Nội dung thư

Tuesday, April 8, 2014

* Có Phải Đây Là Bổn Cũ Soạn Lại ?

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Chẳng có gi thay đổi trên những bản chất chiếm đoạt của con người. Những cuộc chiến tranh từ Việt Nam qua Trung Đông rồi Trung Đông đến Việt Nam tất cả đều thể hiện bản chất chiếm đoạt của các đại cường quốc trên thân phận của các quốc gia nhược tiểu.
Bài viết này là do sự lượm lặt tin tức cũng như tìm hiểu sự diễn tiến đã xảy ra trong biến cố tại Ukraine để đưa ra một sự suy diễn của chính cá nhân tác giả chứ không căn cứ trên bất cứ một nguồn gốc nào khi bài viết mang nhan đề là Có phải Mỹ đang soạn lại bổn cũ
Tháng 5/2013 một sự kiện "lấp lửng" tình báo tiết lộ tài liệu mật giám sát toàn cầu của chính quyền Obama do Edward Snowden đã làm thế giới rất chú ý và quan tâm
Edward Snowden sinh ngày 21/6/1983 tại thị xả Elizabeth thuộc tiểu bang North Carolina. Theo báo cáo ban đầu Snowden lớn lên tại NC, đã từng có một thời gian tham gia Quân lực Hoa Kỳ. Snowden đã có lần làm việc bán thời gian với cơ quan An Ninh Quốc gia (NSA) và sau đó đã có công việc với cơ quan Tình báo Mỹ (CIA)
Trong thời gian làm việc tại công ty Booz Allen Halminton ở Hawaii, Snowden đã thu thập những tài liệu mật của chính phủ Hoa Kỳ trong ý dịnh phổ biến tin tức mật này ra trước công luận. Trước hết Snowden đã liên lạc với bà Laura Poitra một người đã từng được đề cử giãi Oscar trong công việc dự trử tài liệu của bà. Sau đó, Snowden công khai liên lạc với các nhà báo như Glenn Greenwald của cơ quan truyền thông The Guardian và Barton Gellman ( tờ The Washington Post ) vào tháng năm 2013. Những tin tức của chương trình NSA đã được tung ra trong ngày 06 tháng 6 năm 2013 ; ba ngày sau đó , Snowden đã chạy trốn đến Hong Kong để tránh cánh tay dài của luật pháp Hoa Kỳ .
Chính quyền Hoa Kỳ đã buột tội Snowden và đã thâu hồi chiếu kháng(ví sa) cho nên khi Snowden bay đến sân bay bay quốc tế Sheremetyevo của Moscow (??) thì đã không còn chiếu khán để bay đến nơi khác theo dự định. Vì thế, chính quyền Nga đã cho Snowden tạm trú tại Nga trong thời gian một năm.
5 tháng sau "biến cố Snowden", tại Ukraine bắt đầu nổ ra những cuộc biểu tình chống đối Tổng Thống Viktor Yanukovych khi ông này không chịu ký thỏa thuận liên kết chính trị và thương mại tự do với Liên Minh Châu Âu mà lại chọn mối quan hệ gần gũi với Nga hơn
Trong khi đó Nga lại dùng chiêu bài tuyên truyền chống lại liên minh thỏa thuận giữa Liên Minh Âu Châu và Ukraine vì Nga vẫn còn hy vọng xây dựng lại một Liên minh của các quốc gia thuộc Liên Sô cũ
Biến động tại Ukraine sau biến động "lấp lửng gián điệp" của Snowden đã cho tôi sự liên tưởng về ông Bernard Falls trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Ông Bernard Falls là một phóng viên nỗi tiếng về lịch sử, chiến tranh, khoa học chính trị và cũng là một chuyên gia đặc sắc về vấn đề Đông Dương trong hai thập niên 1950 và 1960.
Bernard Falls sinh tại Úc ngày 19 tháng 11 năm 1926 nhưng sau đó gia đình ông di chuyển qua Pháp. Ở đây Bernard Falls đã gia nhập quân đội Pháp trong thế chiến thứ hai
Năm 1950 ông du học tại trường Đại Học Syracuse ở New York rồi tới trường đại John Hopkin tại tiểu bang Maryland và từ đó ông định cứ tại Hoa Kỳ .
