở những phần quan trọng nhất".

Tuy nhiên việc Quốc hội thông qua chủ trương sân bay Long Thành nằm trong trông đợi vì quyết tâm chính trị, như trong thông báo Hội nghị Trung ương XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, ra hôm 7/5/2015.

Thông báo này có 5 nội dung, nội dung thứ tư là về sân bay quốc tế Long Thành, trong đó nói: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành, coi đây là Dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

***

Sân bay Long Thành 'đã trong quy hoạch'

24 tháng 2 2015Chia sẻ


Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói dự án sân bay Long Thành ‘đã nằm trong quy hoạch’ và sẽ đảm bảo theo đúng những gì đã chuẩn bị.

Ông Thăng được truyền thông trong nước dẫn lời nói “Bộ đã trình Quốc hội một lần cho ý kiến. Chúng ta phải tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong và ngoài nước, giải trình làm rõ để xây dựng được một dự án có căn cứ, có hiệu quả.

“Chúng ta không làm đối phó. Giải trình cho chính chúng ta làm, giải trình cho dự án tốt hơn, có chất lượng hơn, để khi chúng ta triển khai sẽ đảm bảo theo đúng những gì đã chuẩn bị và có hiệu quả”, ông Thăng nói.

Trong động thái có vẻ sẵn sàng cho dự án gây tranh cãi bấy lâu nay, ông Thăng đề nghị các cơ quan liên quan làm lại tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bình luận của ông Thăng được đưa ra tại cuộc họp sáng 24/02 bàn về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tại đây Chủ tịch Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Nguyễn Nguyên Hùng đã đề xuất tổng mức đầu tư “giai đoạn một” của dự án, 6,598 tỷ USD, giảm khoảng 1,2 tỷ USD so với dự kiến trước đây là 7,8 tỷ USD, theo Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Báo này cũng dẫn lời Bộ trưởng Đinh La Thăng mô tả điều ông gọi là “dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia, đã nằm trong quy hoạch và đã được công bố quy hoạch từ năm 2005.”

Được biết ông đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan trình Chính phủ dự án trong hôm nay 24/2.

Quốc hội Việt Nam từng không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam khi đưa ra bỏ phiếu.Sân bay Long Thành sẽ phải giành khách với Tân Sơn Nhất (trong hình)?
Gây nhiều tranh cãi

Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn.

Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.

Hồi tháng 10 năm ngoái một thứ trưởng Bộ giao Thông Vận tải Việt Nam đã phải gửi thư đến Đại sứ Nhật Bản xin lỗi vì sự cố ông đã "có nhầm lẫn khi đưa ra thông tin" về khoản vay 2 tỷ đôla mà ông từng nói phía Nhật sẽ cấp cho dự án này.

"Thời gian vừa qua, do tôi mới điều trị bệnh và đi làm lại, trong quá trình theo dõi chuẩn bị cho việc xin chủ trương xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, do có thông tin về một số nguồn có khả năng hỗ trợ tín dụng cho dự án này, vì vậy dẫn tới việc trong khi trả lời phỏng vấn tôi có phát biểu nhầm lẫn nói trên."

"Tôi thành thực xin lỗi Ngài Đại sứ và mong Ngài Đại sứ chuyển lời xin lỗi chân thành của cá nhân tôi với chính phủ và các cơ quan hữu quan của phía Nhật Bản”, thư ông Tiêu viết.

Trong bài viết ‘ Thực ảo hiệu quả dự án sân bay Long Thành’ độc giả Trà Trường viết:

“Chính phủ nên xem xét lại quy mô xây dựng sân bay Long Thành phù hợp với lượng hành khách tăng trưởng, cùng khai thác hiệu quả công suất của sân bay Tân Sơn Nhất và làm nền tảng cho xây dựng mở rộng đáp ứng nhu cầu thực tế với tình hình phát triển kinh tế xã hội đất nước sau này.”

****

Thực ảo hiệu quả dự án sân bay Long Thành
Trà TrườngGửi cho BBC từ Sài Gòn

20 tháng 10 2014Chia sẻ


Theo dự kiến ngày 22-10, dự án xây dựng và khai thác sân bay Long Thành - Đồng Nai sẽ được trình Quốc hội để xin chủ trương đầu tư.

Dự án này được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến 2025, được xây dựng với tổng mức đầu tư trên 7,8 tỉ USD, tương đương 164.000 tỉ đồng.

Từ năm 2017 đến năm 2025, sân bay Long Thành sẽ được thực hiện công suất thiết kế và đưa vào khai thác đón khoảng 25 triệu lượt khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Để trấn an dư luận và thuyết phục quốc hội, thu hút nhà đầu tư, luân chứng kinh tế kỹ thuật dự án này (Giai đoạn 1) được tính toán rất hấp dẫn bởi nó tác động tích cực đến kinh tế - xã hội với tỉ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) trên 22%.

