Nội dung thư

Friday, October 23, 2015

* Người già và người bệnh tại Mỹ & Medicare 2016



Trước hết nói về người già, người bệnh tật tại Việt Nam chẳng có gì ưu đãi và cũng chẳng có một chút gì về quỹ phúc lợi vì ngay trong cuộc sống hằng ngày, mọi sinh hoạt từ ăn mặc, khám bệnh, điều trị thuốc men, săn sóc sức khỏe mọi chi phí đều tự mình con cháu mình lo liệu lấy. Điều này ai trong chúng ta cũng hiểu quá rỏ nên xin miễn kể dài dòng.

Ở đây tôi xin nói nhiều về sự “ưu đãi” người già, người bệnh tật tại đất nước Hoa Kỳ. Sự ưu đãi không chỉ dành cho người Mỹ bản xứ mà còn áp dụng chung cho tất cả mọi sắc dân khác đang định cư hợp pháp, trong số đó có người Việt chúng ta.

Để được gọi là “người già” và người “bệnh tật” Tôi xin trình bày vài nét đại cương:

- Người già: Đúng 65 tuổi trở lên.
- Người bệnh tật: Người chưa tới 65 tuổi, nhưng bị bệnh nan y và được Bác sĩ chuyên môn hay được Hội đồng y-khoa xác nhận trên giấy tờ (hồ sơ bệnh lý).


Người già và người bệnh tại Mỹ, nếu xét thấy không còn đủ sức khỏe đi làm thì cứ việc làm đơn xin hưởng tiền trợ cấp xã hội (SSI). Đơn gởi lên sở xã hội địa phương nơi đang cư trú. Người bệnh gởi kèm theo hồ sơ bệnh lý (nếu không rành thì nhờ một luật sư lo giúp).

Chữ SSI (Supplemental security Income) là cụm từ dành để chỉ chung cho người già và người bệnh, không phải như một số người hiểu lầm người nào hưởng tiền SSI là người bệnh. Người già, người bệnh không đi làm (không đóng thuế) mà hưởng tiền trợ cấp xã hội thì đều gọi là tiền SSI. Tiền này chỉ được hưởng khi còn đang ở Mỹ, khác với người có đi làm (có đóng thuế) đến khi già về hưu thì tùy theo mức lương nhiều hay ít, nếu lương hưu nhiều hơn tiền già thì hưởng theo mức lương hưu, còn ít hơn thì sẽ cộng thêm tiền già vì tiền đó là tiền SSA (Social Security Adminitron) người hưởng tiền này thì dù ở Mỹ hay bất cứ đi đến nước nào cư trú thì số tiền (SSA) này sẽ được chuyển thẳng về cho người thụ hưởng ở nơi đó.

A/ Về trợ cấp xã hội: Tiền SSI dành cho người già, người bệnh đều bằng nhau, luật liên bang dành tiền xã hội cho khắp các tiểu bang đều bằng nhau, nhưng còn tùy theo mỗi tiểu bang, nếu có tiền thăng dư thì sẽ phụ cấp thêm. Riêng tại tiểu bang California cho hưởng trợ cấp xã hội tương đối cao nhất.

Hiện nay người già, người bệnh ở Cali được trợ cấp $712 dành cho một người và $632,50 nếu hai vợ chồng cùng hưởng SSI và cùng ở một địa chỉ. Người già hay người bệnh tật còn tùy mức độ già yếu hay độ tàn phế, nếu cần người săn sóc (take care) thì lại làm đơn xin và người take care hằng tháng sẽ được hưởng thêm một số tiền nữa khoảng $300 hay $400.

B/ Về nhà Housing: Đối với người già hay người bệnh, nếu không thích ở chung với gia đình con cháu thì lại xin và được cấp nhà (housing). Đây là hình thức giúp đỡ của chính phủ muốn trợ cấp để phụ trả thêm cho hơn 1/2 số tiền thuê nhà hằng tháng.



C/ Về thẻ y tế miễn phí. Có 2 loại thẻ:
- Người già: Được cấp thẻ Medicare (gồm 2 bậc A_B) thẻ này có giá trị sử dụng trong khắp các tiểu bang.
- Người bệnh: Dù chưa đến 65 tuổi, được cấp thẻ Medical. Thẻ medical chỉ sử dụng trong tiểu bang Cali.
Thẻ Y Tế miễn phí Medical hay Medicare về hình thức sử dụng tuy có khác nhau, nhưng tựu chung 2 loại thẻ này đều có giá trị:

- Đi khám Bác Sĩ không tốn tiền
- Đi mua thuốc theo toa Bác sĩ không tốn tiền (trừ 1 số thuốc Medical không đài thọ)
- Nằm điều trị tại bệnh viện: Không tốn tiền (kể cả ăn uống)


Ngoài ra người già, người bệnh ở Mỹ còn được hưởng thêm nhiều quyền lợi phụ khác, như những người lớn tuổi kể từ 60 tuổi trở lên có thể đến cơ quan Commodity Supplemental food Program For Seniors của địa phương ghi tên và cứ hằng tháng nhận lãnh phần quà thực phẩm 1, 2 thùng còn nguyên (gồm đồ hộp, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, phomát, noode soup...)