Sau đó chuyến đi của tác giả "Con đường buồn hiu" (Street without joy) của ông Bernard Falls vao nam 1963 qua thăm Hà Nội về thì Mỹ quyết định đem quân vào bảo vệ Ðông Nam Á. Bởi qua ông Bernard Falls Mỹ đã biết vị trí của Hồ Chí Minh, một tay sai của CS Nga sô sẽ xâm lăng Nam Việt Nam để thực hiện mộng bá chủ hoàn cầu của Nga Sô theo vết dầu loang.
Cũng trong chuyến đi này ông Bernard Falls đã biết Cộng sản Hà nội sẽ dùng chiêu bài tôn giáo để gây chiến tranh ở VN, trong khi đó thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không thỏa thuận cho Mỹ đổ quân nếu không có một hiệp ước song phướng.
Bởi không có hiệp ước song phương thì Mỹ muốn bức bỏ Việt Nam bất cứ lúc nào mà không cần phải giãi quyết những ràng buột. Chính ông Bernard Falls cũng không thích TT Ngô Đình Diệm trên điều kiện hiệp ước Song Phương này. Bernard Falls đồng ý việc đổ quân gấp rút của Hoa Kỳ vào VN, nhưng TT Ngô Đình Diệm là trở ngại do đó chúng ta hiểu tại sao Mỹ phải thanh toán TT Ngô Đình Diệm qua tay một lũ côn đồ .
Ngày 21 tháng 2 năm 1967 Bernard Falls đã bị tử vong trong khi xe của ông và một nhiếp ảnh gia của Thủy Quân Lục chiến Hoa kỳ di chuyển trong tỉnh Thừa Thiên bị trúng mìn. Ông để lại một vợ và 3 ngừơi con gái .
Trở lại chuyện Edward Snowden khi tiết lộ tin tức bí mật của an ninh quốc gia Hoa Kỳ thì trong trang internet Wikidia cũng đã cho rằng sự việc tiết lộ tin mật này cũng giống sự tiết lộ tin tức mật ở Ngũ Giác Đài của ông Daniel Ellsberg
Ông Daniel Ellsberg sinh tại Chicago vào ngày 07 tháng 4 năm 1931. Cha mẹ ông là người Do Thái. Ông lớn lên ở Detroit, và theo học trường Cranbrook ở Bloomfield Hills. Mẹ ông đã muốn con trai mình trở thành một nghệ sĩ dương cầm nhưng sau đó ông ngừng chới piano sau khi cả cha mẹ lẫn em gái ông chết trong một tai nạn xe cộ
Sau đó ông được học bổng theo học trường đại học Harvard và sau khi ra trường đổ hạng Bình ông tiếp tục theo học tại University Cambridge rồi lại trở về đại học Ha rvard. Năm 1954 ông tham gia huấn luyện quân sư trong hai năm ở ngành Thủy Quân Lục Chiến. Đến năm 1959 ông trở thành một nhà phân tích chiến lược của Công TY RAND ở Santa Monica thuộc tiểu bang California
Như chúng ta đã biết năm 1968 chiến tranh tại VN đã đi vào cao đô. Mỹ một mặt phải hổ trợ chiến trường Nam VN (cửa ngỏ của Đông nam Á) , mặt khác phải chạy đua với siêu kỹ thuật vũ trang để cuối cùng Nga phải thất bại khi thả chiếc tiềm thủy đỉnh K129 vào biển Thái Bình Dương
TIỀM THỦY ĐỈNH K129: NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA NGA SÔ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH.
