Friday, January 2, 2015
* So Sánh Mỹ Và Trung Cộng
Bạch Phạm
December 30, 20140 Bình Luận
Có nhiều người so sánh Mỹ và Trung Cộng (TC) (Trung Hoa-theo chế độ Cộng Sản) và kết luận TC cũng là một “đại cường quốc”, nhất là về quân lực (military power).
Theo ông Vi Anh, viết trên Viêt Báo Online ngày 17/02/2014 thì nền kinh tế của Mỹ đã suy xụp trong khi kinh tế của TC đang phát triển; TC “đã đạt được và sản xuất chiến đấu cơ, hàng không mẩu hạm, phi cơ không người lái, hoả tiễn siêu thanh có thể bắn tới Washington DC…”.
(http://vietbao.com/p123a217433/2/my-coi-chung-tut-sau-tc)
Những so sánh đó không những có nhiều sai lầm mà tác giả lại không đề cập tới nền văn minh và tự do. Văn minh là nền tảng cho những phát minh; và tự do là môi trường căn bản để những phát minh đó thành hình.
Đây là sự thật:
Nước Mỹ rộng 9.826.961 km2, đứng hàng thứ ba trên thế giới. TC 9.596.961km2, đứng hàng thứ tư. Theo CIA Factbook thì vào tháng 7 năm nay (2014), dân số nước Mỹ có 318.892.103 người, đứng hạng thứ tư trên thế giới, và TC 1.355.692.103 người, đứng hàng đầu thế giới.
HIẾN PHÁP
Nước Mỹ dành độc lập cách đây 231 năm (1783), và bốn năm sau đó hiến pháp ra đời. Đến năm 1791quốc hội mới chấp thuận nhập thêm10 điều khoản bổ sung cho hiến pháp. Mười điều khoản nầy còn được gọi là Quyền Công Dân hoặc Dân Quyền (Bill of Rights), liệt kê quyền của dân như tự do ngôn luận, tự do tín ngưởng, cấm chánh phủ không được xét người và tịch thu tài sản của dân khi không có lý do chính đáng, trái hình luật (unreasonable search and seizure-criminal law). Sau Bill of Rights thì từ đó đến nay chỉ có thêm 17 điều khoản bổ sung. Điều khoản cuối cùng đưa ra năm 1798 nhưng đến năm 1992 quốc hội mới chấp thuận. Điều khoản nầy chỉ định việc lên lương của quốc hội.
Mỹ chỉ có một hiến pháp. Nó rất đơn giản, chỉ có 7 điều khoản và dài tất cả 4 trang. Trang thứ năm là lá thơ chuyển (transmittal letter) và trang thứ sáu liệt kê 10 điều khoảng bổ sung Dân Quyền.
Học sinh Mỹ học hiến pháp từ tiểu học, vì thế tất cả công dân Mỹ đều biết hiến pháp và coi đó là Luật Nước (Law of the Land). Dân Quyền đối với tất cả công dân Mỹ rất quan trọng, như không khí, thức ăn và nước uống. Bất cứ ngườii dân nào nếu cảm thấy chánh phủ vi phạm hiến pháp và xâm phạm đến Dân Quyền của mình đều có thể khiếu nại đến Toà Án Liên Bang (Federa Court). Nếu không đồng ý quyết định của toà, họ có thể chống án đến Tối Cao Pháp Viện (U.S. Supreme Court).
