Nội dung thư

Wednesday, April 16, 2014

* Kỳ Thị Hay Không Kỳ Thị

Vấn đề kỳ thị chủng tộc là chuyện rất bình thường ở đâu cũng có hết.
Là người Việt sống tại hải ngoại chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi vấn đề nầy. Tuy nhiên sự kỳ thị có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nạn nhân hay không cũng còn tùy thuộc một phần lớn vào thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người.
Người Việt Nam mình có kỳ thị hay không? Mỗi người chúng ta hãy tự trả lời lấy.

Chánh phủ các nước tư bản Tây phương như Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ và Canada v.v... đều có đề ra chánh sách và luật lệ hẳn hoi cấm kỳ thị về sắc tộc, về chủng tộc, về màu da, về tín ngưỡng, về phái tính, về tình trạng cơ thể, về khuyết tật, về khuynh hướng tình dục (gay,lesbian)... Đây là một vấn đề có tính cách chánh trị.

Luật là như thế tuy nhiên trong thực tế đời sống hằng ngày vẫn còn có kỳ thị trong xã hội, nhưng nó rất kín đáo và rất tế nhị hư hư ảo ảo.

Là người Việt Nam định cư trên đất khách quê người khó có ai mà không bị kỳ thị đôi lần bằng cách nầy hay bằng cách khác. Có thể đó là những bài viết, là hí họa trên báo (trường hợp bức hí họa của New York Post đối với TT B. Obama), câu nói chơi, nói đùa( joke) bâng quơ của người bạn da trắng đồng sở làm, là thái độ của người bán hàng, của người chủ hãng lúc ta đến xin việc làm, của anh cai trong nhà máy, hoặc của người chủ nhà lúc ta ngỏ ý muốn mướn apt của họ, của cảnh sát viên hay của một cơ quan chánh phủ lúc tuyển dụng nhân viên v.v...Nạn nhân biết chắc hoặc có cảm giác là mình đã bị kỳ thị nhưng khó có thể trưng ra được bằng cớ nào có thể xác nhận dược hành động nói trên.

New York Post

Obama chimpanzee caricature sparks outrage

February 19, 2009, 14:07

A newspaper cartoon published by the New York post has sparked controversy in the United States. In the caricature, President Barack Obama was compared to a violent chimpanzee which was shot and killed by police. Civil rights leaders and African-Americans have condemned the cartoon and with some calling it racist

Dường như những di dân da màu chẳng hạn như những người đến từ Phi Châu và Haiti thường dễ bị và kỳ thị hơn người Á Châu da vàng.

Gần đây chánh phủ Canada vì lý do chánh trị có đề ra một số chánh sách có vẻ hơi ưu đãi người di dân da màu và những người gốc “thiểu số thấy rõ” (minorité visible) như người Á Châu, Nam Mỹ v.v...nên cũng sanh ra nhiều sự suy bì và ganh tị từ phía một số người bản địa da trắng. Bởi vậy người da trắng cho rằng họ cũng phải gánh chịu sự kỳ thị. Đây là loại kỳ thị nghịch đảo (Reverse racism, racisme à l’envers).

Kỳ thị có thể thiên hình vạn trạng. Nó có thể được biểu lộ qua những điều kiện tuyển dụng nhân viên, qua hành động, cách đối xử, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, lời nói, giọng nói hay thậm chí là bằng cách vô ngữ (non verbal) nghĩa là không cần phải nói ra thành tiếng nhưng mình vẫn biết là họ đang kỳ thị mình.

Tại Canada nếu bị kỳ thị thì mình với tư cách là nguyên cáo có thể lôi người ta hoặc chánh phủ (bị cáo) ra tòa dựa vào Luật Canadian Charter of Rights and Freedoms (dịch nôm na là Luật về Nhân Quyền và Tự Do Canada). Nếu muốn làm cho ra lẽ, chơi tới cùng thì như thế đó nhưng thủ tục cũng rất phiền phức, mất thời giờ và tốn kém...

Là một công dân, theo hiến pháp mình có quyền chỉ trích và phê phán việc làm của chánh phủ, kể cả luôn của các cấp lảnh đạo quốc gia mà không sợ bị trù ẽo, bị đì, bị “bắt đi làm việc” hay đi tù như ở các xứ độc tài, không có tự do, không có dân chủ và không có nhân quyền như các xứ mà tất cả mọi người đều biết rõ.