Ngày 24-2-1968 ( năm CSVN cho Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân). Chiếc tiềm thủy đỉnh của Nga mang số K129 có mang đầu đạn hoả tiễn nguyên tử, phát xuất từ Hải Sâm Uy (Vladivostok) ở miền cực đông Nga sô, trực chỉ về hướng đông của Thái Bình Dương. Nhiệm vụ của K129 là phải đạt được mục tiêu, tiến gần đến Mỹ chừng nào tốt chừng đó, nhất là ở Hạ Uy Di để Nga sô có thể uy hiếp Hoa Kỳ bằng hỏa tiễn nguyên tử. Cho dù Hoa Kỳ có muốn bảo vệ hoà binh thì cũng không dám tấn công Nga. Chiếc tiềm thủy đỉnh có mang nguyên tử K129 có 98 thủy thủ của Nga sộ. Khi chiếc tiềm thủy đỉnh K129 của Nga tiến dần vào mục tiêu của Thái Bình Dương, cả nước Mỹ báo động, tình báo Hoa Kỳ báo động. Nhưng trước lòng biển cả mênh mông Hoa Kỳ có đi tìm chiếc tầu ngầm K129 đã lặn sâu dưới biển cũng lại là một vấn đề.
Biển mênh mông và xa vắng. Lệnh báo động đã được ban hành. Toàn bộ Ngũ Giác Ðài và Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ chuẩn bị ứng chiến để tiêu diệt K129. Họ chăm chú vào biển cả theo dõi bất cứ một động tịnh nào.
Một khuyết điễm của K129 là mỗi ngày phải chạy trên mặt nước 12 tiếng để charge bình điện. Có lẽ vì vậy mà K129 đã bị theo dõi và tấn công? Khi K129 tiến dần đến cách bờ biễn Hoa Kỳ khỏang 1200 dặm về phía Tây Bắc Hạ Uy Di, 12 ngày sau khi xuất phát thì gặp tai nạn.
Một tiếng nỗ làm lũng sườn tàu và chiếc K129 chìm rất nhanh, đâm thẳng ở độ sâu 4 dặm. Vì chìm quá nhanh, nên K129 đã không kịp báo động hay kêu cứụ Bộ Tư Lệnh tối cao Nga Xô đã không biết việc gì đã xảy ra cho K129. Người Mỹ thì giữ hoàn toàn im lặng. Im lặng của biển sâu. Họ làm như hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra. Trong khi đó Nga sô không có tin tức rõ ràng về việc K129 đã bị tấn công như thế nào ?.
Nga sô mòn mỏi chờ đợi nhiều ngày, nhưng vẫn chỉ là một sự im lặng không hồi âm... Sau đó Nga sô ra lệnh cho Ðô Ðốc Nga ông Valentin Betz, chỉ huy một hạm đội gồm 11 chiến hạm nhẹ đi theo hướng ra đi không trở vễ của K129. Sau 6 tuần lễ tìm kiếm K129 vẫn biệt vô âm tín. Hạm đội Nga đã trở về tay không? Nga bảo vệ bí mật tầu ngầm và hỏa tiển của họ rất chu đáo. Nhưng trong thâm tâm Nga vẫn nghi ngờ Mỹ, cho dù Mỹ có làm ra vẽ không biết một điều gì... Nga cũng đã thấm thía trọn vẹn sự thất bại của mình. Nga vẫn mang nỗi hoài nghi về Mỹ qua chiếc tiềm thủy đĩnh K129?
Bởi trong chiến tranh lạnh cũng cần nói đến chiến tranh kỹ thuật. Ai nắm được kỹ thuật của ai về vấn đề nguyên tử hay tầu ngầm tức là kẻ đó đã thắng. Quí vị có thể đọc them ở (The Amazing Story Of K129) trong internet
Ðầu tuần tháng 3/1968. Nga thấm thía nỗi mất mát Tiềm Thủy Ðĩnh K129 trong khi đó ngày 20/3/1968 Tổng Thổng Johnson cử Ðại tướng Wheeler đi thăm chiến trường VN. Ngày 31/3/1968 tổng tấn công tết Mậu Thân của VC hoàn toàn bị tiêu diệt. Quân đội đồng minh Mỹ và VNCH chiếm lại thành phố Huế sau 30 ngày thất thủ.