TC đả lập quốc gần 5.000 năm. Hiến pháp của TC đã được viết nhiều lần. Lần cuối cùng với 138 điều khoản được ban hành vào năm 1982. Tuy nhiên, đến năm 2005 TC vẫn còn tiếp tục sửa đổi hiến pháp. Mặc dù đã được thay đổi và sửa chữa nhiều lần, hiến pháp của TC vẫn còn là một bí mật đối với dân. Hơn nữa, TC không có một cơ quan hành chánh nào có trách nhiệm thi hành hiến pháp. Hiến pháp của TC cũng có ghi những quyền căn bản của dân, nhưng trên thực tế thì TC là một chánh phủ Cộng Sản, không khác gì những quốc gia Cộng Sản khác trên thế giới. Chánh phủ TC không phải để phục vụ cho dân, mà trái lại, cai trị dân theo chánh sách độc tài. Họ dùng vũ lực cưỡng bách và hiếp đáp dân, cô lập dân khỏi những nước tự do, và duy trì sự hiểu biết của dân cho thấp kém để dễ cai tri. Tất cả những người dân TC một khi đã phát biểu ý kiến -mặc dù dưới hình thức bất bạo động- trong nước đều bị đàn áp. TC không có tự do báo chí. Thí dụ điển hình là ngày 13 tháng 3 năm nay TC đã bắt ông Huanh Qi, chủ nhiệm, và 3 người làm viêc cùng một trang mục 64 Tianwang trên mạng (website) vì họ đã đăng tin hai vụ phản đối chánh phủ xảy ra ở Tiananmen Square. Vụ thứ nhất là cách đó mấy hôm có một người tự thiêu để phản đối chánh quyền, và vụ thứ nhì là có người lấy mực bôi lên một bàn tay trên bức tranh của Mao Trạch Đông treo ở Tiananmen Square. Xin nói rõ, trang mạng 64 Tianwang không liên quan gì đến hai vụ nầy, mà chỉ tường thuật những sự việc đã xảy ra mà thôi.
(http://www.theguardian.com/world/2014/mar/13/china-arrests-citizen-journalists-reporting-tiananmen-square).
Nước Mỹ không hoàn hảo, nhưng tất cả những thiếu sót, sai lầm của chánh phủ đều được phanh phui cho công chúng biết và chánh phủ sau đó phải có những biện pháp thay đổi, sửa chửa.
NỀN VĂN MINH
Nói về văn minh, phát triển kinh tế và khoa học thì chỉ trong vòng 10 năm sau khi Nội Chiến chấm dứt vào mùa Thu 1865 thì nền kỹ nghệ của Mỹ vùng lên mạnh mẽ. Ngoài viêc bành trướng đường xe lửa và những kỹ nghệ đã có, còn khai phá thêm lọc dầu, hãng sắt, điện.
Theo lịch sử của TC thì TC có nền văn minh lâu đời nhất thế giới (gần 5,000 năm). Trước thế kỷ thứ 19, xã hội và nền kinh tế của TC được coi là tân tiến nhất trên thế giới. Theo báo South China Morning Post đăng ngày 4 tháng 5, 2014, và Travel ChinaGuide.com thì TC có Bốn Chế Biến Vĩ Đại (Four Great Inventions): Địa bàng, kỹ thuật in, thuốc súng và làm giấy. Tuy nhiên, qua bao triều đại, TC không theo kịp Cách Mạng Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) và bắt đầu suy xụp.
Nhiều người nhìn vào mức tiêu thụ những sản phẩm công nghệ chẳng hạn như dầu lửa, sắt thép cho những công trình kỷ nghệ của TC hiện nay thì nghĩ là nền kinh tế cùa TC đang phát triển. TC đang phát triển. Nhưng thật ra, tất cả những công trình kỳ nghệ hóa, xây cất đường xá, hãng xưởng, hệ thống điện nước, liên lạc, vv… mà TC đã và đang làm mấy năm gần đây thì Mỹ đã hoàn tất gần cả thế kỹ nay rồi.
So sánh tất cả mọi phương diện thì Mỹ là một nước tiến bộ nhất thế giới (the most advanced country in the world). Trong khi đó, thì TC là một nước đang phát triền (a developing country).
Mọi người còn nhớ sử kiện 30 tháng Tư, 1975 và những năm sau đó, khi mấy triệu dân miền Nam Việt Nam đi tìm tự do thì chỉ cần đi bộ cũng đã qua đến TC mà có ai thèm tìm sống ở TC. Họ vượt biển khơi để đi tìm tự do ở những nước khác mặc dù biết rõ trăm ngàn hiểm nguy như hải tặc Thái Lan, mưa bảo, đói khác đang đợi chờ. Hầu hết mọi người đều muốn đi định cư sang Mỹ, một nước cách xa nửa vòng trái đất.