Quyết định nhận Canada làm quê hương, chúng ta cũng như con cháu chúng ta trong những thế hệ tiếp nối có quyền và phải có những bổn phận đối với quốc gia nầy như các người Canadian da trắng vậy.

Nét đặc thù của Canada là một quốc gia đa văn hóa gồm rất nhiều lớp người di dân đến từ khắp các nơi trên thế giới (Âu Châu, Á Châu, Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh...).Tuy thế chánh phủ Canada cũng phân chia người dân ra làm hai nhóm chánh, đó là “thiểu số thấy rõ” visible minority (người Á Châu, Phi Châu, Nam Mỹ v.v..) và “thiểu số không thấy rõ”non visible minority (người da trắng white và thổ dân Indian Canada mà họ gọi là aboriginal).Chắc các bạn cũng hiểu tại sao rồi.

Các đơn xin passeport, xin việc làm trong cơ quan chánh phủ, xin tiền già... thường đòi hỏi mình phải kê rỏ gốc gác mình, đẻ ở đâu và từ đâu đến...

Vấn đề thật sự là thời gian, có kẻ đến lâp nghiệp trước và có người đến sau mà thôi.

Kỳ thị chủng tộc trong chính trường Hoa Kỳ

*Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh-Câu chuyện kỳ thị
http://vietbao.com/a183010/cau-chuyen-ky-thi

Cụ Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, 92 tuổi đời, 64 năm làm báo đã nêu lên vấn đề kỳ thị trong chính trường Hoa Kỳ như sau:

“Cuộc bầu cử Tổng Thống vào cuối năm nay 2012 sẽ rất gay go. Nhưng nếu nhìn qua hình ảnh cuộc họp về “Tình trạng Liên bang”, người ta thấy vấn đề tình cảm con ngưòi đối với con người đã nổi bật, vượt trên cả tiền tài và đam mê danh vọng. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho tương lai của nước Mỹ và tất cả những ai từ xa đến định cư để chọn nơi này làm quê hương.

Riêng tôi, tôi có một chút kết luận nho nhỏ như sau: Chúng ta đã bước sang đến năm thứ 12 của Thế kỷ 21. Trong 11 năm vừa qua của Thế kỷ mới này, sự biến chuyển của tình hình thời sự quốc tế đã diễn ra quá mau lẹ hơn bất cứ thời đại nào khác trong quá khứ.

Sự diễn biến đó không phải do hành động hay máy móc tân kỳ tạo thành, mà thật ra là do bộ óc tức trí tuệ của con ngưòi sống trên Trái Đất này đã phát minh ra.

Không có óc suy tư sáng chế làm sao có kỹ thuật nẩy sinh? Kỹ thuật đó lại phải đi đôi với một yếu tố vô cùng quan trọng là lương tri, tức lương tâm và đức độ của con người.

Và do đó trong các cuộc tranh chấp chính trị giữa con người với con người như ở nước Mỹ tiên tiến ngày nay, điều tối kỵ là nạn kỳ thị đủ mọi loại, đủ mọi cấp: kỳ thị tôn giáo, kỳ thị mầu da, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị chủng tộc. Khi còn bất cứ sự kỳ thị nào, chế độ sẽ hết tự do dân chủ mà chỉ còn là một chế độ độc tài đảng trị. (Ngưng trích-Vietbao 01/26/2012).

+Nhà báo lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đã qua đời tháng 8 năm 2012 tại thành phố San Jose California, đại thọ 92 tuổi.

Tác giả nói thẳng với người Canada.

Tác giả với tư cách là một người Canada gốc Việt muốn nói lên những điều suy nghĩ của mình về vấn đề kỳ thị chủng tộc (racism) qua bài viết song ngữ C’est une question d’attitude-It’s all a matter of attitude)

Bài đã được đăng tải trong bản tin Bulletin du Comité de diversité của Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada vùng Quebec, Canadian Food Inspection Agency (CFIA) vào tháng 11, 2006.

Diversity is me, you and the others !

Le bulletin du Comité diversité du Centre opérationnel du Québec

La diversité c’est moi, vous et les autres! Novembre 2006

Volume2, No 2

C’est une question d’attitude

Par Dr Thuong Chanh Nguyen

Vétérinaire, 39D Berthierville
http://www.advite.com/questiond'attitude.htm

It’s all a matter of attitude

By Dr Thuong Chanh Nguyen
http://www.advite.com/matterofattitude.htm

Tóm tắt:

…Chúng ta ganh tị. Đó là bản năng bảo vệ, đặc biệt là khi quyền lợi cá nhân bị đe dọa…Chúng ta thấy, cảm nhận, và phán xét thái dộ của người khác qua thành kiến và cái “vô minh” (ignorance) của mình...