Người già, người bệnh còn được hưởng giảm giá mỗi khi đi mua sắm (tùy theo mỗi tiệm và tùy theo đến thời kỳ thuận tiện) người già và người bệnh đi đến đâu cũng được tiếp đón ưu tiên khi xếp hàng, lên xe, ngồi trong xe bus, người bệnh đi xe lăn còn dành cho lối đi riêng và nếu có thẻ Handicap khi đậu xe còn có parking dành riêng cho người có thẻ handicap.

Những người già, người bệnh còn được ưu đãi khi đi học. Hằng năm vào dịp ra trường, không thiếu gì những vị cao niên và tàn tật đi xe lăn lên nhận bằng đại học. Có lần người viết bài này đến đón con học tại trường đại học O.C.C khi tan lớp, đứng nhìn không phân biệt được giáo sư và học sinh vì học trò có khi còn nhiều tuổi hơn thầy giáo.

Người già và người bệnh ở cái xứ sở này được ưu đãi đầy đủ như vậy, thế mà còn có người than vãn, kêu ca thậm chí không tiếc lời nguyền rủa "tư bản bóc lột còn hơn cọng sản, đi làm khổ hơn cải tạo..." không thích và cứ đòi về VN ở. Tiện đây tôi xin trình bày một câu chuyện có thật 100%:
Tôi có một người bạn (sĩ quan HO) năm nay 68 tuổi, đã được hưởng đầy đủ quyền lợi dành cho người già từ 3 năm nay. Mỗi lần gặp tôi, người bạn này đều than van, chê trách cuộc sống ở Mỹ khổ quá, chán quá, buồn quá và cứ đòi về VN ở.

Cách đây 3 tháng vào dịp trước Tết ta, người bạn này đến chào và cho tôi biết lần này ông sẽ về VN ở luôn. Thấy vậy tôi chỉ còn biết khuyên nhủ anh bạn này nên cân nhắc kỹ để rồi có quyết định sáng suốt, vì tuổi già sống nốt quãng đời còn lại làm sao để khỏi làm phiền hà, khổ sở con cháu. Tôi cũng giảng giải cho anh bạn biết ở Mỹ người già như anh cũng đã được hưởng đầy đủ quyền lợi giống như người Mỹ bản xứ, nào tiền trợ cấp SSI, nào phiếu Y Tế miễn phí, nào nhà Housing, rồi hằng tháng còn được lãnh 1,2 thùng quà thực phẩm (Free) ăn không hết, thế mà anh cứ đòi về VN ở thì làm gì có được những quyền lợi phúc lợi xã hội như thế, nhất là ở chế độ Cộng Sản bây giờ, chẳng lẽ anh về VN ở rồi lại bắt con cháu bên này đóng góp gửi tiền về nuôi anh mãi, chưa kể những lúc bệnh tật ngặt nghèo hoặc khi nằm xuống lại bắt con cháu mua vé máy bay (cắt cổ) gấp về thăm hay phục tang, đứa về được thì bỏ cả việc làm, tốn kém không ít, đứa không về được thì ân hận, thật là cả một chuỗi phiền toái.

Thế rồi quanh đi quẩn lại, mới tháng trước đây tôi lại thấy người bạn ấy bò lại sang đây. Gặp lại nhau kỳ này, người bạn tôi hết than vãn và cám ơn tôi vì nhờ tôi giải thích nên khi về ở VN mới có 1 tháng là anh suy nghĩ và nay thì hết còn có ý định về VN ở nữa. Anh bạn tôi còn kể cho tôi biết về chơi thì không ai nói, nhưng mà về ở lại luôn thì bà con họ nhìn mình với cặp mắt khác thường nếu không phải hiểu là bị chê "ngu như con chó". Họ nói bao nhiêu người không riêng gì VN còn đang đêm ngày chạy đôn chạy đáo tìm đường đi Mỹ, trong khi đó người đang ở Mỹ thì lại đòi về VN ở.

Anh bạn tôi còn cho biết thêm mới thử hỏi việc nhập hộ khẩu mà công an cộng sản đã ra giá đòi một số tiền đô la lớn, cứ tình trạng này thì về sau có ở lại tụi nó cũng tìm cách móc túi hết vì biết rõ mình là Việt kiều hồi hương. Cũng may cho bạn tôi đi về VN có 1 tháng nên về lại Mỹ, tiền trợ cấp nhà housing chưa bị cúp.
Đây là câu chuyện có thật, tôi muốn viết ra đây để đồng hương chúng ta cùng suy nghĩ và hành động.


Cuối bài xin kết luận: Được hưởng như vậy là quý lắm rồi, thử nghĩ xem nước Mỹ có nợ nần gì với mình không? xin cứ nhìn lại những người già, người bệnh tật thân nhân của mình còn ở bên VN thì mới thấy được ở Mỹ là thế nào.