Một bằng chứng hiển nhiên khác là hiện tại ở những nước Á Đông và nhất là Việt Nam, có nhiều người đủ điều kiện mà bao nhiêu đã gởi con qua TC để du học? Trong khi đó theo báo Washing Post thì trong niên khoá 2012-2013, Mỹ đã chấp nhận 819,644 học sinh du học từ những nước khác trên thế giới. Trong số đó, 28% (235,000) học sinh du học từ TC. Hầu hết những người trí thức, thuộc thành phần thượng lưu bên TC đều được tốt nghiệp ở những trường đại học bên Mỹ.
(http://www.washingtontimes.com/news/2013/nov/11/most-foreign-exchange-students-in-us-come-from-chi/?page=all)
Theo lịch sử thế giới, trong khi những nhân tài của Mỹ được 353 giải Nobel thì TC được chỉ có 8 giải. Thế giới coi Nobel là giải thưởng vinh hạnh nhất, dành cho những người đứng đầu những khám phá hoặc nổ lực về văn hoá hoặc khoa học để làm gương hoặc có ích lợi cho nhân loại.
KINH TẾ
Hiện nay Mỹ có nền kinh tế lớn nhất, mạnh nhất, và tân tiến nhất thế giới.
(https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/us.html)
Theo thống kêcủa Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) thìsốtiền thu nhập trung bình hàng năm mỗi đầu người của TC tính theo năm 2013 làUS $3.006, chỉbằng một phần nhỏcủa dân Mỹ, US $42.693.
(http://www.nasdaq.com/article/china-average-disposable-income-up-81-in-2013-20140223-00095).
Tuy nhiên, 98.99% dân TC làm chưa tới US $370 một năm. Đây làmức thâu nhập tối thiểu màchánh phủTC đãxác định. Dưới US $370 thìhọcoi làthuộc vào tầng lớp “nghèo khổ”(poverty level). Trong khi đó, theo xãhội của Mỹthìmột người độc thân làm dưới $11.490 một năm hoặc một gia đình cóbốn người màlàm dưới US $23.550 thìmới thuộc vào lớp “nghèo khổ”. Điều đáng đểýnhất làđa sốdân Mỹthuộc tầng lớp nghèo khổđều được chánh phủvànhững cơquan từthiện của tôn giáo, cộng đồng hoặc tưnhân giúp đởđểcóđủthức ăn, quần áo vàtiền đểchi trải những nhu cầu cần thiết mỗi ngày. Đa sốngười nghèo ởMỹcũng cóxe hơi, vànhửng tiện nghi trong nhànhưvôtuyến truyền hình (TV), tủlạnh, vv…
Theo ông Jonah Goldberd viết trên USA Today ngày 1/11/2011, thì vào lúc đó có cả mấy trăm triệu dân của TC chỉ làm được một hai dollars một ngày. Nhất là nhiều người ở vùng Hefei, thuộc miền Đông TC, làm lao công xây cất nhà cửa, chỉ làm được khoảng $90 dollars một năm. Ông ta còn nói 40 triệu người bên TC vẫn “còn sống trong hang…Mặc dù nhà họ có điện nhưng nền nhà bằng đất, nên so sánh với lối sống của người Mỹ thì họ vẫn còn ở trong hang…”
Ông Goldberd nói so sánh một cách dễ hiểu hơn, nước Mỹ với lãnh thổ rộng tương đương với TC, cũng có bao nhiêu thành phố và số người giàu và nghèo bằng TC. Bây giờ cộng thêm một tỉ người làm ruộng: Đó là TC.
Nói về phương tiện di chuyễn thì theo World Factbook, CIA tính đến cuối năm 2013 TC có tổng cộng 507 phi trường. Trong khi đó thì Mỹ có trên 25 lần, 13.513 phi trường. Và TC có 47 bãi đáp cho phi cơ trực thăng trong khi Mỹ có 5.287.
Cũng theo Factbook CIA, so sánh với TC Mỹ có gần gấp đôi đường bộ, và gần gấp 3 lần đường rầy xe lửa. TC có 86.000 km đường rầy xe lửa, trong khi Mỹ có 224.792 km. Đều đáng để ý nhất là Mỹ dùng đường rầy xe lửa đễ chuyên chở hàng hoá, nhưng TC coi đó là phương tiện di chuyễn người.