Thực tế thì như thế nào?

Việc xây dựng mới sân bay Long Thành - Đồng Nai là quy luật, yêu cầu tất yếu cho tương lai, phù hợp phát triển kinh tế xã hội, khi công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất ở ngưỡng tới hạn. Hơn nữa sân bay ở xa khu vực thành phố Hồ Chí Minh dành cho chủ yếu là hành khách nước ngoài cũng góp phần khai thác cơ sở hạ tầng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía nam.

Công suất khai thác của nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là 20 triệu hành khách/năm. Năm 2013 đã có 20 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 9 triệu lượt hành khách quốc tế và 11 triệu lượt hành khách nội địa. Hiện vẫn đang đầu tư mở rộng lên quy mô 25 triệu lượt khách cho gói dự án có tổng mức là 2.311,2 tỷ đồng để đáp ứng tăng trưởng cho những năm tiếp theo.


Vấn đề đáng nói đến là hiệu quả đầu tư của dự án sân bay Long Thành - Đồng Nai nếu tính đúng, tính hợp lý thì lập luận hiệu quả tỷ suất hoàn vốn nội tại như tính toán là 22% - phải chăng là con số mơ hồ và ngụy biện

Vấn đề đáng nói đến là hiệu quả đầu tư của dự án sân bay Long Thành - Đồng Nai nếu tính đúng, tính hợp lý thì lập luận hiệu quả tỷ suất hoàn vốn nội tại như tính toán là 22% - phải chăng là con số mơ hồ và ngụy biện?

Với lượng hành khách, hàng hóa và tăng trưởng theo dự đoán cố định được chia sẻ cho hai nhà ga, thì không thể lấy số lượng chung đó tính hoàn vốn và lãi cho một nhà ga. Cũng có nghĩa việc tính toán hiệu quả kinh tế thời điểm song song cùng khai thác 2 sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành hợp lý nhất là khai thác hết công suất của sân bay Tân Sơn Nhất, sản lượng khai thác còn lại của sân bay Long Thành là giá trị hành khách tăng trưởng sau năm 2018 và tăng trung chuyển nếu có.

Tỷ lệ bình quân tăng trưởng hành khách nội địa cho nhiều năm cũng phải xem xét, khi hệ thống giao thông cao tốc đường bộ dọc cả nước đưa vào sử dụng, thuận lợi và giá thành của việc này cũng ảnh hưởng gây giảm không nhỏ, chưa kể tương lai sẽ phát triển các phương tiện vận chuyển khác bằng đường sắt có vận tốc lớn.

Tỷ lệ tăng trưởng hành khách quốc tế chủ yếu là khách du lịch, cũng phụ thuộc lớn vào đầu tư, chính sách, khuếch trương thu hút khách du lịch của chính phủ. Một đất nước còn nhiều chặt chém về giá cả dịch vụ, chính sách còn ràng buộc nhiều về “thuần phong mỹ tục” theo đức hạnh của Khổng giáo, chưa hình thành, tổ chức được một đường phố du lịch đi bộ về đêm cho người du lịch nước ngoài, chỉ biết trấn áp kinh doanh vỉa hè như con đường “phố Tây” Bùi Viện gần đây là một ví dụ.

Nhìn lại Thái Lan, sau nhiều năm tăng trưởng đến nay đạt được 45 triệu hành khách và 1,8 triệu tấn hàng hóa trên năm đối với sân bay Suvarnabhumi. Nhưng lượng hành khách du lịch 2013 đã lên tới 26,5 triệu du khách.

Việt Nam hiện tại đạt được 7,5 triệu du khách trên năm. Vậy thì tới bao giờ Việt Nam mới có được lượng khách quốc tế gấp hơn 3 lần hiện tại để phù hợp với số liệu tính toán hiệu quả khi đưa sân bay Long Thành vào khai thác.

Trong tính toán, tỷ suất nội hoàn của sân bay Long Thành lấy số liệu hành khách tăng trưởng dương bình quân theo năm. Nhưng thực tế nhìn lại vài năm gần đây không ít các nước trên thế giới có lượt khách quốc tế tăng trưởng âm.Du khách vào VN tăng nhưng chưa nhiều như các nước trong khu vực

Cụ thể khu vực Châu Á có Singapore, Ấn Độ năm 2012 và Trung Quốc năm 2013. Nếu Việt Nam rơi vào trường hợp như các nước đó liệu bài toán tính hiệu quả còn hợp lý không?