Xin cám ơn đất nước Hoa Kỳ, đất nước có tự do, dân chủ, đất nước đã dành sự ưu đãi người già, người bệnh cho chúng tôi.



Văn Tiến Bình
._,_.___







Năm tới, tiền social security sẽ không tăng xu nào, bảo hiểm Medicare sẽ tăng từ $104 lên $159,

http://www.nbcnews.com/business/retirement/retirees-face-double-social-security-medicare-whammy-next-year-n405186


Retirees Face Double Social Security-Medicare Whammy Next Year
by Mark Miller, Reuters



CHICAGO - Retirees are facing a double whammy next year: no inflation adjustment in their Social Security benefits and a whopping 52 percent jump in certain Medicare premiums.
The Medicare premium hikes will hit only 30 percent of beneficiaries: those who are not protected from a "hold-harmless" provision in federal law that prohibits any premium hike that produces a net reduction in Social Security benefits.
But the increases suggest strongly that the recent trend of moderate healthcare inflation is ending.
Social Security changes Final figures for 2016 will not be available until the fall, but the recent annual report of Social Security's trustees projects that there will not be any cost-of-living adjustment (COLA) next year.
The COLA is determined by averaging together third-quarter inflation as measured by the Consumer Price Index for Urban Wage Earners and Clerical Workers. Inflation has been flat due to collapsing oil prices.
The forecast underscores the need for a better gauge of the healthcare inflation that disproportionately affects seniors. Advocates have argued for years that an alternative, the Consumer Price Index for the Elderly, would do just that.
Retirement Crisis: 29 Percent of Older Americans Have No Savings, GAO Says

advertisement
If that index had been used from 1985 to 2014, Social Security benefits last year would have been 6.5 percent higher than they are today, according to an analysis by J.P. Morgan Asset Management.

The healthcare front Healthcare inflation has been quiet lately - annual growth in total Medicare spending averaged 4.1 percent from 2010 to 2014, compared with 9 percent from 2000 to 2010 - even though the number of enrolled beneficiaries rose.
But renewed cost pressures are pointing toward much higher Medicare premiums starting next year, according to the Medicare trustees' annual report.
Consider the monthly premium for Part B (outpatient services), which has stayed at $104.90 for the past three years. The Medicare trustees projected that the premium will jump 52 percent, to $159.30 for beneficiaries who are not protected by the hold-harmless provision.

advertisement
The Best U.S. Cities for Retirement
That would include anyone enrolled in Medicare who is not yet taking Social Security benefits due to a decision to delay enrollment. It also would include new enrollees in Medicare next year. (The increase also would be applied to low-income beneficiaries whose premiums are paid by state Medicaid programs).
High-income retirees - another group that is not protected by the hold-harmless provision - also will be hit hard if the trustee projections hold. Affluent seniors already pay more for Medicare Part B and also Part D for prescription-drug coverage.
This year, for example, higher-income seniors pay between $146.90 and $335.70 monthly for Part B, depending on their income, rather than $104.90. The Medicare trustees now project that to jump even more.
"When you combine it all, it's looking pretty ugly," says Sharon Carson, a retirement strategist at J.P. Morgan Asset Management.

advertisement
Higher costs for the affluent look like a trend that could accelerate further. The recently passed "doc fix" legislation (which corrects long-standing problems with reimbursement rates to physicians) shifts a higher percentage of costs to higher-income seniors starting in 2018. Seniors with incomes of $133,000 to $160,000 would pay 65 percent of total premium costs, rather than 50 percent today. Seniors with incomes between $160,000 and $214,000 would pay 80 percent, as they do today.
"Congress will probably go back to that well again," predicts Carson, and she thinks one possible outcome will be lower income thresholds.

More impacts Medicare premiums are not the only area where seniors may feel the impact of impending healthcare inflation.
The median healthcare cost for a 65-year-old in 2014 was $4,400, according to recent J.P. Morgan research; the firm expects those costs to rise at an annual rate of 6.1 percent over the next 20 years, to $17,000 at age 85 (the costs include Medicare Part B, Part D, and Medigap premiums, out-of-pocket expenses, and vision and dental services.)
If you want to be prudent in your retirement planning, Carson advises assuming inflation of 7 percent going forward. Coping strategies include keeping at least some portion of your portfolio in equities well into retirement, and taking steps to minimize ordinary income, with an aim to stay out of the high-income premium surcharge brackets.
"The common wisdom is to withdraw money from the IRA or 401(k) last," says Carson. "But doing some of that in the early years - or doing some Roth conversion - can help."

Got a news tip? Email nbctips@gmail.com.

Mark Miller, Reuters
Topics Retirement, Aging, Business News, Consumer, Lifestyle, Personal Finance
First Published Aug 6 2015, 12:02 pm ET
Next Story Debt-Locked: Student Loans Force Millennials to Delay Life Milestones