Nhiều người đã xem phim Chuyến Xe Lửa Về Quê Cuối Cùng (The Last Train Home). Đây là phim do ông Lixin đạo diễn, Daniel Cross và Mila Aung-Thwin sản xuất, đã chiếm 5 giải thưởng ưu hạng trong trong loại phim Tài Liệu trong năm 2009 và 2010.
Phim nầy diễn tả cảnh 130 triệu người đã phải bỏ quê tìm việc làm ở thành phố nay tìm phương tiện trở về quê ăn Tết. Trong nhiền năm qua, cả thế giới đã nhìn thấy cảnh di dân lớn nhất của nhân loại nầy. Cảnh biển người hỗn loạn, tranh lấn, đánh lộn, dành giựt nhau ở nhà ga xe lửa để mua vé và lên xe lửa về quê rất kinh hồn. Đây là một nhận xét chứng tỏ cuộc sống của dân TC vẫn còn đang trải qua giai đoạn rất khó khăn; phải từ bỏ nông thôn để ra thành thị sống chui rúc tìm miếng ăn manh áo.
QUÂN LỰC
Nói về quân lực thì phải nói đến hàng không mẫu hạm (HKMH). Mỹ đã hoàn tất và xử dụng tất cả 68 HKMH. Cho tới năm nay thì Mỹ đã cho về hưu 56 chiếc, còn 10 chiếc đang xử dụng và 2 chiếc để dự phòng. Ngoài ra, Mỹ còn đang đóng thêm 3 chiếc.
Trong khi đó, trên 40 năm nay TC đã có tham vọng có được một chiếc HKMH nhưng vẫn chưa được. Từ năm 1985 TC đã mua tấc cả 4 chiếc HKMH của những nước khác đã cho về hưu: 1 chiếc (HMAS Melbourne) của Úc Đại Lợi, và 3 chiếc (Minsk, Kiev và Varyag) của Nga (trước đây là Liên Sô).
Mặc dù TC mua chiếc HMAS Melbourne năm 1985, nhưng cho đến năm 2002 mới tháo ra hết những bộ phận để bắt đầu tu bổ. Còn hai chiếc Minsk và Kiev thì TC đã hoàn tất tu bổ để hiện nay trở thành hai … bảo tàng viện/nơi giải trí nổi cho du khách.
Đặc biệt nhất là chiếc Varyag, khi Liên Sô tan rả chiếc HMKH nầy thuộc về Ukraine, mặc dù công trình xây cất đến năm 1992 vẫn chưa hoàn tất nhưng phải bỏ cuộc. Sau mấy lần đưa lên bờ và hạ thủy, đến tháng 9 năm 2012 chiếc nầy được đổi tên là Liaoning. Tuy nhiên, chiếc “HKMH” nầy chỉ được dùng với mục đích “huấn luyện”. Lúc đó TC tuyên bố là trong vòng khoảng 4 đến 5 năm chiếc HKMH mới nầy sẽ được trang bị đầy đủ để thành một HKMH chiến đấu.
Vào tháng 7 năm nay (2014), Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng của Mỹ, Ông Chuck Hagel có viếng TC vì lúc đó TC đang tăng cường quân lực ở Biển Đông, hà hiếp những nước láng giềng nhỏ bé, yếu đuối hơn TC, trong đó có cả Việt Nam. Theo yêu cầu của ông Hagel, TC có cho ông ta xuống tham quan chiếc HKMH nầy. Sau đó ông Hagel có khen những thuỷ thủ và sĩ quan rất “chuyên nghiệp”. Đó là một lời khen rất lịch sự vì những trang bị trên chiếc HKMH nầy vẫn còn trong thời kỳ ấu trỉ. Trong khi Mỹ đã xây được mấy chục chiếc HKMH và những HKMH nầy đã chiến đấu khắp vùng biển trên khắp hoàn cầu thì TC còn đang tập cất cánh và đáp phi cơ xuống một chiếc HKMH duy nhất nầy.