Là di dân thuộc thế hệ thứ nhứt, chúng tôi ý thức rằng mình phải đối mặt với các khó khăn tại quốc gia tiếp nhận. Đó chỉ là lẽ thường tình trong cuộc sống mà thôi. Chúng tôi là đầu cầu cho những thế hệ tiếp nối tiến lên. Hy sinh thêm một chút nữa cũng chẳng nề hà gì.

Hy vọng với thời gian cùng một thái độ bao dung của mọi người, ba trăm năm sau thì tình hình sẽ trở nên tốt đẹp thêm hơn..

Tất cả đều tùy thuộc vào thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người mà thôi.(C’est une question d’attitude-It’s all a matter of attitude by Dr Thuong Chanh Nguyen)

Video: Le visage caché du racisme au Québec (bộ mặt thật của vấn đề kỳ thị tại Québec)
http://www.youtube.com/watch?v=Fsti--9Uyl4

VẤN ĐỀ KỲ THỊ TẠI VIỆT NAM

Mời các bạn xem bài dưới đây mới thấm thía …

Bao giờ hết cảnh người Việt chê bai, kỳ thị nhau
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/bao-gio-het-canh-nguoi-viet-che-bai-ky-thi-nhau-2954343.html

“Người nước ngoài sẽ nghĩ sao về đất nước của chúng ta, nếu họ biết được những người dân của đất nước ấy cũng đang chê bai, cười cợt chính mảnh đất mà họ đang sống?

“Thời gian gần đây, người Việt thường có xu hướng thích chê bai và kỳ thị lẫn nhau. Tôi không còn nghe thấy những lời nói tự hào về đất nước của mình, không còn được nghe những câu động viên, khích lệ nhau cùng cố gắng, cùng cải thiện vấn đề nữa.

Mới nói đến đây, nhiều người sẽ vội vàng kết luận: “Người Việt chỉ thích nghe người khác khen thôi”.

Phải, ai cũng thích được khen chứ không riêng gì người Việt. Tất nhiên chê bai không hoàn toàn là xấu. Thế nhưng chúng ta cần hiểu rõ chê bai để thức tỉnh, để người khác nhận ra cái sai và khắc phục vấn đề hoàn toàn khác với việc chê bai theo cái nhìn tiêu cực, bỏ mặc và thờ ơ của nhiều người hiện nay.

Mới đây nhất khi đọc bài Những cái xấu không đáng tự hào của người Việt Nam hay bài Bốn chuyện lạ trên đất nước Nhật Bản, tôi đọc được rất nhiều những nhận xét tiêu cực của độc giả. Thay vì nói chúng ta hãy cùng nhau học tập những đức tính ấy của họ thì mọi người lại rôm rả cười cợt: “Người Việt mình có 1000 năm nữa cũng không làm được” hay “Người Việt mà, cái gì cũng nhất, xấu hổ thật”.

Người nước ngoài sẽ nghĩ sao về đất nước của chúng ta nếu họ biết được chính những người dân của đất nước ấy cũng đang chê bai, cười cợt chính mảnh đất mà họ đang sống?...” (Ngưng trích Điêp Lê VnExpress)

BỊ KỲ THỊ: Nỗi buồn người Việt phải giả danh thành người… Nhật

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/111794/noi-buon-nguoi-viet-phai-gia-danh-thanh-nguoi----nhat.html

“…Thế nhưng có một sự thật phũ phàng hơn, là trên chuyến bay của hãng Vietnam Airline, lượt đi khi nhân viên chào tôi bằng tiếng Nhật, tôi đáp lại tôi là người Việt thế là từ phút ấy về sau nhân viên luôn lạnh lùng, có hỏi gì thì cũng trả lời cộc lốc, trong khi những người bên cạnh tôi luôn được chăm sóc đặc biệt. Thế là ở chặng về, tôi chủ động nói tiếng Nhật, các bạn chắc cũng đoán được điều tôi muốn nói rồi nhỉ!...” (Ngưng trích Theo Vietnamnet-)

Montreal, tháng tư 2014