'Niềm tin chủ quan'

Giấc mơ sân bay Long Thành thành cảng trung chuyển quốc tế khu vực là phải cạnh tranh gay gắt với sân bay Chek Lap Kok (Hong Kong), Changi (Singapore), Suvamabhumi (Thái Lan) KLIA 1 và KLIA 2 (Malaysia) và thu hút thật tốt về du lịch… chứ không đơn giản là đếm cua trong lỗ để tính toán hiệu quả tỷ suất đầu tư...

Trước đây với ảo mộng xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong cạnh tranh với cảng PSA của Singapore, cảng Hong Kong với tổng vốn đầu tư khoảng 3,6 tỉ USD, kết quả dự án bị phá sản, thiệt hại giá trị đã đầu tư, ảnh hưởng kinh tế dân sinh khu vực đang là bài học nhãn tiền.

Việc bảo đảm tăng trưởng trong tương lai gần theo số liệu dự đoán chủ quan có lợi theo chủ định, tính toán sản lượng khai thác trùng lặp thì có thực là một dự án hiệu quả không?

Việc cam kết sẽ tự chịu trách nhiệm trả nợ vốn đầu tư dự án của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam từ nguồn vay lại ODA của Chính phủ cho là thật đi nữa, cũng nên hiểu rằng khi đầu tư dự án này không hiệu quả, phải trả nợ lấy từ nguồn khai thác tài sản khác của nhà nước - cũng là bất hợp lý.

Lấy lý do “qua các dự án hàng không đã được đầu tư và đưa vào sử dụng, ngành hàng không hoàn toàn có thể khẳng định tính hiệu quả của việc đầu tư sân bay Long Thành”, là chưa phân biệt được giá trị hữu hình, vô hình mà dự án đó đang lợi dụng, khác với một dự án xây dựng mới hoàn toàn trên những con số tính toán dự tính có nhiều sai lệch với giới hạn bởi thực tế về nhu cầu và cạnh tranh.

Tham nhũng trong việc xây dựng dự án này chắc chắn sẽ và phải có. Tham nhũng có thể sinh ra ở bất kỳ công đoạn nào, từ việc giao nhận thầu thiết kế, thi công, quản lý, mua sắm thiết bị, kiểm định, kiểm toán bố trí nhân sự… đó là điều mặc định.

Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam không phải đầu tư sân bay mà đầu tư các dự án khác thì cũng khó loại trừ được tham nhũng. Đặt nặng vấn đề tham nhũng cũng chưa phải là lý do để nghi ngờ tính khả thi của dự án này.

Phải chăng chính phủ nên xem xét chiều hướng khác, phù hợp với tăng trưởng lượng hành khách sân bay Tân Sơn Nhất cho nhiều năm sau, khai thác hiệu quả chất lượng hơn là số lượng, giảm lượng khách di chuyển nội địa vốn chiếm đa phần hiện tại, bằng cách đầu tư và kêu gọi đầu tư đường sắt khổ tiêu chuẩn với vận tốc 160-200 km/h cho nhiều giai đoạn.Sân bay Long Thành sẽ phải giành khách với Tân Sơn Nhất (trong hình)?

Vừa kết hợp phát triển kinh tế, xã hội đất nước hợp lý, bền vững, phát triển du lịch, dân sinh, chia sẻ khả năng khai thác hành khách quốc tế của hai sân bay còn lại.

Vừa tránh chồng chéo lượng hành khách có nhu cầu cố định, nhưng khi lập dự án phát triển nào về giao thông vận tải trong nước cũng đem vào làm cơ sở cộng với tăng trưởng để tính toán hiệu quả đầu tư.

Hoặc chính phủ nên xem xét lại quy mô xây dựng sân bay Long Thành phù hợp với lượng hành khách tăng trưởng, cùng khai thác hiệu quả công suất của sân bay Tân Sơn Nhất và làm nền tảng cho xây dựng mở rộng đáp ứng nhu cầu thực tế với tình hình phát triển kinh tế xã hội đất nước sau này.

Không nhất thiết bằng mọi giá phát triển kinh tế nước nhà trong hoàn cảnh nợ công hiện nay bằng cách phải cạnh tranh vận tải hàng không với các nước phát triển khu vực, khi họ đã xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại với công suất dự trữ lớn, đã có giá trị nền tảng chuyên nghiệp về thu hút du lịch, thu nhập bình quân đầu người cao và có nhiều lợi thế về chính sách kinh tế, xã hội, môi trường.

Đừng để một dự án cất cánh quá lệ thuộc vào niềm tin chủ quan. Đừng đưa sân bay Long Thành vào ván bài không cân sức với vận chuyển hàng không khu vực.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.