Hiện nay TC vẫn còn ước vọng có được HKMH nên đã theo đuổi muốn mua thêm mấy chiếc cũ của Pháp, Nga, và Tây Ban Nha.
So sánh những phương diện quân lực khác thì TC có 1.500 chiến đấu cơ trong khi Mỹ có hơn gấp đôi, 3.318. TC có 9,000 xe tăng, Mỹ có 8.725 chiếc. TC có 15 chiếc tàu chiến đấu trong khi Mỹ có 2 chiếc. TC có 250 đầu đạn nguyên tử, Mỹ có 7.700. Tuy nhiên, những chiến đấu cơ, tàu chiến, và xe tăng của Mỹ đều được trang bị những bộ phận và vũ khí tối tân nhất thế giới.
TC và Mỹ đều có những hoả tiễn bắn xa trên 11,138km. Đó là khoảng cách giửa Hoa Thịnh Đốn và Bejing. Tuy nhiên, chỉ có Mỹ có thêm những phi cơ không người lái, có thể dội bom, bắn súng, hoặc chỉ dùng để thu thập tin tức tình báo.
Nhiều người so sánh Mỹ và TC nhưng không nhìn vào những thực tế phủ phàng. Điển hình là cách đây mấy năm TC bán thức ăn cho chó bên Mỹ, chó ăn xong nhiều con bi bịnh chết. Đồ chơi làm cho trẻ con chơi lại sơn những loại sơn có chất chì (lead), khiến một số trẻ con Mỹ bị bịnh. Trong vòng mấy năm gần đây người Mỹ, nhất là Việt Kiều đã tẩy chay những thức ăn nhập cảng từ TC vì thiếu vệ sinh hoặc pha trộn những hoá chất mà không nghĩ đến nguy hại cho người mua.
Cách đây hơn 45 năm, Mỹ đã đưa người lên mặt trăng và mang họ trở về trái đất an toàn cách. Đến nay vẫn chưa có nước nào làm được việc đó. Trong khi đó, hầu hết những chiểc phi cơ trong hệ thống hàng không dân sự của TC vẫn còn phải mua của Mỹ. Mỹ đã có xưỡng làm xe hơi cách đây hơn 120 năm, và xe hơi Mỹ đã bán khắp thế giới. Trong khi đó, TC đến nay vẫn chưa có khả năng để làm một chiếc xe hơi nào xứng đáng đễ cạnh tranh với Mỹ hoặc những nước Âu Châu. Máy vi tính (computers), ipads, của Mỹ đã trở thành một nhu cầu trên mọi lãnh vực trong cuộc sống của hầu hết các nước trên thế giới thì TC vẫn chưa có khả năng chế ra một điện thoại cầm tay ra hồn. Trong khi Mỹ đang có những phát minh đễ tu bổ cuộc sống con người thì TC tiếp tục xuất cảng rất nhiều hàng hoá khắp thế giới. Tuy nhiên đa số hàng hoá đó là quần áo rẻ tiền, những vật dụng trong nhà thí dụ như giày dép, chiếu, đồ chơi trẻ con lặt vặt. Ngoài ra, TC nổi tiếng trên thế giới là chuyên môn đợi Mỹ hoặc những nước văn minh khác làm được món nào rồi làm giả tạo, tung ra thị trường đễ lường gạt người mua,
Khi nói vế nền văn minh, điều quan trọng phải nhận xét nền văn minh của quốc gia nào đã đóng góp được gì cho nhân loại. Nước nào giúp cho các nước nghèo yếu hơn mình phát triễn, và khỡi xướng hoặc tham gia những chương trình viện trợ nhân đạo khi họ cần giúp đở lúc có biến cố nhân tạo hoặc thiên tai. Trong khi Mỹ có lòng nhân đạo giúp những nước nghèo đói trên thế giới thì TC lại dùng sức mạnh tấn công và chiếm đất của những nước láng giềng.
Quốc gia văn minh không chiếm đất nước khác.
Bạch Phạm
24 tháng 12, 2014
http://www.vietthuc.org/so-sanh-my-va-trung-cong/