Tuy TT Johnson đã đọc một bài diễn văn tuyên bố chấm dứt oanh tạc Bắc Việt vô điều kiện. Tổng Thống Johnson kêu gọi Anh Phap can thiệp để mở cuộc hoà đàm nhưng Nga vẫn không chịu. Hơn nữa, lúc bấy giờ Mỹ lại ưu đãi cho CS Bắc Việt rất nhiều điều kiện như việc Ðinh Bá Thi và phái đoàn CSVN vào LHQ quan sát . Trong khi đó,Nga nghĩ rằng Mỹ đã vồ được chiếc tiềm thủy đỉnh K129 với kỹ thuật đầu đạn nguyên tử, nên giả đò hàng ở VN để có cơ hội rút quân ra khỏi vũng lầy chiến tranh VN
Mỹ đã đọc được sự suy nghĩ của Nga nên đã dàn dựng không biết bao nhiêu chiến thuật như những tài liệu của CIA trong bước đầu tiên loan tin Mỹ thua trận. Những tài liệu này đã được dàn dựng trong vụ gián điệp Trương Đình Hùng và cô Yung Krall qua sự báo cáo của Đinh Bá Thi ở New York
KGB đã đặt vấn đề nghi ngờ về tài liệu của Đinh Bá Thi cung cấp qua Trương Đình Hùng. KGB cho rằng chỉ có những ngừơi trong Ngũ Giác Đài mới có thể có những tin mật đó còn cô Yung Krall là ngừơi phía bên ngoài trong khi Trường Đình Hùng là kẽ móc nối thì làm gì mà có được tài liệu mật.
Đọc được sự suy nghĩ của Nga, Mỹ biết ngay. Vì thế mà câu chuyện Tiến sĩ Daniel Ellsberg , một phân tích gia Quốc Phòng Hoa kỳ và đã từng làm cố vấn trong Ngũ Giác Đài bất thần tiết lộ tin tức mật của Ngũ Giác Đài. Những tài liệu của Ngũ giác đài có nhiều phần tương tự với tài liệu của Trương Đình Hùng giao cho Đinh Bá Thi. Ông Ellsberg tuyên bố ông phải tiết lột tài liệu mật của Ngũ Giác Đài vì lòng yêu nước Mỹ và không muốn Mỹ sa lầy tại VN. Những tài liệu ngũ giác đài do ông Ellsberg chuyển ra đã gây nên sôi nỗi trong phong trào phản chiến và dân chúng sẽ buột Mỹ phải rút quân tại VN. Chính vì vậy Nga đã để cho VC ngồi vào bàn hội nghị Ba Lê 1973 để Mỹ tháo chạy khỏi VN trong danh dự.
Ngày 26 tháng 4 năm 1973 Daniel Ellsberg bị thẩm phán tòa án là ông William Matthew Byrne, Jr. tuyên án Daniel Ellsberg về tội ăn cáp tài liệu mật và có thể bị kết án 115 năm .Nhưng đến ngày 11 tháng 5 năm 1973 tất cả tội lỗi của Daniel Ellsberg đã được trắng án
Hiện nay Edward Snowden cũng đang bị chính quyền Hoa Kỳ buột tội nhưng mai đây khi tất cả các quốc gia ly khai Nga sô không còn sợ hãi trước sự thâu tóm của Liên Bang Nga sô nữa và Snowden nếu có trở về nước. Không biết vụ án Snowden có được dísmmiss như Daniel Ellsberg đã được trắng án ngày nào..
Điều đáng xót xa nhất là các quốc gia nhược tiểu như Việt Nam như Ukraine đều là những sân khấu cho các đại cường quốc diễn tuồng Mỗi một lần Mỹ muốn "tìm hiểu Nga sô đang mánh mung điều gì" là mỗi lần máu và nước mắt của con dân các quốc gia nhược tiểu liên quan sẽ đổ chan hòa trên đất nước ho.
Áp bức Ukraine và thâu tóm Crimea đã nói lên bản chất chiếm đoạt và độc tài của con người cộng sản cho dù Nga Cộng Tầu Cộng hay Việt Cộng. Vì lẽ đó cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không bao giờ tin chúng sẽ thay đổi .

Tôn Nữ Hoàng Hoa
Viết trong ngậm ngùi của tháng tư đen 2014
7/4/2014